Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 41)

1.3. Kinh nghiệm pháp luật, chính sách của một số nước về kinh doanh vận

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua tìm hiểu hệ thống pháp luật của các nước Hà Lan, Trung Quốc,.. tác giả nhận thấy rằng chúng ta có thể rút ra các bài học như sau:

Thứ nhất, Theo những hoạch định phát triển tại CHND Trung Hoa, chúng ta

có thể học hỏi việc chú trọng và đầu tư vào việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy, các cảng nội địa để hệ thống mạng lưới các cảng và cở sở hạ tầng được hoạch định để có thể vươn tới các vùng sâu, vùng xa hơn. Dựa trên tình hình thực tế sự phát triển của khu vực mà có thể xây dựng được quy hoạch phù hợp

7

Vận tải thông minh là việc ứng dụng kỹ thuật công nghệ, bao gồm: các thiết bị cảm biến, điều khiển, điện tử, tin học, viễn thông vào trong lĩnh vực giao thông. Hệ thống này sẽ giúp điều hành và quản lý hệ thống giao thông vận tải theo hướng công nghệ.

Thứ hai, Việc áp dụng mơ hình nền tảng quản lý thông minh vào quản lý giao

thơng đường thủy là một mơ hình mà Việt Nam có thể học hỏi từ CHND Trung Hoa. Hiện nay, Việt Nam đã có đề án áp dụng mơ hình quản lý thơng minh vào đường bộ (Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1734/QĐ-TTg). Tuy vậy, đề án về đường thủy thì vẫn chưa được chú trọng và chưa được thực hiện.

Xây dựng chính sách đầu tư hợp lý cho vận tải đường thủy nội địa kết hợp gắn liền việc xây dựng, bảo hệ và sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy.

Thứ ba, Việc thực hiện nghiên cứu và phát triển theo các vùng kinh tế đang

triển khai tại Trung Quốc là hoạt động Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng trong thực tế ngày nay, bởi vì sự chênh lệch về kinh tế giữa các tỉnh và việc phát triển theo tiềm năng kinh tế của các tỉnh của Việt Nam hiện nay thực hiện chưa thực sự tốt. Sự phối hợp quy hoạch và phát triển giao thông, sử dụng quỹ đất chung nhìn chung vẫn cịn hạn chế, chưa thực sự nổi bật.

Thứ tư, Cũng như Hà Lan, Việt Nam có hai cơ quan nhà nước cấp cao quản

lý về đường thủy nội địa. Tuy vậy, vai trò của Cục đường thủy nội địa cịn chưa thực sự gây được dấu ấn gì như RWS tại Hà Lan. Để thực sự nắm trong tay quyền quyết định về những dự án, Cục đường thủy Việt Nam cần cả thiện chất lượng nhân sự và cần được giao cho các hoạt động trọng yếu. Đồng thời, để có thể đầu tư và phát triển một mạng lưới đường thủy nội địa quốc gia đáp ứng đủ tiêu chuẩn và nhu cầu của người dân không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành đường thủy nội địa mà các bộ ngành liên quan cũng cần có sự phối hợp thực hiện.

Thứ năm, Hà Lan là đất nước nổi tiếng với hệ thống sơng ngịi phong phú cũng như việc khai thác tận dụng hết hình thức vận tải này. Hiện nay ở Việt Nam, việc kết hợp loại hình giao thơng đường thủy nội địa và với các loại hình vận tải khác chưa được kết nối, chưa tạo thành một mạng lưới giao thông vận tải phát triển và liên kết với nhau. Việt Nam có thể học hỏi và tham khảo mơ hình của việc kết hợp IT với việc kết hợp các loại hình vận tải như tại Hà Lan.

Tiểu kết luận chương 1

Chương I đã nêu được khái quát các khái niệm, vai trò, đặc điểm, phân loại của ngành vận tải ĐTNĐ của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cũng như tương quan trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam dưới góc nhìn kinh tế và dưới góc nhìn của pháp luật. Chương I cũng tóm tắt và cho các khác niệm cơ bản cũng như chức năng, mối quan hệ giữa các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đường thủy nội địa tại Việt Nam hiện nay. Thông qua những kiến thức Chương I đã cung cấp, tác giả hi vọng người đọc có thể nắm được những nền tảng cơ bản cũng như những hiểu biết nhất định về lĩnh vực đường thủy nội địa hiện nay ở Việt Nam.

Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những ví dụ về cách thức hoạt động, khai thác lĩnh vực đường thủy nội địa tại một số nước trên thế giới, hi vọng, với những sự khai quát và so sánh đó, người đọc có thể có cái nhìn so sánh và có thể đánh giá được mức độ tiềm năng, cũng như những kinh nghiệm mà đường thủy nội địa Việt Nam có thể học hỏi cho riêng mình cũng như hiểu được ý đồ của tác giả.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa tại việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)