Quy trình triển khai Bảo hiểm thân tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ nghiên cứu điển hình tại kiên giang (Trang 53)

Nguồn: tác giả luận văn

Cho nên căn cứ vào Nghị định và các văn bản hướng dẫn BVKG phối hợp cùng địa phương lập danh sách xét, soát các đối tượng phù hợp trình UBND tỉnh xét duyệt và Báo cào Sở Tài chính thẩm định và phân bổ ngân sách trước khi thực hiện. Khâu này phải tốn nhiều thời gian cho các công đoạn: Thống kê lập danh sách các chủ tàu trên địa bàn rộng lớn và điều kiện đi lại khó khăn; Sau khi

có danh sách cần có sự thẩm tra, xét duyệt từ các cơ quan mặc dù có sự phối hợp chặt chẽ nhưng khơng tránh được sự bê trể. Từ thực tế sau khi được chỉ đạo triển khai BVKG đã tiến hành ngay và song song khâu thẩm định danh sách chủ tàu và đào tạo nhân sự phục vụ đồng thời tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thông báo chủ tàu

Sau khi được duyệt từ các cơ quan địa phương BVKG tiến hành công bố danh sách trên phương tiện truyền thông và gửi thơng báo đến chủ tàu về chính sách, quyền lợi và trách nhiệm của chủ tàu khi tham gia bảo hiểm thân tàu cùng các bảo hiểm kèm theo. Với mạng lưới kinh doanh, đại lý mà BVKG đang có và sự phối hợp của địa phương là điều kiện thuận lợi cho việc thông báo.

3.2.1.2 Nhận bảo hiểm thân tàu

Hồ sơ được phát hành theo mẫu chung thống nhất bao gồm: Giấy yêu cầu bảo hiểm

Giấy chứng nhận đăng ký tàu Giấy chứng nhận ATKT tàu

Giấy phép KTTS hoặc Giấy ĐKKD Sổ danh bạ thuyền viên

Tài liệu chứng minh giá trị của tàu

Văn bản xác nhận của UBND cấp xã về đối tượng được hỗ trợ Thông tư số 115/2014/TT-BTC

Các yêu cầu của hồ sơ hồn tồn khơng q khó khăn với các chủ tàu vì đó là những tài liệu cơ bản mà các chủ tàu đã có trong q trình hoạt động. Tuy vậy có 2 loại tài liệu mà một số chủ tàu thường thấy khó khăn: tài liệu chứng minh giá trị tàu và văn bản xác nhận của địa phương

Với tài liệu chứng minh giá trị thân tàu thì trường hợp tàu đóng mới thì rất thuận lợi nhưng những tàu đã hoạt động lâu hoặc qua nhiều lần sang nhượng thì tài liệu này thường bị thất lạc.

Văn bản xác nhận của địa phương thường gây khó cho chủ tàu vì mơi trường hoạt động trên biển, xa nhà, xa nơi cư trú. Nhưng việc này cũng có cách khắc phục khi chủ tàu chủ động uỷ nhiệm cho người thân thực hiện.

Kiểm tra hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ các nhân viên phụ trách sẽ tiến hành xét, soát hồ sơ khách hàng và yêu cầu bổ sung khi cần cho đến khi hồn chỉnh và thơng báo ngay cho khách hàng để hoàn thiện. Thời gian thực hiện khâu này khá nhanh.

Xác định giá trị tàu

Trong trường hợp tàu mới thì khâu này hồn tồn dễ dàng với hồ sơ đầy đủ. Nhưng trường hợp tàu cũ hoặc thiếu hồ sơ thì được cán bộ phịng thẩm định cùng khách hàng so, xét và thoả thuận giá trị tàu. Khâu này cần có sự tiếp xúc, trao đổi trực tiếp giữa cán bộ thẩm định và chủ tàu. Đây là công việc chuyên mơn với bộ phân chun trách nên q trình này cũng rất chuyên nghiệp ngoài ra việc xác định giá trị tàu sẽ liên quan đến phí bảo hiểm và trách nhiệm của BVKG nên cần có cân đối, hài hồ giữa BVKG và các chủ tàu.

Thơng báo phí – Thoả thuận phí – Cấp bảo hiểm

Sau khi đã xác định xong giá trị tàu thì hồ sơ được chuyển cho đại lý làm căn cứ xác định phí bảo hiểm và thơng báo cho khách hàng. Sau khi thông báo chờ phản hồi để xác định phí hoặc thoả thuận phí. Kết thúc quá trình này là chốt phí mà chủ tàu phải đóng. Thu phí và cấp bảo hiểm cho chủ tàu.

