.2 Bảng phí, lệ phí được quy định tại Thông tư số 59/206/TT-BGTVT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 68)

BGTVT

2.2. Thực tiễn thực thi pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy

Vận tải đường thủy nội địa có vai trị quan trọng và vơ cùng tiềm năng để khai thác, Bộ GTVT đã ra nhiều quyết định, dự tính quy hoạch phát triển để khai thác tối đa tiềm năng của loại hình vận tải này. Theo Quyết định và dự án của Bộ GTVT, chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020 thì tỷ lệ đảm nhận vận tải hàng hóa của đường thuỷ nội địa là 17,72%, vận tải hành khách là 4,1% trên tổng khối lượng vận tải của toàn ngành GTVT. Đảm bảo được tốc độ tăng trưởng khối lượng vận tải bình quân giai đoạn 2015 - 2020 là 11,20%/năm về hàng hóa và 2,5%/năm về hành khách. Số lượng hàng hóa đi qua đường vận tải ĐTNĐ đạt 393,89 triệu tấn và 85,9 tỷ tấn.km; số lượng hành khách sử dụng vận tải ĐTNĐ đạt 170 triệu khách và 3,5 tỷ khách.km; khối lượng vận tải container qua ĐTNĐ đạt khoảng 3,45 triệu TEU; khối lượng vận chuyển hàng hóa sơng pha biển đạt khoảng 17,1 triệu tấn. Theo định hướng mà Bộ GTVT đề ra thì đến năm 2030, tỷ lệ đảm nhận vận tải hàng hóa của đường thủy nội địa là 15,48%, vận tải hành khách là 1,9% khối lượng vận tải của tồn ngành giao thơng vận tải. Đảm bảo được tốc độ tăng trưởng khối lượng vận tải bình quân giai đoạn 2021 - 2030 là 5,20%/năm về hàng hóa và 1,41%/năm về hành khách. Trong đó: Vận tải hàng hóa đạt 655,89 triệu tấn và 141,5 tỷ tấn.km; vận chuyển hành khách đạt 200 triệu khách và 4,1 tỷ khách.km; khối lượng vận tải công-te-nơ đạt khoảng 5,57 triệu TEU; tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng tàu sơng pha biển đạt khoảng 30,3 triệu tấn.

(Quyết định số 4146/QĐ-BGTVT về Phê duyệt về quy hoạch phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030).

2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải theo đường thủy nội địa ở Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay

So với các nước trên thế giới, Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xếp vào top 10 nước có mạng lưới giao thơng – vận tải thủy dày đặc nhất thế giới. Hiện nay, giao thông vận tải đường thủy nội địa được đánh giá là một trong những phương thức vận tải có nhiều ưu điểm vượt trội: chi phí đầu tư thấp, vận tải hàng hóa trọng tải lớn, an tồn nhất, ít ơ nhiễm mơi trường…

a. Thành tựu đạt được

Trong quyết định 13/2008/QĐ-BGTVT về Phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Đường thủy nội địa đến năm 2020, thể hiện quan điểm, mục tiêu phát triển GTVT đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 của Bộ GTVT, xác định quan điểm định hướng phát triển của đường thủy nội địa là: - Phải tận dụng vị thế ưu đãi của tự nhiên, khai thác và phát triển tiềm năng kinh tế của ngành đường thủy nội địa;

- Có kế hoạch phát triển đồng bộ giao thông đường thủy nội địa về mọi mặt: tuyến đường thủy nội địa, phương tiện vận tải, chất lượng dịch vụ vận tải;

- Có định hướng để thu hút vốn đầu tư, đầu tư đa dạng hơn nữa các loại hình dịch vụ vận tải ĐTNĐ để tạo sự phong phú, thu lại nguồn lợi.

