Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Cho thấy khả năng nhận thức, tầm nhìn về rủi ro trong hoạt động thường xuyên của ngành KTTS xa bờ nó cũng sẽ tác động đến quyết định mua nhiều hay ít. Khi người có nhận thức sâu về rủi ro và giá trị của sự bảo vệ thì mức độ quyết định của họ nhanh và mạnh hơn còn ngược lại là sự chần chờ, nghi ngại về sản phẩm.
4.2.4. Kinh nghiệm đánh bắt xa bờ
Kinh nghiệm trong khai thác đánh bắt hải sản là một yếu tố có khả năng tác động đến việc mua bảo hiểm. Trong q trình làm việc, tích luỹ kinh nghiệm trong khai thác, đánh bắt thuỷ sản xa bờ nó là một loại tài sản vơ cùng q của nhà đầu tư và khai thác. Nó quyết định rất lớn đến hiệu quả khai thác. Nhưng bên cạnh nó dễ gây ra tâm lý ỷ lại trong việc tham gia bảo hiểm. Thực tế cho thấy các nhà đầu tư, khai thác càng ít quan tâm hơn đến các loại hình bảo hiểm khi kinh nghiệm khai thác của họ dầy dạn hơn.
Bảng 17. Thời gian hoạt động đánh bắt xa bờ
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Thời gian hoạt động ĐBXB càng lâu năm thì kinh nghiệm được tích luỹ càng nhiều. Trong khảo sát có trên 75% người làm nghề KTTS trên 12 năm. Đây là nguồn tài sản vô cùng lớn với người làm nghề ĐBXB.
Kinh nghiệm khai thác xa bờ càng nhiều sẽ hạn chế được rủi ro trong hoạt động và đây là nhận định được thể trong kết quả điều tra có trên 68,5% người cho rằng kinh nghiệm sẽ làm giảm rủi ro gặp phải.
Bảng 18. Nhận định vai trị của kinh nghiệm
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Bên cạnh đó, kinh nghiệm đánh bắt cũng giúp người khai thác nhận định nguồn lợi thuỷ sản địa phương rất nhiều, phong phú. Nhưng bên cạnh quá trình khai thác thiếu định hướng, thiếu quy hoạch chung nên làm nguồn lợi giảm dần. Thực tế khảo sát cho thấy nhận định về nguồn lợi thuỷ sản dồi dào đa số chọn ở mức độ thấp hơn trung bình chiếm 67,5%. Hiện với sự phát triển của khoa học, công nghệ ngày càng cao ứng dụng càng nhiều vào hầu hết các ngành nghề trong đó có khai thác xa bờ. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác
làm cạn kiệt dần nguồn lợi thuỷ sản từ đó kéo theo năng suất khai thác ngày càng giảm vì vậy doanh thu hoạt động cũng giảm theo cùng với sự biến động tăng về giá cả thường xuyên nên lợi nhuận trong ĐBXB giảm. Khi lợi nhuận giảm sẽ tác động đến quyết định tham gia BHTS ĐBXB.
Bảng 19. Nhận định về nguồn lợi thuỷ sản
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
4.2.5. Quyền lợi của sản phẩm bảo hiểm thuỷ sản
Bảo hiểm trong lĩnh vực thủy sản được triển khai, có thể xem đây như như một sợi dây an toàn khi người thợ leo lên cao. Càng lên cao càng cần sợi dây bảo hiểm chắc chắn. Khi có sự cố xảy ra, thay vì phá sản, bỏ nghề thì quyền lợi bảo hiểm khi tham gia sẽ được chi trả giúp cho việc gắn bó với ngành nhiều hơn. Tuy nhiên quan niệm của người dân và của cơ quan bảo hiểm về bảo hiểm còn chưa cùng một hướng. Tham gia bảo hiểm không chỉ là chuyện bồi thường, quan trọng là quyền lợi của người dân và cơ quan bảo hiểm phải song hành với cơ chế đơi bên cùng có lợi.
Bảng 20. Mức độ quan tâm đến sản phẩm BHTS
Qua khảo sát thực tiễn người dân càng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm bảo hiểm nói chung và BHTS nói riêng, có trên 90% người được khảo sát lựa chọn hồn toàn đồng ý về mức độ quan tâm đến bảo hiểm.
