2.1. Quy định của pháp luật hiện hành về kinh doanh vận tải đường thủy nội địa nội địa
Vì tính chất đặc thù, cũng như mang nhiều rủi ro, thách thức khi phát triển loại hình dịch vụ vận tải đường thủy nói chung và vận tải đường thủy nội địa nói riêng, Chính phủ, Bộ GTVT cũng như các cơ quan ban ngành có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực kinh doanh đường thủy nội địa đã ban hành nhiều Quy định, Nghị định, Thông tư để hướng dẫn thực hiện, triển khai việc kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.
2.1.1. Các quy định của pháp luật về chủ thể kinh doanh vận tải hàng hoá đường thủy nội địa
2.1.1.1 Tư cách, mơ hình pháp lý tham gia kinh doanh vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa
Tại Khoản 22, Điều 3, Luật ĐTNĐ có quy định, người vận tải là tổ chức, cá
nhân sử dụng phương tiện để vận tải người, hàng hóa trên đường thuỷ nội địa.
Người kinh doanh vận tải là người vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hoá, hành khách mà có thu cước phí vận tải.
Theo Nghị định 110/2014/NĐ-CP có quy định về điều kiện của đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, nhưng không giống như những quy định về chủ thể kinh doanh vận tải đường khác phải bắt buột là “doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh”9 hay “Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã mới được kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định”10. Trong quy định về chủ thể có thể tiến hành kinh doanh đường thủy nội địa, quy định đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa chỉ cần “Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa” (Khoản 1,
Điều 5, Nghị định 110/2014/NĐ-CP) và cần đáp ứng các điều kiện khác theo Điều 5 cùng các điều kiện đặc thù về cơ sở vật chất, điều kiện vật chất. Nghĩa là về mặt hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh, không yêu cầu là cá nhân, hay doanh nghiệp, hay là hộ kinh doanh mà chỉ cần đơn vị kinh doanh loại hình vận tải đường thủy nội địa “có đăng ký kinh doanh…”
Khi thực hiện việc đăng ký kinh doanh, chủ thể của hoạt động vận tải đường thủy nội địa chịu sự quản lý của Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố, ĐTNĐ thành phố trực thuộc Trung ương về hoạt động doanh nghiệp và các Sở chuyên ngành liên quan đến hoạt động tài chính, giao thơng vận tải, an ninh,…
2.1.1.2. Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hoá đường thuỷ nội địa
Vì tính chất loại hình kinh doanh này, đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Nghị định 110/2014/NĐ-CP và Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004, Luật sửa đổi Luật GTĐT nội địa 2014 đó là đáp ứng được các điều kiện về phương tiện và các điều kiện về thuyền viên, người lái tàu.
Điều kiện về phương tiện: Phương tiện phải đảm bảo các quy chuẩn về bảo
đảm an toàn kỹ thuật để đảm bảo việc di chuyển, vận tải được đảm bảo thơng suốt và an tồn. Theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, NĐ 110/2014/NĐ-CP có quy định:
Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc khơng có động cơ, chun hoạt động trên đường thuỷ nội địa. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 5, NĐ 110/2014/NĐ-CP thì phương tiện phải
bảo vệ mơi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh. Luật sửa đổi bổ sung Luật GTVT ĐTNĐ 2014 cũng có quy định về điều kiện hoạt động của phương tiện dựa vào công suất, động cơ trọng tải của phương tiện tại Điều 1: Sửa đổi, bổ sung Điều 24 của Luật GTVT ĐTNĐ 2004 và phân ra dựa trên các tiêu chí như: phương tiện khơng có động cơ: phương tiện có trọng tải tồn phần dưới 1 tấn, từ 1 tấn đến dưới 15 tấn, trên 15 tấn; phương tiện có động cơ: cơng suất máy chính dưới 5 sức ngựa, từ 5 sức ngựa đến dưới 15 sức ngựa, trên 15 sức ngựa; dựa vào sức chở: sức chở dưới 5 người, từ 5 người đến 12 người, sức chở trên 12 người
- Phương tiện phải bảo đảm cịn niên hạn sử dụng theo quy định của Chính phủ. Phương tiện khi lưu thông phải được đảm bảo đã được đăng ký theo đúng trình tự của pháp luật, đảm bảo có nguồn gốc hợp pháp và đạt được các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký. Chủ phương tiện phải thực hiện việc đăng ký tại nơi chủ phương tiện (tổ chức, cá nhân) đặt trụ sở hoặc là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của chủ phương tiện. Khi chuyển quyền sở hữu, thay đổi tên, tính năng kỹ thuật hoặc trong trường hợp chủ phương tiện thay đổi trụ sở, hoặc nơi đăng ký thường trú của chủ phương tiện chuyển sang đơn vị hành chính cấp tỉnh khác; hoặc trong trường hợp chủ phương tiện chuyển đăng ký từ cơ quan đăng ký khác sang cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội thì chủ phương tiện cần thực hiện lại việc đăng ký phương tiện. Với những trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 25 của Luật GTVT đường thủy nội địa 2004, chủ phương tiện phải khai báo để xoá tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện.