Quyết định cũng thể hiện sự quyết tâm trong việc điều chỉnh Chiến lược phát triển của ngành đường thủy nội địa đến 2020 từ năm 2008, thể hiện ở bảng sau (Trích từ Quyết định 13/2008/QĐ-BGTVT):

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện năm 2005 Dự báo 2010 Dự báo 2020 I Hàng hóa 1 Khối lượng vận chuyển Triệu T 62,9 87,1 171,7 Tốc độ tăng %/ năm 6,73 7,02

trưởng Tỷ lệ đảm nhận % 21,1 19,2 17,0 2 Khối lượng vận chuyển Triệu T. Km 5.510 8.711 17.167 Tốc độ tăng trưởng %/ năm 9,6 7,02 Tỷ lệ đảm nhận % 18,5 17,6 14 II Hành khách 1 Khối lượng vận chuyển Triệu HK 171,3 239,3 532,3 Tốc độ tăng trưởng %/ năm 6,93 8,32 Tỷ lệ đảm nhận % 13,3 11,3 7,8 2 Khối lượng vận chuyển KH.Km Triệu 3.390 5.486 15.619 Tốc độ tăng trưởng %/ năm 8,3 11,0 Tỷ lệ đảm nhận % 7,1 7,0 6,4

Bảng 2.3 Khối lượng vận chuyển, luân chuyển của ngành đường thủy nội địa (Theo kết quả dự báo chung từ Dự án Điều chỉnh bổ sung Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020)

Thực tế chứng minh rằng, vận tải đường thủy nội địa mang trong mình nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại hình dịch vụ vận tải khác, tuy vậy vì nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan mà số lượng vận chuyển hàng hóa/ hành khách vẫn khá hạn chế khi đặt bên cạnh so sánh với đường sắt, đường hàng không, đặc biệt là đường bộ. Theo thông tin từ Cục đường thủy nội địa Việt Nam, hiện cả nước có 225 cảng thủy nội địa và hơn 8.500 bến thủy nội địa, trong đó có 2.125 bến không phép. Trong 9 tháng đầu năm 2016, loại hình vận tải thủy nội địa đã vận chuyển được gần 124 triệu hành khách, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; vận chuyển hàng hóa đạt hơn 160 triệu tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước. Trên tuyến vận tải ven biển, 9 tháng đầu năm 2016, các cảng vụ đường thủy nội địa, hàng

hải đã làm thủ tục cho 12.557 lượt phương tiện vào, rời cảng, bến với gần 12 triệu tấn hàng hóa thơng quan. So với cùng kỳ năm 2015 tăng 7.358 lượt (hơn 241%); tăng gần 7 triệu tấn hàng hóa (hơn 236%).13

Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự “lấn sân” của dịch vụ vận chuyển bằng đường thủy nội địa, sự tin dùng của khách hàng cũng như việc chú trọng hơn vào việc khai thác tiềm năng của đường thủy nội địa của các cấp lãnh đạo. Các phương tiện thủy nội địa vì thế cũng tăng cường hoạt động so với các năm trước. Bảng dưới đây thể hiện được sự hoạt động của các cấp tàu thuyền hoạt động và trọng tải tàu (tính bằng tấn) vận chuyển khối lượng hàng hóa (tính bằng tấn):

Cấp tàu Việt Nam 5 4 3 2 1

Trọng tải tàu tính bằng tấn 50 100 300 500 700

Chi phí hàng/ tấn-km 0,0640 0,0410 0,0220 0,0180 0,0160

Khí CO2/xe/km 0,1531 0,1108 0,0662 0,0521 0,0444

Bảng 2.4 Chỉ số chất lượng hoạt động chính của các tàu vận tải nội địa ở Việt Nam14

Theo thông tin từ Cục ĐTNĐ Việt Nam cho thấy, trong 9 tháng năm 2016, đường thủy đã vận chuyển được 123,97 triệu lượt khách, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước, vận chuyển 160,25 triệu tấn hàng hóa, tăng 6,2%. Sự tăng trưởng cịn thể hiện qua việc chuyển dịch từ đội tàu trên dưới 500 tấn trước kia lên trọng tải 1.000 - 3.000 tấn như hiện nay. Điển hình là tuyến vận tải ven biển Quảng Ninh - Kiên Giang dành cho tàu sông pha biển (tàu SB). Nếu như giữa năm 2015 mới có gần 300 phương tiện và Đề án tái cơ cấu đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt hơn 1.000 phương tiện, nhưng đến nay đã có 964 tàu đang hoạt động, trong khi hàng trăm phương tiện khác đã được phê duyệt thiết kế để đóng mới. Sản lượng vận tải hàng

13 http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/853749/khoi-dong-cho-van-tai-duong-thuy, truy cập lúc 23h00 ngày 07/9/2017.