3.2.2. Bảo hiểm ngư lưới cụ

3.2.2.1 Điều kiện

Đã tham gia bảo hiểm thân tàu

Thành viên của tổ/đội, HTX KTTS hay nghiệp đồn nghề cá. Cơng suất máy chính từ 90CV

Khai thác, đánh bắt xa bờ. Danh sách ngư lưới cụ

Chủ tàu tự lập danh sách kê khai chi tiết các ngư lưới cụ, trang thiết bị đánh bắt trên tàu cần bảo hiểm cùng Hợp đồng bảo hiểm thân tàu đã được thẩm định hay đã mua hoặc sẽ cùng mua.

Hình 10 Quy trình triển khai Bảo hiểm ngư lưới cụ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Nguồn: Tác giả luận văn

3.2.2.2 Các bước thực hiện

Lập giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu của Bảo Việt Xét duyệt hồ sơ

Hồ sơ được chuyển qua bộ phận xét duyệt hồ sơ. Nếu cần bổ sung, chỉnh sửa thì thực hiện cho đến khi hồn thiện.

Thẩm định giá trị ngư lưới cụ

Thông qua danh sách ngư lưới cụ mà chủ tàu kê khai cùng hồ sơ đề nghị cấp bảo hiểm ngư lưới cụ được chuyển qua bộ phận thẩm định giá trị của ngư lưới cụ và thông báo cho chủ tàu đồng thời tiến hành đàm phám giá trị ngư lưới cụ. Kết quả khâu này là xác định được giá trị ngư lưới cụ.

Thơng báo phí – Thoả thuận phí – Cấp bảo hiểm

Sau khi đã xác định xong giá trị ngư lưới cụ thì hồ sơ được chuyển cho đại lý làm căn cứ xác định phí bảo hiểm và thông báo cho khách hàng. Khi thông báo chờ phản hồi để xác định phí hoặc thoả thuận phí. Kết thúc q trình này là chốt phí mà chủ tàu phải đóng. Thu phí và cấp bảo hiểm cho chủ tàu.

3.2.3. Bảo hiểm tai nạn thuyền viên

Bảo hiểm tai nạn thuyền viên trước đây BVKG đã triển khai và thu phí đối với người tham gia mà thường là chủ tàu sẽ mua cho các thuyền viên. Với Nghị định được ban hành cịn trong thời hiệu thì được hỗ trợ 100% phí.

Để hưởng chính sách này thì chủ tàu phải tham gia bảo hiểm thân tàu, đây là điều kiện tiên quyết.

Chủ tàu lập danh sách thuyền viên cần bảo hiểm kèm theo hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm thân tàu và ghi giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu gửi cho BVKG.

Khi nhận được danh sách và các giấy tờ liên quan, BVKG sẽ tiến hành kiểm tra danh sách và yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nếu cần.

Tiếp đến thơng báo phí phải nộp và thơng báo chính sách hỗ trợ cho chủ tàu. Khi được hỗ trợ 100% phí chủ tàu khơng phải đóng phí này mà chỉ kết hợp để hoàn thiện các thủ tục giúp BVKG thanh quyết tốn.

Hình 11 Quy trình triển khai BHTN thuyền viên theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Nguồn: Tác giả luận văn

3.2.4. Các bước cơ bản trong quy trình thực hiện

3.2.4.1 Thống kê đối tượng ưu đãi

BVKG phối hợp với UBND cấp phường, xã xác nhận đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ bảo hiểm gửi UBND cấp huyện thẩm định và báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt ra quyết định làm cơ sở cấp bảo hiểm cho chủ tàu. BVKG

phối hợp với Sở Nông nghiệp, Sở tài chính, Hội nghề cá, Báo đài nhằm tuyên truyền, giải thích quyền lợi bảo hiểm cho chủ tàu trước khi tham gia.

3.2.4.2 Đào tạo cán bộ

Tiến hành đào tạo các bộ, đại lý để đáp ứng nhu cầu khi thực hiện chính sách bảo hiểm theo tinh thần Nghị định.

3.2.4.3 Thông báo cho đối tượng ưu đãi

Triển khai, thông báo đến các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi. 3.2.4.4 Xử lý hồ sơ bảo hiểm

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu bảo hiểm. Hướng dẫn chủ tàu bổ sung hồ sơ khi cần thiết.

Xác định giá trị tàu, đàm phán với chủ tàu về giá trị tàu được bảo hiểm. Thơng báo phí bảo hiểm được hỗ trợ và phí bảo hiểm phải đóng cho chủ tàu. Có thể đàm phán, thương lượng mức phí phù hợp.

Sau khi đó BVKG tiến hành cấp bảo hiểm, thu phí và hồn thiện thủ tục thanh quyết tốn phần phí được hỗ trợ với các cơ quan liên quan.

