Bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ nghiên cứu điển hình tại kiên giang (Trang 27 - 29)

Nguồn: Tác giả luận văn

BHTS ĐBXB là loại hình bảo hiểm phi nhân thọ kết hợp. Trong nhóm bảo hiểm này thì cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể tham gia các loại bảo hiểm: Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu; Bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu; Bảo hiểm tai nạn thuyền viên.

2.1.2.1 Bảo hiểm thân tàu

Bảo hiểm cho những tổn thất về vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị của tàu do những hiểm họa của biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ như đắm, cháy, mắc cạn, đâm va, nổ nồi hơi, gẫy trục cơ… trong đó được phân ra: Bảo hiểm thân tàu biển hoạt động tuyến quốc tế; Bảo hiểm thân tàu biển hoạt động tuyến trong nước; Bảo hiểm thân tàu thủy nội địa; Bảo hiểm thân tàu cá. 2.1.2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu

Bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến những trách nhiệm và các chi phí theo luật định mà chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu (không kể người thuê tàu chuyến) phải chi trả đối với các thiệt hại của người thứ ba do quá trình hoạt động của tàu, thuyền gây ra bao gồm cả thiệt hại về con người và tài sản.

BVKG hiện đang cung cấp các gói sản phẩm sau: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển hoạt động tuyến quốc tế; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu biển hoạt động tuyến trong nước; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu thủy nội địa; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu đối với tàu cá.

2.1.2.3 Bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu

Bảo hiểm cho các rủi ro đối với vỏ tàu, máy móc và các trang thiết bị trên tàu trong thời gian đóng tàu tại xưởng và những cơ sở khác của người đóng tàu trong phạm vi cảng, hay địa điểm đóng tàu thuộc nơi đặt xưởng của người đóng tàu, và trong quá trình vận chuyển giữa những nơi đó. Gói bảo hiểm này còn cung cấp Bảo hiểm TNDS của người đóng tàu với tư cách là chủ tàu.

2.1.2.4 Bảo hiểm tai nạn thuyền viên

Thuyền viên được bảo hiểm bao gồm: thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, các sỹ quan, thủy thủ, thợ máy, nhân viên phục vụ, cán bộ khoa học kỹ thuật làm công tác nghiên cứu, chuyên gia, thực tập sinh hoặc những người lao động chính, lao động phụ làm việc trên tàu, thuyền hoặc phương tiện thủy như: phà, sà lan…(gọi chung là tàu, thuyền).

Tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm là những tai nạn bất ngờ xảy ra làm thuyền viên được bảo hiểm bị chết, thương tật thân thể hoặc mất tích khi họ đang làm việc và sinh hoạt trên các phương tiện lưu thông trên sông, hồ, kênh rạch, đầm, phà, vùng biển của Việt Nam hoặc trong lúc đang thừa hành công việc ở trên bờ hoặc dưới nước. Phạm vi bảo hiểm còn được mở rộng cả trong trường hợp thuyền viên bị chết hoặc bị thương do tai nạn xảy ra ngoài thời gian đi sản xuất hoặc sửa chữa tàu, thuyền.

2.2. Lý thuyết hành vi dự định 2.2.1. Lý thuyết hành vi dự định 2.2.1. Lý thuyết hành vi dự định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ nghiên cứu điển hình tại kiên giang (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)