Dân số và lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 33)

Có thể coi khu vực Xuân Liên là khu vực đa văn hóa và dân tộc. Vùng đệm Khu bảo tồn được quy hoạch gồm 5 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân, theo kết quả thống kê năm 2012 tại 14 thôn thuộc 5 xã vùng đệm có dân số 7.584 người. Số lao động là 2.981 người chiếm tỉ lệ 39,31% dân số, ngành nghề chủ yếu là trong lĩnh vực nông lâm nghiệp (chiếm gần 98% và chưa qua đào tạo nghề. Trong đó có ba dân tộc sinh sống: Dân tộc Thái chiếm 82,33%, dân tộc Kinh chiếm 17,45%, dân tộc Mường chiếm 0,22%.

26

Bảng 3.1: Tổng hợp số liệu điều tra hiện trạng dân số.

(Theo nguồn số liệu thống kê được niên giám năm 2012 của huyện Thường Xuân TT Thôn Năm 2011 Năm 2012 Tổng dân số Số ngƣời trong độ tuổi lao động Tổng dân số Số ngƣời trong độ tuổi lao động 1 Bát Mọt Vịn 871 318 875 320 Phống 518 249 527 252 Đục 382 183 397 186

2 Yên Nhân Lửa 507 243 567 247

Khong 867 316 897 320

3 Lương Sơn Minh Ngọc 518 149 558 152

4 Xuân Cẩm Tiến Sơn 1 1.068 530 1.128 553 Tiến sơn 2 320 154 360 154 Thanh Xuân 424 204 474 206 5 Vạn Xuân Thác Làng 222 51 233 46 Hang Cáu 844 275 894 278 Quặn 625 260 674 267 Tổng cộng 14 7.166 2.932 7.584 2.981 3.2.2. Các ngành kinh tế

Lâm nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện Thường Xuân. Các hoạt động lâm nghiệp bao gồm như khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng kinh tế, rừng phòng hộ và rừng đặc sản quế, vùng nguyên liệu bột giấy. Các hoạt động này đóng góp 40% tổng GDP của huyện Thường Xuân.

Nông nghiệp: canh tác lúa nước, nương rẫy, các loại cây màu như lạc, đậu tương và chăn nuôi mang lại 30% tổng GDP của huyện.

Thương mại và dịch vụ: các ngành nghề truyền thống như chế biến nông sản, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, thổ cẩm còn nhỏ lẻ và manh mún. Tương tự các ngành dịch vụ khác như dịch vụ vận tải, vật tư, ngân hàng, bưu điện. Đóng góp của các hoạt động này chiếm 30% tổng GDP.

27

Hình 3.1. Cơ cấu GDP của huyện Thƣờng Xuân.

3.2.3. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là một trong các nguồn thu chính của các gia đình trong khu vực, tuy nhiên nông nghiệp không tạo ra nguồn thu lớn nhất. Mặc dù thành phần lao động tham gia trong nông nghiệp cao nhất và cũng thường xuyên nhất như giá trị thu nhập đem lại từ hoạt động này không phải là cao so với các ngành khác (Xem biểu đồ 1 .

Giá trị thu nhập từ nông nghiệp theo các xã và các thôn cũng rất khác nhau. Thực tế các xã trong khu vực đêu là các xã miền núi, diện tích canh tác nông nghiệp thấp và không thường xuyên do vậy phần lớn sản phẩm nông nghiệp để phục vụ cho cuộc sống chứ không tình thành hàng hóa nên khó có thể biểu hiện chính xác tổng thu từ các nên kinh tế tự cung tự cấp. Mặc dù vậy, giá trị thu nhập của các xã đều có su hướng tăng trong thời gian gần đây do giao thông và cở sở hạ tấng được cải thiện. thêm vào đó, kỹ thuật và giống mới cũng giúp cho sản xuất nông nghiệp cũng được cải thiện đáng kể.

3.2.4. Chăn nuôi.

Chăn nuôi có thể được coi là một phần quan trọng của kinh tế các hộ gia định trong khu vực. Hiện tại đã thống kê được trâu: 6.435 con ; bò 1.775 con ; lợn 9.502 con; gia cầm 73.073 con. Số thống kê cho thấy đây là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng của người dân trong khu vực.

Chăn nuôi là tiềm năng thế mạnh của vùng do có diện tích đồng cỏ và diện tích rừng rộng lớn. Nhưng do thiếu nguồn vốn đầu tư, công tác thú y

28

chưa được chú trọng, sự quan tâm chỉ đạo của cấp chính trong hỗ trợ chính sách về vốn, chuyển giao khoa học nhằm phát triển nghề chăn nuôi trong vùng còn hạn chế là nguyên nhân dẫn đến hạn chế sự phát triển chăn nuôi trong vùng.