3.2.5. Hạn chế quy trình triển khai BHTS ĐBXB theo Nghị định 67

Để tham gia các loại hình bảo hiểm thì thực tế các điều kiện khá là thơng thống các đối tượng nhận ưu đãi đã được BVKG và các cơ quan liên quan thống kê, lập danh sách, trình duyệt trước khi triển khai.

Mức độ hỗ trợ rất cao 70%, 90% và 100% phí bảo hiểm đã làm giảm đi chi phí cho ngư dân rất lớn trong hành trình của một chuyến đi.

Hồ sơ, thủ tục theo mẫu của BVKG và được cán bộ, đại lý BVKG hướng dẫn chu đáo, hỗ trợ nhiệt tình.

Khâu thơng tin đến các đối tượng nhận hỗ trợ được BVKG quán triệt và triển khai rộng khắp qua các kênh truyền thông địa phương và mạng lưới, hệ thống BVKG.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thuộc về triển khai quy trình thì trong thực tế vẫn cịn có những hạn chế cụ thể sau:

Các thủ tục hồ sơ, giấy tờ liên quan hiện còn nhiều và gây khó cho chủ tàu trong khâu hồn thiện vì đa số chủ tàu họ rất ít làm việc với các loại giấy tờ thủ tục mà chú trọng vào việc thực tế hơn.

Trước khi triển khai gói bảo hiểm này đã có cơng đoạn lập, xét, soát danh sách các đối tượng ưu tiên để trình các cấp duyệt. Khi triển khai thì tiếp tục yêu cầu chủ tàu chứng minh bằng các hồ sơ, giấy chứng nhận chứng nhận hội viên trong tổ, đội khai thác xa bờ và một số giấy tờ khác.

Khâu thẩm định giá trị tàu, giá trị ngư lưới cụ… và các thiết bị khai thác khác thường gặp khó khăn vì thơng thường khơng có hố đơn, chứng từ chứng minh giá trị và việc xác định này sẽ liên quan đến phí bảo hiểm.

Khâu đàm phán giá trị bảo hiểm và phí bảo hiểm thường gặp trở vì lý do người tham gia bảo hiểm ln mong phí thấp nhưng quyền lợi bảo hiểm thì cao trong khi nó được định bởi một khung cố định.

Công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm và tuyên truyền tinh thần Nghị định 67 tuy được thực hiện nhưng cần phải xem xét lại vì đối tượng đánh bắt xa bờ thơng thường họ ở trên biển nhiều hơn ở đất liền.

3.3. Hiện trạng triển khai BHTS đánh bắt xa bờ tại Kiên Giang 3.3.1. Tiềm lực khai thác thuỷ sản Kiên Giang 3.3.1. Tiềm lực khai thác thuỷ sản Kiên Giang

Biểu đồ 1. Số lượng tàu KTTS tại Kiên Giang

Theo số liệu thống kê của cục thống kê tỉnh, Kiên Giang là địa phương có số lượng tàu khá lớn năm 2015 có 7.700 chiếc đến năm 2010 là 11.904 chiếc tăng trên 4.000 chiếc trong vịng có 5 năm cho thấy sự tiềm năng của to lớn của ngành khai thác thuỷ hải sản tại Kiên Giang và sự nhận định, quyết định đầu từ của ngư dân cũng rất mạnh mẽ. Đến giai đoạn 2010-2015 thì số lượng tàu lại giảm gần 1.000 chiếc còn khoảng 10.322 chiếc.

Qua biểu đồ tổng công suất của tàu cùng trong khoảng thời gian trên cho thấy tổng công suất của các tàu lại tăng lên trong từng khoảng thời gian.

Biểu đồ 2. Tổng công suất tàu KTTS theo các năm

Nguồn: Bảo Việt Kiên Giang

Biểu đồ 3. Tổng sản lượng KTTS qua các năm

Năm 2005 có tổng cơng suất là 1.170.446 CV đến 2010 thì tăng lên 1.425.733 CV đến 2015 thì tăng gấp đôi so với năm 2005 là 2.077.887 CV. Trong khoảng thời gian 2010 đến 2015 thì số tàu lại giảm nhưng tổng cơng suất chung lại tăng lên. Từ đó cho thấy định hướng đầu tư của ngư dân có sự thay đổi giảm số thuyền nhỏ và đầu tư vào thuyền lớn hơn với công suất lớn hơn.

Mặc dù số tàu giảm xuống nhưng với tổng công suất tàu lớn hơn làm cho sản lượng khai thác tăng lên năm 2005 305.565 tấn qua năm 2010 sản lượng khai thác là 375.687 tấn đến 2015 sản lượng khai thác là 494.000 tấn. Vậy việc suy giảm số tàu mà lại tăng sản lượng được giải thích như thế nào? Để rõ hơn vấn đề này xét bảng tổng hợp và biểu đồ tổng hợp.

