1.2. Pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
1.2.2. Quy định của pháp luật nước ta về chủ thể quản lý nhà nước đối vớ
hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy
Quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa được chia làm nhiều cấp theo phân cấp quản lý nhà nước, gồm: Chính phủ, Bộ Giao thơng vận tải, Cục đường thủy nội địa Việt Nam, Sở giao thông vận tải tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục quản lý đường thủy nội địa và các cơ quan chức năng.
1.2.2.1. Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành pháp của nước CHXHCN Việt Nam, là cơ quan cao nhất trong bộ máy hành chính theo quy định của Hiến Pháp 2013, Chính phủ có các quyền hạn sau:
- Thực hiện đề xuất, xây dựng, ban hành pháp lệnh, nghị quyết, chính sách để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội. Thực hiện theo quyết định của Chủ
tịch nước, hoặc theo thẩm quyền của mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn. Tổ chức đàm phán, ký kết, gia nhập, chấm dứt ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo quy định tại khoản 14 Điều 70;
- Là cơ quan thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân;
- Về mặt hành chính nhà nước, Chính Phủ là cơ quan hành chính cao nhất. Chính Phủ là cơ quan quản lý các Bộ, cơ quan ngang Bộ; có các quyền hạn về mặt địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý, thanh tra, kiểm tra về nhân sự trong các cơ quan nhà nước; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp; hướng dẫn, kiểm tra và tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Ngồi ra, Chính phủ bảo vệ lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tổ chức và cơng dân Việt Nam ở nước ngồi;
Từ những nhiệm vụ đã được quy định trong Hiến Pháp nói trên, có thể thấy, Chính Phủ chính là cơ quan định hướng phát triển của nhóm ngành vận tải đường thủy nội địa nói riêng và các nhóm ngành kinh tế theo định hướng phát triển nền kinh tế, cũng như phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Chính phủ là cơ quan đưa ra quyết sách liên quan, các quyết sách định hướng đường đi, các yêu cầu cũng như những nhiệm vụ, chức năng mà các cơ quan chức năng, các cơ quan quản lý nhà nước trong vận tải đường thủy nội địa.
1.2.2.2. Bộ Giao thông vận tải
Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) là cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước
về vấn đề giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng hải trong phạm vi cả nước; đây là cơ quan nhà nước thực hiện việc quản lý nhà nước về các hoạt động vận tải. Chính phủ có ban hành Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quang ngang Bộ; những nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đường thủy nội địa thì được quy định chi tiết hơn trong Thông tư 15/2016/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giao thông vận tải.
Bộ GTVT là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về vấn đề GTVT. Bộ chịu trách nhiệm chính trong việc đề ra các chủ trương, chính sách pháp luật và ban hành các văn bản trong thẩm quyền của mình về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện cũng như xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế- kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc ngành giao thơng vận tải theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng chính phủ quy định.
Bộ GTVT có chức năng chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt cũng như điều kiện kinh doanh vận tải, cơ chế, chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của CP;
Ngoài ra, Bộ cịn có chức năng nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quy định và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; quy định những việc liên quan đến việc cấp phép, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ người điều khiển phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ vào mục đích quốc
phịng, an ninh và tàu cá) và cho đối tượng đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trong quy định quyền hạn chức năng trong TT 15/2016/TT-BGTVT cũng có quy định, Bộ GTVT có chức năng quyết định cấp và điều chỉnh cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; công bố mở, đóng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương; cho ý kiến bằng văn bản đối với các cơng trình bảo đảm an ninh, quốc phòng trên đường thủy nội địa quốc gia.
1.2.2.2. Cục đường thủy nội địa Việt Nam
Cục Đường thủy nội địa Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT, là cơ
quan thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thông vận tải đường thủy nội địa trong phạm vi cả nước; được quy định nhiệm vụ, chức năng trong Quyết định số 4409/QĐ-BGTVT do Bộ trưởng Đinh La Thăng ký quyết định ban hành.
Cục có chức năng tham mưu, chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác và các quy định quản lý chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa, ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa; cục có nhiệm vụ chủ trì xây dựng, trình các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm và kế hoạch hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển về giao thông vận tải đường thủy nội địa lên Bộ trưởng Bộ GTVT.
Cục cũng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành giao thơng vận tải đường thủy nội địa. Ngồi ra, Cục cịn có chức năng thơng tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường thủy nội địa.
Dưới Cục đường thủy nội địa có các Chi cục, là các đơn vị nhỏ hơn có chức năng tại địa bàn chi cục đường thủy nội địa của tỉnh đó đóng.
1.2.2.3. Sở giao thơng vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Sở giao thông vận tải là cơ quan dưới Bộ, là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT ở
cấp tỉnh/thành phố. Theo quy định của Thông tư liên tịch số 42/2015/TTLT-GTVT- BNV về Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về GTVT thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì:
Sở có chức năng quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện dự án đầu tư, xây dựng cơng trình giao thơng vận tải trên địa bàn thành phố theo đúng pháp luật của nhà nước và hướng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành; quản lý ngành theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố về chất lượng các cơng trình xây dựng theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng; tổ chức và hướng dẫn các đơn vị quản lý và chủ cơng trình trong việc duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ; quản lý công viên cây xanh; quản lý vận tải.