Với tiềm năng và thế mạnh như vậy nếu quản lý chăn thả và dịch bệnh tốt, rất có khả năng khu vực trở thành một vùng chăn nuôi mạnh có tiềm năng tạo thu nhập và việc làm ổn định cho nhiều gia đình. Hơn thế, phát triển chăn nuôi cũng là cơ hội tốt nhằm tăng thu nhập và giảm sự phụ thuộc của kinh tế địa phương vào tài nguyên và nghề khai thác sản phẩm rừng. Do vậy, việc phát triển và quy hoạch chăn nuôi có thể cần được xem và định hướng cho các xã này nhằm phát triển kinh tế cũng như đạt được các mục tiêu về giảm nghèo, bảo vệ tài nguyên.

3.2.5. Sản xuất lâm nghiệp.

Chính sách giao đất lâm nghiệp đã thực hiện trên địa bàn các xã từ năm 2000, với số hộ tham gia nhận đất 4.520hộ/ 5.256 hộ chiếm 86% tổng số hộ trong vùng.

Tuy nhiên nhận thức của người dân về rừng và nghề rừng còn nhiều hạn chế, dẫn đến công tác đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng - khoanh nuôi tái sinh rừng của người dân còn nhiều bất cập; người dân chủ yếu chỉ lợi dụng khai thác vốn rừng tự nhiên sẵn có là chính, diện tích đất trống vẫn còn khá lớn. Các trang trại rừng với quy mô đầu tư và thu nhập mang lại chưa đáng kể, việc du nhập và chuyển giao các loài cây lâm nghiệp có giá trị - năng xuất cao còn hạn chế.

29

Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp.

THÔN/XÃ

BÁT MỌT YÊN NHÂN LƢƠNG

SƠN XUÂN CẨM VẠN XUÂN

Vịn Đục Phống Khong Lửa Minh

Ngọc Tiến Sơn I Tiến Sơn 2 Thanh Xuân Hang Cáu Quạn Thác Làng Tổng diện tích (ha) 2.477,85 1.774,20 1.314,39 466,51 738,52 420,80 1.863,33 345,00 484,49 759,62 855,34 Rừng sản xuất(ha 1.849,15 1.694,23 1.087,46 466,51 738,52 420,80 1.023,50 345,00 372,88 486,83 519,14 Rừng phòng hộ(ha 628,70 79,97 226,93 839,83 111,61 272,79 336,20 Rừng trồng ở các thôn (ha) 127,84 177,84 88,29 12,00 44,80 46,54

30

3.2.6. Nghèo đói

Nghèo đói vẫn là một trong những thách thức lớn của các xã thuộc KBT Xuân Liên và huyện Thường Xuân. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ nghèo đói khá cao. 4 trong 5 xã thuộc vùng đệm có tỷ lệ nghèo hơn 50%. Trong đó, xã Yên Nhân, một xã có diện tích lớn nhất thuộc KBT, có tỷ lệ nghèo lên tới 63,37%.

Tỉ lệ nghèo đói cao thường đi kèm với tỉ lệ thất nghiệp và trình độ dân trí và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề xã hội và quản lý tài nguyên ở địa phương. Khi các hộ còn nghèo thì sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên sẽ cao làm cho việc quản lý và bảo tồn ở khu vực gặp nhiều trở ngại.

Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ nghèo đói của các xã vùng đệm

(% tổng số hộ gia đình, Nguồn số liệu tổng hợp từ Phòng lao động thương binh xã hội năm 2012)

3.2.7. Cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, văn hoá thông tin

* Giao thông:

31

+ Đường giao thông bộ có: Tỉnh lộ Tây Thanh Hóa từ xã Yên Nhân đi qua khu bảo tồn đi Nghệ An dài 15 km, kết cấu đường nhựa và tuyến đường giao thông ven hồ chứa nước Cửa Đạt dài 3,435 km, kết cấu đường nhựa.

+ Đường giao thông thủy nội địa trên hồ chứa nước Cửa Đạt: Bắt đầu từ bến thuyền Cửa Đạt đi các tuyến Nghệ An, đập phụ Dốc Cáy, đập phụ Hón Can với tổng chiều dài 43 km.

- Hệ thống trục giao thông chính ở xã vùng đệm Khu bảo tồn có: Tỉnh lộ 507 từ thị trấn Thường Xuân đi qua các xã Lương Sơn, Yên Nhân, Bát Mọt với chiều dài 70 km, trong đó: Kết cấu đường nhựa từ thị trấn Thường Xuân đi qua trung tâm xã Yên Nhân dài 52 km; kết cấu đường đất, đá cấp phối từ Yên Nhân đi cửa khẩu Bản Khẹo, Bát Mọt dài 18 km; tỉnh lộ mới 519 từ thị trấn Thường Xuân đi qua các xã Xuân Cẩm, Vạn Xuân dài 29 km kết cấu đường nhựa; tỉnh lộ Tây Thanh Hóa từ huyện Lang Chánh đi qua xã Yên Nhân đi Nghệ An, với chiều dài 26 km (trong đó đi trong khu bảo tồn là 15 km kết cấu đường nhựa.

Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc đi lại cho các tour du lịch sinh thái đến các điểm du lịch.

* Hệ thống cấp điện: Hệ thống 18 trạm biến áp; hơn 73,5 km đường dây hạ thế; 19,6 km đường dây cao thế được lắp đặt, đi qua địa bàn các thôn, đem nguồn điện sáng đến các hộ gia đình của 05 xã vùng đệm. Trong đó các điểm thôn Vịn, xã Bát Mọt; thôn Hang Cáu, xã Vạn Xuân, thị trấn Cửa Đạt; thôn Tiến Sơn 2, xã Xuân Cẩm đã được đầu tư các trạm biến áp, đây là cơ sở kết nối điện lưới vào các phân khu chức năng, điểm du lịch phục vụ du lịch sinh thái Khu BTTN Xuân Liên.

* Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc của các xã vùng đệm Khu bảo tồn: Hiện trạng có 06 trạm bưu điện (trong đó 05 trạm bưu điện nằm ở trung tâm các xã, 01 trạm bưu điện Cửa đạt , hệ thống cột thu phát sóng viễn thông đã lắp đặt 12 cột (của 02 nhà mạng Vinaphone và Viettel , được đặt tại

32

một số thôn vùng đệm Khu bảo tồn. Tuy nhiên phạm vi vùng phủ sóng khá hẹp do chia cắt địa hình bởi núi cao, nhưng đây cũng là cơ sở để Khu bảo tồn kết nối và xây dựng hệ thống thông tin liên lạc trong vùng quy hoạch du lịch sinh thái.

* Hệ thống cấp nước: Tại khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung, nguồn nước sinh hoạt sử dụng chủ yếu vẫn là nước giếng khơi, giếng khoan, nước sông suối, và kết hợp nước mưa.

* Hệ thống thoát nước: Tại khu vực nghiên cứu chưa có hệ thống thoát nước thải.

* Công tác giáo dục: Khu vực có 01 trường dạy nghề; 05 trường trung học cơ sở (cấp 2 , 11 trường tiểu học (cấp 1 , 24 trường mầm non. Tổng số học sinh là 5.386 em trong đó có 1.548 em mầm non, 2.209 em tiểu học và 1.629 em trung học cơ sở. Phần lớn đồng bào trong vùng đều biết đọc biết viết, số người mù chữ chiếm tỉ lệ rất nhỏ khoảng 2%. Trong đó, tại thị trấn Cửa Đạt có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học đây là cơ sở đáp ứng cho học sinh đến tuổi đi học của con em cán bộ khu bảo tồn và các hộ gia đình thuê nhà ở sinh thái ổn định lâu dài trong phân khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; có 01 trường dạy nghề thuận lợi cho việc liên kết đào tạo, tấp huấn trung hạn, ngắn hạn tại chỗ cho nhân dân các kỹ năng tham gia các hoạt động du lịch sinh thái.

* Y tế: Theo số liệu thống kê, số trạm y tế là 05 trạm tại Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân; trạm y tế Cửa đạt và 01 Phân viện tại xã vùng cao Bát Mọt; số y, bác sĩ là 29 người; số giường bệnh là 28 giường. Đây là cơ sở và là các điểm chăm sóc sức khỏe tại chỗ kịp thời cho khách du lịch sinh thái đến với khu bảo tồn.

3.2.8. Văn hoá- Xã hội

Những điểm di tích lịch sử và văn hóa tâm linh trong khu vực có sức thu hút khách đến thăm quan du lịch gồm: Di tích tín ngưỡng Bà chúa thượng

33

ngàn và Danh nhân Cầm Bá Thước; các lễ hội truyền thống và văn hóa đặc sắc của các đồng bào dân tộc thiểu số (người Thái, người Mường .