Biểu đồ 4. Tổng hợp số lượng tàu, công suất, sản lượng

Nguồn: Tác giả luận văn

Qua bảng tổng hợp mà rõ hơn là biểu đồ tổng hợp cho thấy xu hướng đầu tư của địa phương có sự thay đổi rất rõ rệt. Số lượng tàu nhỏ sẽ bị co lại, sang nhượng, bán đi để tập trung vào các tàu có cơng suất lớn hơn. Nguyên nhân

chính là do tàu nhỏ thì chỉ hoạt động gần bờ trong khi hiệu suất khai thác thấp do trữ lượng thuỷ sản gần bờ đã cạn dần nên sản lượng khai thác giảm xuống. Để tăng hiệu quả đánh bắt cần phải mở rộng ngư trường đánh bắt xa hơn, khi đó cần tàu có cơng suất lớn hơn. Đây là một xu hướng đúng và được chứng minh qua thực tế và thể hiện trên đồ thị tổng hợp.

Trong số 10.322 chiếc này phù hợp với các tiêu chí của Nghị định 67 là 4.297 chiếc và được phân chia như sau: 187 chiếc có cơng suất dưới 90 CV chiếm chỉ 4.35% còn lại là trên 90 CV là 4.110 chiếc chiếm tỉ lệ là 95,65%. Với số lượng tàu như thế ma chỉ tập trung nhiều vào loại hình ĐBXB nên sẽ đẩy mạnh sản lượng khai thác của địa phương lên rất cao và có tác động lớn với chỉ tiêu kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Đồng thời đây cũng là thị trường tiềm năng của ngành bảo hiểm nói chung và BHTS ĐBXB nói riêng.

Biểu đồ 5. Số lượng tàu phù hợp với Nghị định 67

Nguồn: Bảo Việt Kiên Giang

Bảng 4. Tổng phí bảo hiểm dự kiến theo Nghị định 67

Căn cứ vào số lượng tàu và ước lượng giá trị các tàu ngành bảo biểm đã dự tốn tổng phí bảo hiểm trung bình hàng năm là trên 46 tỷ đồng trong đó trên 95% cho cho tàu trên 400 CV. Đây là nguồn kinh phí hỗ trợ khơng nhỏ từ ngân sách của một địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn như Kiên Giang. Đây là sự quan tâm sâu sắc của địa phương và chính phủ với ngành nghề đặt thù với rủi ro cao.

3.3.2. Kết quả triển khai BHTS ĐBXB

Trong năm 2015 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định 67 BVKG đã phối hợp cùng các đơn vị địa phương triển khai. Kết quả đạt được: đã có 1.156 thân tàu được bảo hiểm và sang năm 2016 số tàu được cấp mới là 912 chiếc. Đồng thời số lượng thuyền viên là 9.730 trong năm 2015 đến 2016 thì số lượng thuyền viên là 7.686 người.

Biểu đồ 6. Thống kê số lượng các đối tượng tham gia BHTS ĐBXB

Biểu đồ 7. Tổng phí bảo hiểm

Nguồn: Bảo Việt Kiên Giang

Vì số lượng tàu, thuyền viên giảm xuống nên tổng phí bảo hiểm cũng giảm theo là điều hiển nhiên. Trong năm 2015 tổng phí bảo hiểm phải thu là gần 50 tỷ đồng nhưng đến 2016 thì tổng phí bảo hiểm phải thu là 42.8 tỷ. Mức sụt giảm là 4.047.226.768đ tương đương 8,63%. Qua số liệu thống kê cho thấy số lượng tàu và số lượng thuyền viên giảm xuống. Câu hỏi đặt ra là do đâu? Phải chăng các rủi ro tiềm tìm ẩn trong hoạt động khai thác đã giảm? Môi trường hoạt động của ngư dân an toàn hơn?…

Bảng 5. Số lượng tàu tham gia bảo hiểm phân theo công suất máy

Trong số các tàu tham gia bảo hiểm thì tàu lớn có cơng suất trên 400 CV lại chiếm số lượng 1043 chiếc và 113 là số lượng các tàu từ 90-400 CV.

Biểu đồ 8. Tỷ lệ tàu tham gia bảo hiểm phân theo công suất máy

Nguồn: Bảo Việt Kiên Giang

Phân theo tỷ lệ thì thấy rằng tàu trên 400CV chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 90,22% còn lại 9,78% dành cho tàu có cơng suất từ 90-400CV. Qua cơ cấu này cho thấy độ lệch rất lớn giữa hai loại tàu. Nhưng để rõ hơn quan sát hai biểu đồ tỷ lệ tham gia bảo hiểm của tàu có cơng suất từ 90-400CV và tỷ lệ tham gia bảo hiểm của tàu có cơng suất trên 400CV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ nghiên cứu điển hình tại kiên giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)