14 Bảng số liệu được trích dẫn từ Sách Thúc đẩy Thương mại thông qua Giao thơng Vận tải có sức cạnh

hóa trên tuyến này 10 tháng năm 2016 đạt hơn 11,2 triệu tấn, tăng tới 236% so với cùng kỳ năm trước.15

Dựa trên số liệu từ Tổng cục thống kê, có thể thấy được số lượng hành khách/ hàng hóa vận chuyển bằng các đường vận tải trong các năm từ 2010-2015:

Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường hàng không Lượng hành khách (Triệu người) 2010 11,2 2.132,3 157,5 14,2 2011 11,9 2.306,7 142,4 15,1 2012 12,2 2.504,3 145,0 15,0 2013 12,1 2.660,5 150,4 16,9 2014 12,0 2.863,5 156,9 24,4 Sơ bộ 2015 11,2 3.099,2 162,4 31,1

(*) Bao gồm số liệu của các đơn vị ngành vận tải và các đơn vị khác có hoạt động kinh doanh vận tải.

Bảng 2.5 Lượng hành khách vận chuyển qua các đường vận tải từ 2010- 2015

Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng khơng Giá trị (Nghìn tấn) 2010 7.861,5 587.014,2 144.227,0 61.593,2 190,1 2011 7.285,1 654.127,1 160.164,5 63.904,5 200,3 2012 6.952,1 717.905,7 174.385,4 61.694,2 191,0 2013 6.525,9 763.790,0 181.212,7 58.701,6 183,7 2014 7.178,9 821.700,0 190.600,0 58.900,0 202,0

Đường sắt Đường bộ Đường sông Đường biển Đường hàng không Sơ bộ 2015 6.667,0 874.028,4 202.838,7 57.400,0 204,6

Bảng 2.6 Lượng hành hóa vận chuyển qua các đường vận tải từ 2010- 2015

Hình 2.1 Biểu đồ thống kê số lượng hàng hóa thơng qua cảng-bến trong năm 2017 của Cục Vận tải đường thủy nội địa16

Rõ ràng từ số liệu có thể nhận thấy rằng, bên cạnh đường bộ thì đường thủy chính là con đường vận chuyển đóng vai trị quan trọng thứ hai trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa của Việt Nam. Nhưng trong khi đường bộ nhận được rất nhiều sự quan tâm, đầu tư để phát triển thì đường thủy, dù mang trong mình những tiềm năm to lớn vẫn chưa được khai thác một cách tốt nhất.

b. Chưa được chú trọng đầu tư, phát triển dưới tiềm năng

Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng về số liệu phản ánh sự hoạt động của các phương tiện thủy nội địa, về số lượng hàng hóa hay hành khách mà các phương tiện vận chuyển thì một thực trạng đáng buồn là hiện nay, hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa vẫn mang tính chất tự phát, tự quản lý và không đạt quy chuẩn, tỷ

lệ này chiếm rất lớn so với việc các cảng được quản lý nên dẫn đến tình trạng bất cập trong việc quản lý và khai thác loại hình dịch vụ này. Song song đó, chiều dài đường thủy nội địa mà cơ quan có thẩm quyền khơng khai thác, quản lý được cũng phần rất lớn (81%):

Các tuyến đường thủy nội địa của Việt Nam: 220.000 km

Chiều dài lưu thông được: 41.900 Km (19%) Chiều dài không lưu thông được: 178.100 Km (81%) Được quản lý: 15.436 km (37%) Chưa được quản lý: 26.464 km (63%) Bởi chính quyền trung ương: 6.612

Bởi chính quyền địa phương: 8.824 km (57%)

Trong đó, các tuyến đường chính ở phía Bắc: 1.506 km (10%), các tuyến đường chính ở phía Nam: 3.047 km (20%), các tuyến đường không phải trọng điểm: 10.883 km (70%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)