Bảng 21. Mức độ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích bảo hiểm
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Đồng thời người tham gia bảo hiểm rất quan tâm và cân nhắc giữa vấn đề rủi ro và lợi ích khi mua bảo hiểm. Với các chủ tàu có kinh nghiệm càng thì càng chú trọng hơn vì kinh nghiệm càng nhiều thì khả năng hạn chế, kìm chế rủi ro càng cao. Kết quả khảo sát cho thấy 100% người được hỏi có đều quan tâm, cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích bảo hiểm trong đó 22% người chọn mức độ đồng ý; 46,5% người chọn rất đồng ý và 31,5% người hoàn toàn đồng ý.
Bảng 22. Mức độ phù hợp của BHTS về quyền lợi bảo vệ
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Nhận định chung về quyền lợi của gói BHTS 100% số người được hỏi đồng ý là quyền lợi BHTS rất phù hợp trong đó 41.5% lựa chọn đồng ý và 57,5% người chọn rất đồng ý, 1% người chọn hoàn toàn đồng ý.
Khi mức độ quan tâm càng cao, quyền lợi thiết thực thì khả năng tham gia càng lớn và ngược lại. Quyền lợi bảo hiểm sẽ có tác động thuận với khả năng tham gia trong hoạt động đánh bắt xa bờ.
4.2.6. Nghĩa vụ của đối tượng tham gia
Khi tham gia hầu hết các gói bảo hiểm thì việc tìm hiểu các qui tắc bảo hiểm là vấn đề quan tâm của người tham gia nhưng thực tế mức độ am hiểu các quy tắt bảo hiểm là điều thường gây khó cho người tham gia. Vì với một bộ quy tắt đưa ra của ngành bảo hiểm người tham gia muốn tiếp cận và am hiểu cần phải có một kiến thức nhất định cho nên thường tạo nên sự tranh chấp khơng đáng có nhất là những trường hợp người tham gia bị rủi ro và đề nghị bồi thường. Với khảo sát này trong 200 đối tượng thì nhận định về độ khó của các quy tắt bảo hiểm được ghi nhận 35% chọn đồng ý, 16% rất đồng ý, 2,5% hoàn toàn đồng ý tổng mức độ đồng ý là 53,5%. Nghĩa là hơn một nữa mẫu khảo sát cha rằng các quy tắt bảo hiểm thường gây khó khăn cho người tham gia.
Bảng 23. Kết quả khảo sát về độ khó của quy tắc bảo hiểm
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Tương tự như nhận định về độ khó của các quy tắt thì để am hiểu các quy tắt này với người tham gia cũng là điều khó khăn. Trên 50% người tham gia bảo hiểm mà có thể khơng hiểu hết các quy tắt nêu ra.
Bảng 24. Kết quả khảo sát về mức độ am hiểu các quy tắc bảo hiểm
4.2.7. Các thủ tục để tham gia bảo hiểm
Khi tham gia bảo hiểm người tham gia cần phải thực hiện các thủ tục để hoàn thiện hồ sơ. Với sự hỗ trợ chu nhiệt tình từ các cán bộ tư vấn của ngành thì việc hồn thành thủ tục trở nên thuận lợi hơn nhưng thực tế do việc ban hành yêu cầu chung của ngành bảo hiểm thì việc hồn thiện thủ tục bảo hiểm cũng gây khơng ít khó khăn cho người tham gia. Qua kết quả điều tra cho thấy 24% người được hỏi hồn tồn khơng đồng ý là thủ tục tham gia khá đơn giản, 42% rất không đồng ý tổng số không đồng ý hiện là 66% và chỉ 34% đồng ý.
Bảng 25. Thống kê mức độ đơn giản của các thủ tục
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Để hoàn thành thủ tục tham gia bảo hiểm thì người tham gia có thể tự hồn thiện chiếm 38,5% và 39% khơng thể hồn thành các thủ tục. Qua kết quả khảo sát cho thấy các thủ tục tham gia bảo hiểm cịn gây khó khăn cho người tham gia và là một trong những nguyên nhân hạn chế phát triển các sản phẩm bảo hiểm trong tương lai. Khi thủ tục càng đơn giản thì khả năng tiếp cận của chủ hộ càng dễ và khi đó kích thích nhu cầu mua càng nhiều và ngược lại. Với gói BHTS KTXB thì thủ tục mua bảo hiểm sẽ có tác động thuận.
