Giải pháp đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trong các công ty chứng khoán, nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 80)

Đo lường mức độ trung thành của nhân viên làm việc tại các cơng ty chứng khốn được thực hiện dựa trên 5 yếu tố thành phần công việc (thu nhập cao, đồng nghiệp ủng hộ, công tác quản lý, mơi trường làm việc tích cực, hỗ trợ từ cấp trên). Qua quá trình kiểm định mơ hình, các giả thuyết và kết quả từ bảng 4.7 cho thấy rằng các yếu tố như công tác quản lý, thu nhập cao, mơi trường làm việc tích cực, hỗ trợ từ cấp trên có mối quan hệ tuyến tính với lịng trung thành của nhân viên, trong đó yếu tố hỗ trợ từ cấp trên tác động mạnh nhất đến lòng trung thành của nhân viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ trung thành của các nhân viên đang làm việc tại các công ty chứng khốn có giá trị trả lời là 3,5517 lớn hơn mức trung bình trong thang đo Likert

5 nhưng cũng khơng cao và chưa đạt đến giá trị đồng ý = 4 trong bảng câu hỏi khảo sát.

Trong giai đoạn thị trường chứng khốn có nhiều biến động và thị trường có chiều hướng tiếp tục đi xuống như hiện nay, thì rõ ràng yếu tố thu nhập cao khơng cịn là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lòng trung thành của nhân viên như mọi người thường nghĩ mà thay vào đó là yếu tố hỗ trợ từ cấp trên, sự quan tâm, giúp đỡ và sự tin tưởng cũng như trao đổi thông tin kịp thời của người lãnh đạo đó mới thực sự là yếu tố giúp cho nhân viên phát triển được năng lực của mình qua đó nâng cao hiệu quả cơng việc, hồn thành tốt các cơng việc được giao phó cũng như tăng thêm thu nhập của nhân viên. Như vậy, để có được lịng trung thành của nhân viên, trong chính sách nhân sự lãnh đạo đơn vị cần đặt trọng tâm vào 4 yếu tố: hỗ trợ từ cấp trên, thu nhập cao, công tác quản lý và mơi trường làm việc tích cực.

Tuy nhiên khi tiếp tục phân tích sâu hơn tầm ảnh hưởng của một số yếu tố như giới tính, độ tuổi, thu nhập trung bình và trình độ học vấn lên lòng trung thành, hỗ trợ từ cấp trên, thu nhập cao, công tác quản lý, môi trường làm việc tích cực thì thấy một số sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

Về giới tính thì nam và nữ đều bày tỏ thái độ phân vân về mức độ trung thành của mình với công ty, đặc biệt là nữ giới họ cảm thấy không được hỗ trợ từ cấp trên nhiều như nam giới. Đây thực sự là điều mà các nhà quản trị nên chú ý khi đưa ra các chính sách động viên nhân viên của mình. Cịn các yếu tố khác như thu nhập, công tác quản lý và mơi trường làm việc thì khơng thấy sự khác biệt giữa nam và nữ.

Về độ tuổi thì ln thấy nhân viên với độ tuổi trung bình trên 30 có mức độ đánh giá cao hơn nhân viên với độ tuổi trung bình dưới 30 về tất cả các yếu tố như hỗ trợ từ cấp trên, thu nhập cao, cơng tác quản lý, mơi trường làm việc tích cực đặc biệt là lòng trung thành. Từ đây chúng ta thấy rằng, phải chăng các nhà quản trị chưa có sự quan tâm đúng mức đến các nhân viên trẻ, và hình như các cơng ty chứng khốn chưa có các chính sách phù hợp với đội ngũ nhân viên trẻ của mình.

Về thu nhập trung bình hằng tháng của nhân viên thì cũng tương tự như trên, nhân viên có thu nhập trung bình một tháng trên 10 triệu ln có mức độ đánh giá cao hơn nhân viên có thu nhập trung bình một tháng dưới 10 triệu về tất cả các yếu tố. Điều đó cho thấy thu nhập vẫn có tầm quan trọng vơ cùng to lớn, trong tình hình thị trường biến động như hiện nay mặc dù rất khó khăn nhưng các nhà quản trị cũng nên đưa ra các chính sách thích hợp để đảm bảo thu nhập của nhân viên có đủ để trang trải cuộc sống, từ đó nhân viên mới có thể an tâm cơng tác.

Về trình độ học vấn của nhân viên, từ kết quả nghiên cứu thấy rằng nhân viên có trình độ trên đại học ln có mức độ đánh giá cao hơn nhân viên có trình độ từ đại học trở xuống về các yếu tố như lòng trung thành, thu nhập, công tác quản lý và môi trường làm việc, nhưng lại khơng có sự khác biệt về hỗ trợ từ cấp trên. Từ đây có thể thấy rằng để có thể làm việc trong cơng ty chứng khốn ln địi hỏi trình độ nhất định và trình độ càng cao thì khả năng đáp ứng cơng việc càng tốt.

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4, nghiên cứu đã trình bày kết quả mô tả mẫu, thực hiện kiểm định các thang đo các thành phần cơng việc tạo nên lịng trung thành của nhân viên đối với tổ chức thông qua các cơng cụ như Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA).

Trong chương này cũng thực hiện việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy và thực hiện các đo lường mức độ quan trọng các yếu tố cấu thành nên lòng trung thành của nhân viên làm việc tại các công ty chứng khoán. Kết quả kiểm định cho thấy các giả thuyết H1, H3, H4, H5 được chấp nhận.

Kiểm định T-test được sử dụng để tìm ra sự ảnh hưởng của giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn của nhân viên đối với lòng trung thành, hỗ trợ từ cấp trên, thu nhập cao, công tác quản lý và môi trường làm việc. Từ các kết quả nghiên cứu tác giả đưa ra các giải pháp đóng góp liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên đang làm việc tại các cơng ty chứng khốn.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Trong chương 4 đã thảo luận chi tiết về các kết quả cũng như các bàn luận chính sách từ những kết quả khảo sát. Ở chương 5 sẽ trình bày những kết luận chính và những khuyến nghị chính sách quan trọng căn cứ vào kết quả nghiên cứu tổng hợp của các chương đặt biệt là chương 4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên trong các công ty chứng khoán, nghiên cứu trường hợp TPHCM , luận văn thạc sĩ (Trang 76 - 80)