Khu di tích đền thờ Danh nhân Cầm Bá Thước, Bà Chúa thượng ngàn hiện nay đã được xây dựng tôn tạo mới nằm trong trung tâm Khu Du lịch và đô thị Cửa Đặt đã được tỉnh Thanh hoá phê duyệt Qui hoạch năm 2010; đây là cụm di tích kết hợp giữa tín ngưỡng và di tích lịch sử gắn với danh nhân yêu văn hoá yêu nước thời cần vương chống thực dân Pháp Cầm bá Thước, thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa hồi đầu thế kỷ 20, đã được Nhà nước xếp hạng và cách cụm di tích không xa khoảng 5km tại xã Vạn xuân có Khu di tích lịch sử: lăng mộ, đền thờ Cầm bá Thước ( đang được nghiên cứu xếp hạng di tích . Bên cạnh đền thờ Cầm Bá Thước còn có đền thờ Bà Chúa thượng ngàn được xây dựng từ rất lâu đời, đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Cách Cửa Đạt hơn 1km về phía Đông Nam còn có đền Cô, đây chính là một đền “Trình” trước khi du khách vào lễ đền Cầm Bá Thước và Bà Chúa Thượng Ngàn. Hàng năm người dân thập phương đi lễ rất đông vào những ngày rằm, ngày tết, suốt từ tháng 10-11 đến tháng 3-4 năm sau.

Một số lễ hội truyền thống như: Lễ hội Ca Sa của dân tộc Thái vào tháng giêng âm lịch, lễ hội Lau Kha vào mồng 10 tháng 09 âm lịch của người Thái đen, lễ hội cúng rước Thành Hoàng vào tháng giêng âm lịch tại làng Hạ ở Thọ Thanh, lễ hội Xóc Bùa của dân tộc Mường ở Xuân Cẩm, Lương Sơn…vào đầu tháng 12 âm lịch thường xuyên được tổ chức. Các chỏm bản người Thái tổ chức hội hè, ma chay, cưới xin với cơm lam, rượu cần, sản xuất hàng thổ cẩm theo nghề truyền thống phong phú và rất hấp dẫn đối với khách du lịch. Cùng với hồ chứa nước thủy lợi Cửa Đạt đã hoàn thành, kết hợp với các thôn bản người Thái, Mường với kiến trúc nhà sàn, sản xuất ruộng bậc thang bổ sung thêm các sản phẩm du lịch, góp phần hấp dẫn du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa.

34

3.2. Hiện trạng tài nguyên rừng

3.2.1. Tổng diện tích đất tự nhiên

- Phạm vi: Thuộc địa bàn 5 xã Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Xuân Cẩm, Vạn Xuân của huyện Thường Xuân.

- Quy mô: 27.123,2 ha bao gồm: Diện tích rừng đặc dụng là 26.303,6 ha (diện tích đã quy hoạch giao quản lý, sử dụng ổn định: 23.475,0 ha; diện tích ngập nước lòng hồ đang tạm giao: 2.828,6 ha và Diện tích rừng sản xuất giao quản lý ổn định lâu dài: 819,6 ha (theo kết quả rà soát 3 loại rừng của tỉnh .

- Phân chia các phân khu chức năng:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.846,1 ha. + Phân khu phục hồi sinh thái: 12.362,9 ha.

+ Phân khu hành chính dịch vụ: 3.094,6 ha. - Diện tích đất có rừng: 22.849,2 ha

+ Diện tích rừng tự nhiên: 22.814,4 ha + Diện tích rừng trồng: 34,8 ha

- Diện tích đất chưa có rừng: 625,8 ha

3.2.2. Hiện trạng và tình hình sử dụng tài nguyên rừng

+ Hiện trạng tài nguyên sinh vật

* Thảm thực vật rừng: Sự đa dạng địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thảm thực vật với các kiểu rừng chính gồm:

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp: Kiểu rừng này ít bị tác động còn tính nguyên sinh cao, phân bố chủ yếu từ độ cao 800m đến 1600m, nhiều nhất ở Pù Ban phía Nam bản Vịn, sau đó là ở khối Pù Gió, Pù Ta Leo có diện tích 4.289 ha, chiếm 18,3 % tổng diện tích khu bảo tồn. Đặc biệt Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên là nơi còn giữ được diện tích lớn rừng tự nhiên thường xanh, có sự phân bố của 752 loài thực vật bậc cao có mạch, thuộc 440

35

chi, 130 họ và 38 loài thực vật có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1998 như: Pơ mu (Fokienia hodginsii) có cây

đường kính tới 1,6m; Sa mu (Cunninghamia lanceolata) có cây đường kính tới 3,7m; Bách xanh (Calocedrus macrolepis) đường kính1,8m; Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotenia) đường kính 1,3m, cao 36m; Thông Nàng (Dacrycacpus imbrricartus) đường kính 1,5m..., đặc biệt có 4 loài đặc hữu

hẹp của Việt Nam là Vù hương (Cinamomum balanseae), Chông (Colona poilanei), Cù đèn bon (Crofon boniana), Mã rạng Balansa (Macaranga balansae), Quế thanh (Cinamomum SP). Sự tồn tại của quần thể những loài

cây cổ thụ quý hiếm và đặc hữu nói trên là một trong những điểm nhấn quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn họ ngọc lan (magnoliaceae) tại khu bảo tồn thiên nhiên xuân liên thanh hóa (Trang 33)