Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, văn hoá thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 38 - 40)

* Giao thông:

31

+ Đường giao thông bộ có: Tỉnh lộ Tây Thanh Hóa từ xã Yên Nhân đi qua khu bảo tồn đi Nghệ An dài 15 km, kết cấu đường nhựa và tuyến đường giao thông ven hồ chứa nước Cửa Đạt dài 3,435 km, kết cấu đường nhựa.

+ Đường giao thông thủy nội địa trên hồ chứa nước Cửa Đạt: Bắt đầu từ bến thuyền Cửa Đạt đi các tuyến Nghệ An, đập phụ Dốc Cáy, đập phụ Hón Can với tổng chiều dài 43 km.

- Hệ thống trục giao thông chính ở xã vùng đệm Khu bảo tồn có: Tỉnh lộ 507 từ thị trấn Thường Xuân đi qua các xã Lương Sơn, Yên Nhân, Bát Mọt với chiều dài 70 km, trong đó: Kết cấu đường nhựa từ thị trấn Thường Xuân đi qua trung tâm xã Yên Nhân dài 52 km; kết cấu đường đất, đá cấp phối từ Yên Nhân đi cửa khẩu Bản Khẹo, Bát Mọt dài 18 km; tỉnh lộ mới 519 từ thị trấn Thường Xuân đi qua các xã Xuân Cẩm, Vạn Xuân dài 29 km kết cấu đường nhựa; tỉnh lộ Tây Thanh Hóa từ huyện Lang Chánh đi qua xã Yên Nhân đi Nghệ An, với chiều dài 26 km (trong đó đi trong khu bảo tồn là 15 km kết cấu đường nhựa.

Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc đi lại cho các tour du lịch sinh thái đến các điểm du lịch.

* Hệ thống cấp điện: Hệ thống 18 trạm biến áp; hơn 73,5 km đường dây hạ thế; 19,6 km đường dây cao thế được lắp đặt, đi qua địa bàn các thôn, đem nguồn điện sáng đến các hộ gia đình của 05 xã vùng đệm. Trong đó các điểm thôn Vịn, xã Bát Mọt; thôn Hang Cáu, xã Vạn Xuân, thị trấn Cửa Đạt; thôn Tiến Sơn 2, xã Xuân Cẩm đã được đầu tư các trạm biến áp, đây là cơ sở kết nối điện lưới vào các phân khu chức năng, điểm du lịch phục vụ du lịch sinh thái Khu BTTN Xuân Liên.

* Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc của các xã vùng đệm Khu bảo tồn: Hiện trạng có 06 trạm bưu điện (trong đó 05 trạm bưu điện nằm ở trung tâm các xã, 01 trạm bưu điện Cửa đạt , hệ thống cột thu phát sóng viễn thông đã lắp đặt 12 cột (của 02 nhà mạng Vinaphone và Viettel , được đặt tại

32

một số thôn vùng đệm Khu bảo tồn. Tuy nhiên phạm vi vùng phủ sóng khá hẹp do chia cắt địa hình bởi núi cao, nhưng đây cũng là cơ sở để Khu bảo tồn kết nối và xây dựng hệ thống thông tin liên lạc trong vùng quy hoạch du lịch sinh thái.

* Hệ thống cấp nước: Tại khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung, nguồn nước sinh hoạt sử dụng chủ yếu vẫn là nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông suối, và kết hợp nước mưa.

* Hệ thống thoát nước: Tại khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước thải.

* Công tác giáo dục: Khu vực có 01 trường dạy nghề; 05 trường trung học cơ sở (cấp 2 , 11 trường tiểu học (cấp 1 , 24 trường mầm non. Tổng số học sinh là 5.386 em trong đó có 1.548 em mầm non, 2.209 em tiểu học và 1.629 em trung học cơ sở. Phần lớn đồng bào trong vùng đều biết đọc biết viết, số người mù chữ chiếm tỉ lệ rất nhỏ khoảng 2%. Trong đó, tại thị trấn Cửa Đạt có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học đây là cơ sở đáp ứng cho học sinh đến tuổi đi học của con em cán bộ khu bảo tồn và các hộ gia đình thuê nhà ở sinh thái ổn định lâu dài trong phân khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; có 01 trường dạy nghề thuận lợi cho việc liên kết đào tạo, tấp huấn trung hạn, ngắn hạn tại chỗ cho nhân dân các kỹ năng tham gia các hoạt động du lịch sinh thái.

* Y tế: Theo số liệu thống kê, số trạm y tế là 05 trạm tại Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân; trạm y tế Cửa đạt và 01 Phân viện tại xã vùng cao Bát Mọt; số y, bác sĩ là 29 người; số giường bệnh là 28 giường. Đây là cơ sở và là các điểm chăm sóc sức khỏe tại chỗ kịp thời cho khách du lịch sinh thái đến với khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 38 - 40)