4.2.8. Quy trình bồi thường thiệt hại
Bảng 26. Mức độ phù hợp của quy trình bồi thường
Kết quả khảo sát cho thấy 100% người được hỏi về quy trình bồi thường khi xẩy ra các rủi ro là khá phù hợp trong đó 68,5% ý kiến đồng ý, 30,5% ý kiến rất đồng ý và 1% hoàn toàn đồng ý.
Bảng 27. Kết quả khảo sát thời gian bồi thường
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Tương tự cho thời gian bồi thường đáp ứng được nhu cầu khắc phụ hậu quả của rủi ro, tất cả các ý kiến được hỏi đều đồng ý và rất đồng ý.
Bảng 28. Kết quả khảo sát thủ tục bồi thường
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Thủ tục bồi thường là vấn đề thường được nhắc đến trong hoạt động bảo hiểm và kết quả điều tra cho thấy 51,5% cho rằng thủ tục bồi thường không phức tạp không chồng chéo và 48,5% thì ngược lại. Thủ tục bồi thường của
ngành bảo hiểm cần phải nghiên cứu thêm sao cho thuận lợi hơn cho khách hàng để gia tăng phát triển các sản phẩm. Qua thực tiễn cho thấy thủ tục bồi thường càng khó càng làm giảm sức ảnh hưởng của sản phẩm và dễ gây ra các tranh chấp, hiểu lầm từ đó lịng tin của khách hàng giảm vì vậy thủ tục bồi thường càng khó sẽ càng làm giảm sức mua của các chủ hộ.
4.2.9. Cộng đồng lân cận gần nhất
Hiệu ứng của cộng đồng lân cận có tác dụng tác động to lớn đến mức độ tiếp cận các sản phẩm dịch vụ nói chung và bảo hiểm nói riêng. Kết quả khảo sát cho thấy 97,5% người được hỏi cho rằng họ biết được sản phẩm này từ cộng đồng gần nhất và từ đó hình thành động cơ tiếp cận sản phẩm.
Bảng 29. Kết quả khảo sát mức ảnh hưởng của cộng đồng về loại hình BHTS
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Trong đó 96,5% đã quyết định mua vì đồng nghiệp đã mua trước đó và chỉ 3,5% khơng đồng ý quyết định tham gia bảo hiểm là do tác động của cộng đồng gần nhất và ảnh hưởng từ người thân, đồng nghiệp.
Bảng 30. Kết quả khảo sát mức ảnh hưởng của cộng đồng đến quyết định mua
4.2.10. Chính sách hỗ trợ từ địa phương và Chính phủ
Với chính sách hỗ trợ từ địa phương đã đáp ứng được những khó khăn của người tham hoạt động ĐBXB. Qua khảo sát cho thấy chỉ 12,5% cho chưa đồng ý về mức độ hỗ trợ tốt của địa phương cịn lại 87,5% thì ngược lại.
Bảng 31. Kết quả khảo sát mức độ hỗ trợ tốt từ địa phương
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Chính sách nói chung và Nghị định 67 ra đời đã thực sự tạo thêm lòng tin cho người hoạt động trên ngư trường. Kết quả khảo sát cho thấy mức độ lòng tin của người lao động vào tinh thần Nghị định 67 rất cao 4,5% ý kiến đồng ý, 83% ý kiến rất đồng ý và 12,5% ý kiến hoàn toàn đồng ý.
Bảng 32. Kết quả khảo sát mức độ an tâm của người dân
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Thơng qua đó với một khẳng định rất mạnh mẽ là hồn toàn tự tin tham gia sản phẩm BHTS khi được hỗ trợ tiếp từ địa phương và Chính phủ trong đó 98% hồn tồn đồng ý và 2% rất đồng ý tham gia, tái tục hoặc mua mới nếu được hỗ trợ tiếp tục. Qua đó cho thấy ngành bảo hiểm cần có một báo cáo, phân tích tác động đến các cơ quan địa phương nhằm kéo dài sự hỗ trợ cho người dân hoạt động ĐBXB.
Bảng 33. Mức độ tái tục hoặc mua mới khi được hỗ trợ
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
4.2.11. Giá thành sản phẩm BHTS
Giá thành sản phẩm là một yếu tố tác động mạnh đến quyết định mua hàng. Nhưng hiện tại với hỗ trợ từ Nghị định 67 cho các đối tượng tham gia khai thác xa bờ thì phí cho sản phẩm BHTS rất thấp và rất phù hợp với người dân. Kết quả điều tra đã chứng minh đều đó 100% đối tượng điều tra cho rằng giá sản phẩm phù hợp với họ.
