Quy định của nước Hà Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

1.3. Kinh nghiệm pháp luật, chính sách của một số nước về kinh doanh vận

1.3.1. Quy định của nước Hà Lan

Hà Lan nổi tiếng là đất nước nằm dưới mực nước biển (tên tiếng Hà Lan là Netherlands; trong đó Nether là bên dưới, thấp hơn; Lands là đất), bởi vậy có mạng lưới đường thủy dày đặc (khoảng 6.000km sông rạch) với các tuyến đường thủy có tổng chiều dài ước tính khoảng 2.200km và các tuyến đường thủy này do Nhà nước điều hành. Các tuyến đường thủy nhỏ được quản lý bởi chính quyền cấp tỉnh hoặc Ban thốt nước. Các sơng ngịi, kênh đào khơng chỉ mang nước ra biển, mà đây còn là hệ thống vận tải vận chuyển giá rẻ của Hà Lan, và đây cũng là nguồn cung cấp cho các nhà máy thủy điện của Hà Lan.

Sông Rhine từ nội địa Châu Âu đi qua phía nam của Hà Lan và đổ ra Bắc Hải, đây là con sơng đóng vai trị quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa của Hà Lan và từ Đức, Thụy Sĩ đến Hà Lan. Hà Lan và Đức có phát triển Dự án "Trung tâm Quản lý Giao thông Tàu trong tương lai" (tên Tiếng anh là Vessel Traffic Management), được chọn để tài trợ trong Cuộc gọi Đa năng Hàng năm

TEN-T, sẽ đưa ra các cơ sở cho mạng lưới các trung tâm VTM mới dọc theo sông Rhine ở Đức và ở Hà Lan. Dự án này có mục đích làm cho hệ thống đường thủy nội địa trở nên cạnh tranh, hiệu quả và an tồn đối với vận tải hàng hóa cũng như vận tải hành khách.

Ngồi ra là sơng Maas (nhánh của sông Meuse) và sông Schelde, chảy từ Bỉ sang. Cùng với vô số kênh rạch, sơng ngịi đã tạo thành lối ra vào thuận tiện cho vùng nội địa châu Âu.

Hệ thống quản lý nhà nước về mặt đường thủy nội địa gồm: Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường chịu trách nhiệm quản lý chính; Tổng cục về Công cộng và Quản lý nước (Rijkswaterstaat, RWS)- đây là cơ quan điều hành của Bộ Cơ sở hạ tầng và Môi trường; Cơ quan chức năng cấp tỉnh hoặc các Ban thoát nước tại địa phương. Nhiệm vụ của RWS là quản lý và phát triển mạng lưới quốc lộ, mạng lưới đường thủy, và các vùng nước khác như một môi trường sống bền vững. RWS có nhiệm vụ bao gồm: bảo vệ lũ; đảm bảo đủ nước sạch; và cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thơng có điều kiện kỹ thuật tốt, thân thiện với người sử dụng, và cho phép lưu thơng an tồn. Với các tuyến đường thủy nhỏ hơn thì được quản lý bởi các cơ quan chức năng cấp tỉnh hoặc các ban thoát nước tại địa phương. Tại Hà Lan, Bộ và Rijkswaterstaat là có tác động qua lại lẫn nhau và tương tự như Cục đường thủy nội địa Việt Nam và Bộ GTVT tại Việt Nam.

Giữa Bộ và RWS có thỏa thuận về mặt chức năng ;và RWS có chức năng riêng biệt sau: RWS chỉ đạo dự án xây dựng và các cơng trình bảo trì có giá trị lớn, trong chu trình dự án của Chương trình Đa ngành hàng năm về Cơ sở hạ tầng, Quy hoạch sử dụng đất và Giao thông vận tải (trong tiếng Hà Lan: MIRT), RWS có vai trị tư vấn này vì chun mơn của mình trong các khía cạnh kỹ thuật của xây dựng

và các tác động cũng như chi phí của chúng. RWS chịu trách nhiệm giám sát và ký hợp đồng trong giai đoạn thực hiện dự án. Ngồi ra RWS cịn có đóng vai trị chính trong việc thoả thuận Mức độ Dịch vụ (SLA) cho quản lý mạng lưới cơ sở hạ tầng, bao gồm bảo trì thường xuyên cơ sở hạ tầng (Dutch Civil Code, 2015).

Theo luật Convention on Civil Liability for Damage caused during Carriage of Dangerous Goods by Road, Rail and Inland Navigation Vessels (CRTD), 1989 của Hà Lan quy định: Tàu thuyền là bất kỳ tàu hoặc thuyền, không bao gồm tàu biển hoặc tàu vận chuyển trên biển hay bất kỳ hình thức nào tương tự.

Theo Luật Inland Navigation Act, 2016 (Binnenvaartwet) quy định về các điều kiện về tài thuyền cũng như các điều kiện khác về thuyền viên như:

- Thuyền viên phải được đăng ký về giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi.

- Điều kiện, thiết kế, các thiết bị trang bị trên tàu. Hà Lan xét điều kiện này dựa trên một giấy chứng nhận kiểm tra để đảm bảo tàu đạt tiêu chuẩn để thực hiện việc vận tải và một giấy phép điều hướng để có thể lưu thơng trên các tuyến thủy nội địa tại Hà Lan. Tàu phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ phát thải tối đa của hydrocarbon, oxit nitơ, các hạt và carbon monoxide. Để tránh xả nước thải, tàu được trang bị nhà vệ sinh phải có hệ thống xử lý nước thải hoặc tự xử lý nước thải. Về mặt thiết kế: các đoạn đường thủy, ổ khóa, cầu và bến bên trong (Article V).

Chính phủ Hà Lan theo đuổi chính sách thay thế vận tải hàng hóa bằng đường bộ bằng vận tải liên hợp bằng đường sắt và đường thủy nội địa, sự chuyển đổi phương thức vận tải địi hỏi phải có một hệ thống GTVT liên hợp hiệu quả.

Đường bộ Đường sắt Vận tải ĐTNĐ Tất cả

Khối lượng (triệu tấn)

694 39 344 1.077

Tỷ trọng theo phương thức vận tải (theo số tấn tải trọng)

64% 4% 32% 100%

Khối lượng (tỷ tấn- km)

73,3 6,4 46,3 126,0

58% 5% 37% 100% Chiều dài trung bình (km)

46 171 95 

Bảng 1.3 Tỉ trọng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa tại Hà Lan năm 20116

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)