Trong những trường hợp mà phương tiện thuộc diện đăng kiểm phương tiện theo quy định của Luật Giao thông vận tải đường thủy nội địa 2004, tổ chức, cá nhân cần tiến hành đăng kiểm phương kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Điều kiện về thuyền viên: Thuyền viên ở đây theo quy định của pháp luật
là thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy. Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Theo thông tư số 11/2012/TT-BGTVT ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2012, Bộ GTVT đã có những quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên trên tàu. Thuyền viên phải đáp ứng được các yêu cầu theo từng chức năng khác nhau (thuyền trưởng, thuyền phó, lái tàu,...) và theo từng trọng tải tàu khác nhau (tàu từ 50GT đến dưới 300GT, tàu 300GT trở lên, tàu 500GT trở lên,…).
Bên cạnh khả năng chuyên môn, thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế. Tình trạng sức khỏe của thuyền viên ln được đánh giá là một trong những yếu tố quyết định đến việc lên tàu thuyền, đặc biệt với những
tàu biển khơng chỉ vì lý do an tồn mà cịn liên quan đến các cơng tác cứu hộ khi xảy ra sự cố. Chỉ thị 10/CT-BGTVT được ban hành ngày 06 tháng 05 năm 2014 được Bộ GTVT ban hành để siết chặt hơn việc kiểm tra, tăng cường kiểm tra chức danh, sức khỏe của thuyền viên. Chủ thể kinh doanh vận tải đường thủy nội địa cần đảm bảo rằng tất cả các thuyền viên của mình có đủ chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện nội địa. Đảm bảo thực hiện theo các quy định của pháp luật các quy định tiêu chuẩn chuyên môn, định biên thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa vì theo Chỉ thị 10/CT-BGTVT, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc Cục sẽ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng bằng, chứng chỉ chun mơn giả cũng như có các biện pháp xử lý các tổ chức, cá nhân in ấn, sản xuất bằng, chứng chỉ chuyên môn giả.
Cũng theo quy định của pháp luật kinh doanh vận tải đường thủy nội địa thì thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện thủy nội địa phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh). Chủ thể kinh doanh vận tải đường thủy nội địa cần lập hợp đồng lao động bằng văn bản với thuyền viên, nhân viên phục vụ theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và xã hội để đảm bảo được việc quản lý thuyền viên, nhân viên phục vụ của mình, đồng thời có giải quyết các xung đột có thể xảy ra một cách rõ ràng hơn.
Ngoài quy định đặc thù về thuyền viên, phương tiện như đã nêu ở trên, chủ thể kinh doanh vận tải đường thủy nội địa có trách nhiệm phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba theo quy định tại Khoản 5, Điều 5, Nghị định 110/2014/NĐ-CP.
Kết luận: Quy định về chủ thể kinh doanh vận tải đường thủy nội địa được
khái quát một cách chung nhất cho các loại hình kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, với mỗi một loại hình khác nhau (hành khách hay hàng hóa, vận tải hành khách
ngang sơng hay vận tải hành khách du lịch,…) thì lại có những đặc điểm riêng biệt và đặc thù, tác giả sẽ phân tích sâu hơn trong phần quy định của pháp luật nước ta về kinh doanh vận tải hành khác tại tiểu mục 2.1.3.
2.1.1.3. Quy định của pháp luật về hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy nội địa
Hàng hóa vận chuyển theo đường thủy nội địa được phân làm hàng hóa thơng thường và hàng hóa nguy hiểm, với mỗi loại hàng hóa thì được quy định trong những quy định khác nhau chứ không nằm chung trong một văn bản pháp luật để có thể quy định riêng, rõ ràng và chi tiết loại hình kinh doanh vận tải để dễ dàng trong việc vận dụng. Để hiểu rõ những quy định của pháp luật thì tác giả sẽ phân ra làm 2 mục nhỏ để người đọc dễ dàng khái quát và nắm được nội dung.
2.1.1.3.1. Hàng hóa thơng thường
Theo quy định của Thơng tư 61/2015/TT-BGTVT thì Hàng hóa là bất cứ tài
sản nào, kể cả công-ten-nơ, ván sàn, tấm nâng hàng, vật liệu chèn lót hàng hóa hay cơng cụ vận chuyển, đóng gói tương tự khác mà khơng do tổ chức, cá nhân vận tải cung cấp.