Bảng 34. Mức độ phù hợp của giá BHTS
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Nhưng vấn đề là thời hiệu của Nghị định đã hết hạn vậy gói sản phẩm này cịn phù hợp không? Và kết quả khảo sát cho thấy nếu khơng được hỗ trợ giá thì người dân vẫn tham gia bảo hiểm này với 13,5% ý kiến đồng ý, 80% ý kiến rất đồng ý và 6,5% ý kiến hoàn tồn đồng ý.
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Và một lời hứa cho tương lai của sản phẩm khi hiệu quả khai thác tăng lên người hoạt động ĐBXB sẵn sàng tham gia bảo hiểm này với mức 74% ý kiến rất đồng ý và 26% ý kiến hoàn toàn đồng ý. Đây là dấu hiệu rất tốt cho sản phẩm.
Bảng 36. Mức độ tham gia BHTS khi hiệu quả khai thác tăng
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
4.3. Bảng điểm các nhân tố
Bảng 37. Tính điểm các nhân tố trên SPSS
Bảng 38. Tổng hợp điểm các nhân tố
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Biểu đồ 17. Điểm các nhân tố
Bảng 39. Tổng hợp điểm các nhân tố (sắp xếp giảm dần theo điểm)
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu nghiên cứu
Từ bảng dữ liệu tổng kết, tính trung bình điểm của từng nhân tố cho biết mức độ tác động tác động mạnh, yếu của từng nhân tố.
4.3.1. Nhóm nhân tố có tác động mạnh nhất
Nhóm nhân tố có tác động mạnh nhất có điểm từ 4 trở lên là: Thu nhập từ đánh bắt xa bờ; Quyền lợi của sản phẩm BHTS; Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và địa phương. Qua phân tích cụ thể từng nhân tố Mục 4.2.1; Mục 4.2.5 và Mục 4.1.10 đã xác định được sự tác động của từng nhân tố.
Thu nhập từ đánh bắt xa bờ là yếu tố có điểm cao nhất 4,53 cho thấy tác động của nó là mạnh nhất. Đây là nguồn tài chính để thực hiện nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm. Nếu thu nhập từ đánh bắt xa bờ không cao và khơng có nguồn thu khác để thực hiện thanh tốn phí vì với người dân KTXB thì nguồn thu chính của họ chính là đây tất nhiên sẽ giới hạn khả năng mua bảo hiểm của các chủ hộ.
Quyền lợi của sản phẩm BHTS có điểm trung bình 4,15 mức độ tác động mạnh thứ 2 vì nó ln gắn liền với tài sản của chủ hộ nếu có rủi ro xẩy ra. Quyền lợi bảo hiểm càng lớn càng làm gia tăng kỳ vọng, an tâm của chủ hộ
trong mọi hoạt động vì nếu có rủi ro xẩy ra họ vẫn bảo tồn được tài sản của họ. Quyền lợi bảo hiểm càng cao càng kích thích người mua và ngược lại.
Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ và địa phương, nhân tố này có điểm trung bình 4,11 là nhân tố tác động mạnh thứ 3. Nhân tố này một mặt thể hiện sự đúng đắn và kịp thời của chính sách, sự chăm lo từ Chính phủ với người dân nói chung và ngành khai thác thuỷ hải sản nói riêng. Mặt khác sự hỗ trợ từ Ngân sách đã làm giảm đáng kể chi phí của các chủ hộ KTTS xa bờ và khuyến kích họ tham gia tự nguyện. Qua phần khảo sát về tỷ lệ đã tham gia bảo hiểm thuỷ sản trong các năm 2015, 2016 (Mục 3.3.2) cho thấy tỷ lệ tham gia chưa quá 30% tổng số tàu nhưng do điều kiện xét soát và thống kê ban đầu BVKG đã xây dựng kế hoạch thực hiện và kết quả thực hiện rất đáng kích lệ với mức sai lệch 0,053%. Điều đó cho thấy tinh thần hỗ trợ từ nghị định có tác động rất mạnh và đã tạo điều kiện cho BVKG hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đặt ra rất thuyết phục và người dân đã hưởng nguồn lợi lớn ít nhất trong 2 năm.
4.3.2. Nhóm nhân tố có ít tác động
Trong nhóm nhân tố có điểm bình qn dưới 3 gồm: Nghĩa vụ của đối tượng tham gia; Trình độ của người tham gia; Các thủ tục để tham gia bảo hiểm.