Loài Giổi xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 60 - 64)

Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4. Đặc điểm lâm học của các loài thuộc họ Ngọc lan tại KBTTN Xuân Liên

4.4.2. Loài Giổi xanh

- Tên khoa học: Michelia mediocris Dandy. - Họ thực vật: Họ Ngọc lan (Magnoliaceae).

a/ Đặc điểm hình thái.

Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25-35m, đường kính ngang ngực đạt 80-100cm. Thân thẳng, tròn đều, phân cành cao. Cành non có lông, có lỗ bì trắng và có sẹo vòng. Vỏ xám, nhẵn, bong nhẹ. Thịt vỏ màu vàng nâu, mềm, dầy, có mùi thơm nhẹ. Lá đơn hình bầu dục dài, mọc cách, nhẵn, đầu có mũi ngắn, màu xanh nhạt, bóng, dài 8-15cm, rộng 3-5cm. Gân bên 10-16 đôi. Lá kèm có lông mặt ngoài.

Hoa đơn độc mọc đầu cành, cuống có lông, cánh hoa màu trắng. Quả kép dài 6-10cm, gồm nhiều hạt hình trứng thuôn hay cầu dẹt. Hạt màu đỏ.

53

Hình 4.5: Hoa cây Giổi xanh chụp tại tiểu khu 484.

b/ Đặc điểm phân bố.

* Phân bố trên thế giới: Trung Quốc (Guangdong, Guangxi, Hainan, S

Hunan) and Cambodia.

* Phân bố tại Việt Nam: Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Thanh Hóa,

Đà Nẵng, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

* Phân bố tại Khu BTTN Xuân Liên

Tại khu BTTN Xuân Liên, Giổi xanh phân bố rộng ở khắp khu vực các tuyến điều tra của khu bảo tồn, nhưng tập trung chủ yếu ở các vị trí:

- Khu vực Hón yên ở độ cao 300-500m - Khu vực Huối Cò ở độ cao 300-1200m - Khu vực Thác mù ở độ cao 200-500m - Khu vực Huối Pà ở độ cao 300-1000m

54

- Khu vực Hón Cà ở độ cao 300-500m - Khu vực Hón Pù Gió ở độ cao 400-1200m

Hình 4.6: Bản đồ phân bố loài cây Giổi xanh tại Khu BTTN Xuân Lên.

Như vậy, Giổi xanh phân bố rộng ở khu BTTN Xuân Liên điểm thấp nhất ở độ cao 220m ở Thác mù và Hón Yên, điểm cao nhất là 900m ở khu vực Pù Gió và khu vực Huối Pà, Huối Cò. Các điểm phân bố của Giổi xanh rộng hơn so với Giổi ăn quả.

c/ Đặc điểm sinh thái

Giổi xanh (Michelia mediocris) phân bố ở rừng nhiệt đới, kín, ẩm, thường xanh. Trong khu BTTN Xuân Liên, mọc ở độ cao trên 200m, loại đất Feralit đỏ vàng, có tầng thảm mục dày. Hỗn giao với Giổi ăn quả (Mechilia tonkinensis) và nhiều loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), Họ Re (Lauraceae , họ Thầu Dầu (Euphoribiaceae ,... Tầng cây bụi dưới tán rừng gồm Trọng đũa

(Ardisia aciphylla), Chè đuôi hoa (Camellia caudata), các loài Chân chim thuộc

họ Ngũ gia bì...; tầng thảm tươi gồm Dương xỉ (Cyathea contaminans), Ráy (Alocasia macrorrltiza , Sặt (Arundiaria sat), các loài Cỏ thuộc họ Hòa thảo

55

d/ Khả năng tái sinh

Đối với loài Giổi xanh tại khu vực nghiên cứu, từ thực tế địa hình khu vực nghiên cứu, song song với điều tra cây trưởng thành tôi tiến hành điều tra tái sinh cây tái sinh tại 12 tuyến, kết quả thu được trong bảng 4.5 như sau:

Bảng 4.7: Tái sinh tự nhiên Giổi xanh trên các tuyến điều tra

Đơn vị tính: cây Chỉ tiêu Số tuyến điều tra Số tuyến gặp Giổi xanh

Phân bố số cây theo cấp

chiều cao (Hvn (cm) Tổng cộng

<50 51-100 >100

Số lượng 12 12 0 0 19 19

Tỷ lệ % 100 100 0 0 100 100,0

Qua kết quả điều tra cho thấy Giổi xanh (Michelia mediocris) là loài có số lượng cây tái sinh tự nhiên tương đối tốt. Khu vực Giổi xanh phân bố tác giả chỉ phát hiện được các cây có chiều cao 1m. Có thể nguyên nhân không phát hiện được các cây tái sinh có chiều cao dưới 1 m là do khu vực Giổi xanh phân bố có tầng thảm khô dày và sinh trưởng tốt.

Tổ thành tái sinh, loài cây đi kèm

Qua điều tra các ô dạng bản dưới tán cây mẹ, chúng tôi nhận thấy một số loài cây khác cũng tái sinh và luôn đi kèm với loài Giổi xanh đó là: Bưởi bung (Acronnychia pedunculata , Mán đỉa (Archidendron clypearia , Giổi ăn quả.

* Tái sinh quanh gốc cây mẹ

Từ kết quả thiết lập và điều tra 30 ô dạng bản điều tra (trong tán và ngoài tán) của 6 cây mẹ trưởng thành đang sinh trưởng và phát triển bình thường, chúng tôi thống kê, tính toán một số chỉ tiêu về sự tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Giổi xanh ở bảng 4.6.

56

Bảng 4.8: Tái sinh quanh gốc cây mẹ của loài Giổi xanh

Ô nghiên cứu xuất hiệnTần số Tỷ lệ % số cá thể theo cấp chiều cao

Vị trí lượng Số Số ô có Giổi xanh Tỷ lệ % Tổng số cây Hvn < 50cm Hvn từ 51- 100cm Hvn > 100cm Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Số cây Tỷ lệ % Trong tán 15 5 33,3 10 35,7 0 0 0 0 10 35, 7 Ngoài tán 15 7 46,7 18 64,3 0 0 0 0 18 64, 3 Tổng 30 12 40,0 28 100 0 0 0 0 28 100

Trong 30 ô dạng bản điều tra chỉ có 12 ô xuất hiện Giổi xanh tái sinh, chiếm tỷ lệ 40,0%. Tổng số cả thể cây tái sinh Giổi xanh 28 cá thể. Nếu tính bình quân thì số cây tái sinh/1 cây mẹ 4,67 cây. Điều này cho thấy Giổi xanh tái sinh tương đối tốt cả ở trong tán và ngoài tán cây mẹ. Trong tổng số 28 cá thể phát hiện, có 10 cá thể ở 5 ô trong tán chiếm 35,7% và 18 cá thể ở 7 ô ngoài tán chiếm 64,3 %. Các cá thể tái sinh có sức sống trung bình.

Khả năng tái sinh tự nhiên từ hạt và chồi: Kết quả điều tra cho thấy

rằng trong tự nhiên Giổi xanh cũng có khả năng tái sinh chồi nhưng phát triển rất kém, chủ yếu Giổi xanh tái sinh điều tra được hoàn toàn là tái sinh hạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)