Khung phân tích chính thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ nghiên cứu điển hình tại kiên giang (Trang 43 - 49)

Nguồn: Tác giả luận văn

2.6.2.2 Chọn thang đo

Hiện nay ta có nhiều thang đo ứng với mỗi hướng nghiên cứu khác nhau. Nhưng phù hợp nhất cho nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ và mổi mức độ được đánh số từ 1 – 5 tương ứng với các mức độ (1) Hồn tồn khơng đồng ý; (2) Khơng đồng ý; (3) Khơng có ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý hoặc tương tự từ phủ định hồn tồn, phủ định, khơng khẳng định và không phủ định, khẳng định, hoàn toàn khẳng định. Bên cạnh đó cịn thêm thang đo định danh cho các thơng tin về giới tính hoặc tình trạng hơn nhân của người… Cụ thể được thể hiện trong Bảng câu hỏi thu thập thông tin (Phụ lục 1)

2.6.2.3 Thu thập thông tin và xử lý dữ liệu Xác định số lượng mẫu cần lấy

Việc xác định quy mô mẫu cần phải dựa vào yêu cầu về độ chính xác, phương pháp thu thập dữ liệu, kinh phí cho phép của cuộc điều tra. Với mẫu xác suất thì sẽ có cơng thức riêng để tính cỡ mẫu cho phù hợp; đối với mẫu phi xác

suất thì thường dựa vào kinh nghiệm và sự am hiểu về vấn đề nghiên cứu của người nghiên cứu để chọn cỡ mẫu cho phù hợp.

Nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí của q trình nghiên cứu các nhà nghiên cứu thường dựa trên các đặc điểm và tính chất của mẫu khảo sát để thể suy ra được các đặc điểm và tính chất của cả tổng thể đó. Vấn đề quan trọng là phải đảm bảo cho tổng thể thì mẫu phải có khả năng đại diện được cho tổng thể chung. Việc tính tốn chọn mẫu được thực hiện theo công thức sau:

* Với trường hợp cỡ mẫu lớn và khơng biết tổng thể

Trong đó: n: là cỡ mẫu

z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)

p: là ước tính tỷ lệ % của tổng thể

q: (p=1- p thường tỷ lệ p và q được ước tính 50%: 50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể)

e: sai số cho phép (±3%, ±4%,±5%...)

* Với trường hợp cỡ mẫu nhỏ và biết được tổng thể

Trong đó: n: là cỡ mẫu

N: là số lượng tổng thể e: là sai số cho phép

Bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi dùng để thu thập thông tin được thiết kế và được tham vấn từ các chuyên gia cùng thời gian với việc chọn lựa các nhân tố (Phụ lục 1).

Xử lý dữ liệu

Sau khi tiến hành điều tra, phỏng vấn và thu hồi Bảng câu hỏi điều tra. Kết quả được tổng hợp và ứng dựng các phần mềm hỗ trợ trong việc phân tích, tổng hợp. Kết quả được thể hiện trong phần phân tích đánh giá ở chương sau.

Trong chương này đã lược khảo được các lý thuyết làm cơ sở nghiên cứu: Lý luận về quyết định mua hàng của người tiêu dùng, lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan, các loại thang đo trong nghiên cứu khoa học và đề xuất các nhân tố cũng như mơ hình nghiên cứu.

CHƯƠNG 3.

PHÂN TÍCH CÁC HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC DÀNH CHO BẢO HIỂM THỦY SẢN ĐÁNH BẮT XA BỜ 3.1. Các hỗ trợ cho hoạt động ĐBXB theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP 3.1.1. Trích lục Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Điều 4.(7) Chính sách tín dụng a) Đối với chủ tàu

- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, chủ tàu được ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay trong thời gian sửa chữa tàu. Công ty bảo hiểm thanh tốn tồn bộ chi phí sửa tàu.

b) Đối với ngân hàng thương mại cho vay.

+ Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Điều 5.(8) Chính sách bảo hiểm

Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho các tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ là thành viên tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản, nghiệp đồn nghề cá và có tổng cơng suất máy chính từ 90CV trở lên:

1. Hỗ trợ hàng năm 100% kinh phí mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên cho mỗi thuyền viên làm việc trên tàu.

2. Hỗ trợ hàng năm kinh phí mua bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị, ngư lưới cụ trên mỗi tàu (bảo hiểm mọi rủi ro) với mức:

a) 70% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng cơng suất máy chính từ 90CV đến dưới 400CV;

b) 90% kinh phí mua bảo hiểm đối với tàu có tổng cơng suất máy chính từ 400CV trở lên.

7

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP Về một số chính sách phát triển thủy sản ngày 07 tháng 07 năm 2014

8

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP Về một số chính sách phát triển thủy sản ngày 07 tháng 07 năm 2014

Điều 6.(9) Chính sách ưu đãi thuế

5. Các trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng:

b) Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản.

Điều 8.(10) Nguồn vốn và cơ chế thực hiện chính sách

2. Đối với chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ; chi phí vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển sản phẩm hải sản khai thác xa bờ về đất liền cho các tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng cơng suất máy chính từ 400CV trở lên và chính sách bảo hiểm: Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi; ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%; các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện.

3. Bộ Tài chính:

c) Hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

Điều 10.(11) Trách nhiệm của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương 2. Giao cho UBND cấp xã xác nhận đối tượng được vay vốn theo quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 3 Điều 4; đối tượng được hỗ trợ bảo hiểm theo quy định tại Điều 5; đối tượng được hỗ trợ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi UBND cấp huyện thẩm định báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện.

9

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP Về một số chính sách phát triển thủy sản ngày 07 tháng 07 năm 2014

10

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP Về một số chính sách phát triển thủy sản ngày 07 tháng 07 năm 2014

11

3.1.2. Tiêu chí và điều kiện hỗ trợ theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Được quy định tại Điều 6. Thông tư 115/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành

“Điều 6. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm (12)

1. Chủ tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ có tổng cơng suất máy chính từ 90CV trở lên đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Là thành viên của tổ đội, hợp tác xã khai thác hải sản;

b) Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;

c) Có giấy phép khai thác thủy sản đối với tàu khai thác hải sản xa bờ hoặc đăng ký tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo quy định của pháp luật; d) Đã thực hiện đăng ký thuyền viên và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sổ danh bạ thuyền viên theo quy định pháp luật;

đ) Có xác nhận của UBND cấp xã về đối tượng được hỗ trợ.

2. Thuyền viên làm việc trên tàu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”

3.1.3. Những ưu đãi cho ngư dân tham gia BHTS ĐBXB

Trong những năm qua Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân trong hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản nhưng thực tế đời sống của ngư dân và gia đình của họ cịn rất nhiều khó khăn. Số lượng ngư dân và tàu thuyền đánh bắt thủy sản được bảo hiểm cịn rất thấp, mà ngun nhân chính là do người dân chưa đủ điều kiện để chi trả phí bảo hiểm. Vì vậy, khi có rủi ro, tổn thất xảy ra, dẫn đến cuộc sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhằm hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển, phát triển hoạt động khai thác thủy sản, ngày 07 tháng 07 năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, quy định chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm, ưu đãi thuế

12

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP Về một số chính sách phát triển thủy sản ngày 07 tháng 07 năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bảo hiểm thủy sản đánh bắt xa bờ nghiên cứu điển hình tại kiên giang (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)