Cũng giống như các loại hình vận tải khác, việc vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa diễn ra khi có 2 bên ký kết hợp đồng vận chuyển với nhau: bên thuê vận chuyển và bên vận chuyển hàng hóa. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa phải có các điều kiện quy định rõ quyền và nghĩa vụ của bên thuê vận chuyển hàng hóa; quyền và nghĩa vụ của bên nhận vận chuyển; việc đền bù, khắc phục khi hàng hóa bị hư hỏng;… Việc quy định những trường hợp có thể phát sinh trong hợp đồng sẽ làm cho các bên có phương án xử lý nếu xảy ra tình huống. Giữa người kinh doanh vận tải hàng hóa theo đường thủy nội địa và chủ hàng hóa, khi muốn yêu cầu vận chuyển hàng hóa thơng thường từ nơi này đến nơi khác thì cần lập thành Hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, gọi là hợp đồng vận tải hàng hóa. Tại Khoản 1, Điều 86 của Luật Giao thơng đường thủy nội địa thì Hợp đồng vận tải hàng hóa là
sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải, trong đó xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng vận tải được lập thành
văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận. Người kinh doanh
vận tải hàng hóa cần đảm bảo vận tải hàng hóa đến điểm đến và bảo đảm thời gian vận tải theo hợp đồng đã ký với người thuê vận tải, và lập giấy vận chuyển theo mẫu khi hàng hóa đã xếp xong xuống phương tiện.
Người kinh doanh vận tải hàng hóa nội địa:
- Nghĩa vụ: Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định tại Điều 87 về nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải hàng hóa đường thủy nội địa thì người kinh doanh vận tải hàng hóa có nghĩa vụ sau: (1)Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hố trong q trình vận tải và giao hàng hoá cho người nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng; (2)Thông báo cho người thuê vận tải biết thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian phương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến. Thời điểm thông báo do các bên thoả thuận trong hợp đồng; (3)Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hoá trên phương tiện; (4)Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hố xảy ra trong q trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 94 của Luật này. Theo TT 61/2015/TT-BGTVT thì người kinh doanh vận tải hàng hóa cịn có nghĩa vụ bên cạnh các nghĩa vụ đã được quy định trong Luật Giao thông vận tải đường thủy 2004: (1)Lập giấy vận chuyển theo mẫu tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư này sau khi hàng hóa đã xếp xong xuống phương tiện; (2)Vận tải hàng hóa đến điểm đến và bảo đảm thời gian vận tải theo hợp đồng đã ký với người thuê vận tải.
- Quyền: Bên cạnh việc thực hiện những nghĩa vụ của mình, người kinh doanh vận tải hàng hóa được Luật Giao thơng vận tải đường thủy nội địa 2004 quy định tại Điều 87 có các quyền sau: (1)Bên thuê vận tải Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy vận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thơng tin đó; (2)Bên vận tải có quyền yêu cầu người thuê vận tải thanh tốn đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thoả thuận trong hợp đồng; (3)Từ chối vận tải nếu người thuê vận tải không giao hàng hoá theo thoả thuận
trong hợp đồng; (4) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết; (5)Bên nhận vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hố khi người th vận tải khơng thanh tốn đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh khác theo thoả thuận trong hợp đồng giữa hai bên; (6) Trong trường hợp nghi nhờ về tính xác thực của thơng tin người thuê vận chuyển khai báo (về mặt khai báo chủng loại hàng hóa), người vận chuyển hàng hóa có quyền yêu cầu người thuê vận tải hàng hóa mở bao, kiện để kiểm tra; (7)Với những bao, kiện chứa hàng hóa không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này và các bao, kiện hàng chứa các loại hàng hóa bị cấm vận chuyển thì bên vận chuyển hàng hóa có quyền từ chối vận chuyển; (8)Bên vận tải hàng hóa có quyền yêu cầu bên thuê vận chuyển hàng hóa trả tiền lưu hàng hóa trên phương tiện do lỗi của người thuê vận tải và lỗi của người nhận hàng gây ra.
Người th vận tải hàng hóa trong giao thơng đường thủy nội địa
- Nghĩa vụ: Người thuê vận tải hàng hóa đường thủy nội địa có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 88, Luật GTVT ĐTNĐ 2004 để đảm bảo cho việc hàng hóa có đủ “giấy thơng hành” để xuất đi, đảm bảo hàng hóa khi giao cho bên kinh doanh vận tải hành hóa thì được đóng gói đúng cách, được bảo quản và đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và TT 61/2015. Việc tuân theo những quy định sẽ đảm bảo được yêu cầu của hàng hóa khi đến tay người nhận. Người thuê vận tải hàng hóa cũng có nghĩa vụ trả các khoản phí cho bên nhận vận chuyển hàng hóa theo như thỏa thuận của 2 bên và đúng với quy định của pháp luật. Chi tiết được quy định trong Điều 88 của Luật GTVT ĐTNĐ 2004 như sau: (1)Bên thuê vận tải hàng hóa phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