Sở có nhiệm vụ dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật, các văn bản quy định chung, chịu trách nhiệm hướng dẫn, triển khai thực hiện các quy định đó, nhằm đảm bảo tính thống nhất, hiệu lực và hiệu quả trong phạm vi toàn thành phố; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển do Sở phụ trách trên địa bàn thành phố, theo dõi đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch;
Tại địa phương, Sở là cơ quan thực hiện công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện pháp luật GTVT và đảm bảo nhiệm vụ quản lý nhà nước GTVT trên các lĩnh vực giao thơng đường bộ, đường thuỷ, bến cảng, thốt nước, chiếu sáng trên địa bàn; quản lý về việc cấp/ thu hồi các loại giấy phép thuộc chức năng của Sở theo quy định của pháp luật, của Bộ quản lý chuyên ngành và của UBND thành phố; giáo dục, tuyên truyền, thông tin phổ biến các văn bản quy phạm luật có liên quan đến ngành giao thơng vận tải.
Dưới Sở GTVT có các cơ quan chức năng có nhiệm vụ thực hiện việc quản lý nhà nước về các vấn đề đường thủy nội địa như: Phịng Quản lý giao thơng đường
thủy, Khu Quản lý đường thủy nội địa, Cảng vụ đường thủy nội địa, Thanh tra Sở GTVT, Trung tâm đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
1.2.2.4. Các cơ quan chức năng khác
1.2.2.4.1. Phịng Quản lý Giao thơng đường thủy
Phòng Quản lý Giao thơng đường thủy là Phịng tham mưu cho Lãnh đạo Sở thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường thủy.
Đây là phịng có trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng tham mưu Sở GTVT xây dựng và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác, các chủ trương, biện pháp liên quan đến hoạt động, trật tự an tồn giao thơng đường thủy nội địa; chủ trì phối hợp với Thanh tra Sở GTVT tiến hành xử lý vi phạm hành chính, giải quyết và trả lời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hoặc khiếu kiện liên quan đến chuyên ngành quản lý giao thông đường thủy;
- Tham mưu trình Sở GTVT các vấn đề về luồng, tuyến, tình hình thủy văn, cảng, bến thủy nội địa cho các đơn bị liên quan theo định kỳ hoặc đột xuất. Phịng cũng thơng báo kịp thời cho các đơn vị liên quan các trường hợp bằng, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng không còn giá trị sử dụng theo quy định; - Cung cấp quyết định, giấy phép, phương án khai thác, sơ đồ vị trí vùng nước hoạt động cảng, bến thủy nội địa và phối hợp với Cảng vụ ĐTNĐ, Khu Quản lý ĐTNĐ và Trung tâm Đăng kiểm PTTNĐ trong công tác kiểm tra công bố, cấp giấy phép hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
- Tổng hợp những tồn tại, khó khăn bất cập trong lĩnh vực giao thông đường thủy; kiến nghị giải quyết theo quy định.
1.2.2.4.2. Khu Quản lý đường thủy nội địa
Khu quản lý đường thủy nội địa là đơn vị sự nghiệp, thực hiện công tác
quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
Khu quản lý đường thủy nội địa có chức năng chủ trì phối hợp với các đơn vị thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ các tai nạn, sự cố trên đường thủy nội địa, trừ vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Khi có tai nạn, sự cố, tình huống đột xuất thì đơn
vị này có chức năng thơng báo kịp thời cho lãnh đạo Sở GTVT, Phòng Quản lý GTĐT và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý kịp thời.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị khác thực hiện chức năng quản lý, kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm về trật tự an tồn giao thơng đường thủy nội địa. Khu quản lý đường thủy nội địa cũng có quyền điều động phương tiện để lai dắt, tạm giữ tang vật, phương tiện thủy vi phạm khi có yêu cầu và phải có xác nhận của lãnh đạo đơn vị bằng điện thoại.
Ngồi ra, đây cũng là cơ quan tiếp nhận thơng tin do các đơn vị phản ánh về tình hình luồng tuyến, báo hiệu đường thủy nội địa, chướng ngại vật đột xuất trên luồng để có biện pháp khắc phục kịp thời.
1.2.2.4.3. Cảng vụ đường thủy nội địa
Cảng vụ đường thủy nội địa là đơn vị thực hiện chức năng quản lý chuyên
ngành tại cảng, bến thủy nội địa theo Thông tư 83/2015/TT-BGTVT.
Cảng vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa nhằm bảo đảm việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an tồn giao thơng đường thủy nội địa và bảo vệ mơi trường.
Là cơ quan có có thẩm quyền quy định nơi neo đậu cho phương tiện thủy nội địa, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa; Cảng vụ cũng là cơ quan thẩm định hồ sơ đánh giá an ninh cảng thủy nội địa, thẩm định kế hoạch an ninh cảng thủy nội địa, tiếp nhận và thông báo các thơng tin về tình hình đường thủy nội địa, tình hình thủy văn,… cho các phương tiện. Chủ trì phối hợp với Trung tâm Đăng kiểm PTTNĐ xác định tải trọng tồn phần hoặc cơng suất phương tiện trong công tác xử phạt vi phạm hành chính;
Cảng vụ là cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường của phương tiện thủy nội địa, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển, cảng, bến thủy nội địa, luồng, tuyến, các công trình khác trong phạm vi liên quan cũng như việc xếp hàng lên phương tiện; kiểm tra giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, bằng, chứng chỉ
chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện; cấp phép cho phương tiện thủy nội địa, phương tiện thủy nước ngoài, tàu biển ra, vào cảng, bến thủy nội địa; thực hiện cơng tác phịng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi quản lý. Thông báo kịp thời về tai nạn, sự cố và tình huống đột xuất tại cảng, bến thủy nội địa; tham gia lập biên bản, kết luận nguyên nhân tai nạn, sự cố xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa; yêu cầu các bên liên quan khắc phục hậu quả tai nạn; xử phạt vi phạm hành chính; thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác thực hiện cơng tác bảo đảm bảo trật tự an tồn giao thông trong khu vực cảng, bến thủy nội địa; huy động phương tiện, thiết bị, nhân lực trong khu vực cảng, bến thủy nội địa