2.2.2.2 .Chi phí trong dài hạn
4.2. THỰC TRẠNG NUƠI TƠM TẠI VIỆT NAM
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở khu vực Đơng Nam Á nhập giống tơm thẻ chân trắng, nhưng lại là nước phát triển nuơi lồi này vào loại chậm trong khu vực.
(Nguồn: http://www agriviet.com; Tổng cục Thủy sản,2011,2012, 2013; Vasep, 2012) Mặc dù, qua rất nhiều năm nuơi, tơm thẻ chân trắng đưa lại hiệu quả kinh tế, đặc biệt ở những vùng đất hoang hĩa, đã khẳng định được tính ưu việt về mật độ nuơi, tốc độ tăng trưởng và năng suất nhưng đến năm 2008, Bộ NN&PTNT ra chỉ thị số 228 ngày 25/1/2008 cho phép nuơi đối tượng này ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên phải tuân thủ theo một số điều kiện nhất định. Phát triển nuơi tơm thẻ chân trắng được ghi nhận cĩ những đột phá sau khi chỉ thị 228 ra đời, diện tích và sản lượng tăng nhanh, được biểu hiện cụ thể quahình 4.5.Đến năm 2013 diện tích nuơi tơm thẻ chân trắng đạt 63.719 ha và sản lượng đạt 243.000 tấn, chiếm 51,1% tổng sản lượng tơm nuơi cả nước (Tổng cục Thủy sản, 2013), trong đĩ ĐBSCL chiếm trên 80% (52.181 ha/63.719 ha) trên tổng diện tích (http://thuysanvietnam.com.vn/). Điều đĩ cho thấy, tơm thẻ chân trắng đã trở thành đối tượng nuơi chủ lực xuất khẩu ở Việt Nam. Đi cùng với việc mở rộng diện tích nuơi thì nhu cầu con giống cần để phục vụ nuơi thương phẩm khoảng dự báo cần 70-90 tỷ con/năm. Tuy nhiên, con giống sạch bệnh, chất lượng tốt sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 30-40% khơng đáp ứng đủ nhu cầu nuơi thương phẩm. Do nhu cầu con giống quá lớn nên nhiều trại sản xuất giống đã ương nuơi con giống khơng rõ nguồn gốc, giá thành rất rẻ. Chất lượng con giống thấp đã gây thiệt hại lớn cho người dân nuơi tơm thương phẩm do dịch bệnh, chậm lớn, v.v... Điển hình năm 2012, dịch bệnh đã gây thiệt hại cho nghề nuơi tơm ở Việt Nam. Diện tích thiệt hại là 78.796 ha (bằng 88,3% so với cùng kỳ 2011), trong đĩ diện tích nuơi tơm sú bị thiệt hại là 72.703 ha (diện tích nuơi quảng canh cải tiến bị thiệt hại nhưng khơng bị mất 100% mà vẫn được thu hoạch một phần) diện tích tơm thẻ chân trắng bị thiệt hại là 6.093 ha. Hiện tượng tơm bị chết sau khi thả 15 đến 40 ngày tuổi với biểu hiện gan tụy bị teo ngày càng lan truyền trên diện rộng. Vùng phân bố bệnh tập trung ở ĐBSCL và các tỉnh duyên hải miền Trung. Một trong những nguyên nhân phát sinh dịch bệnh thường được cho là từ con giống kém chất lượng và nhiễm bệnh, nguồn gốc giống khơng rõ ràng (Tổng cục Thủy sản, 2012).
Sự phát triển tơm thẻ chân trắng nhanh chĩng gây áp lực lên mơi trường và nguồn cung ứng con giống. Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, năm 2013 cả nước cĩ 583
trại sản xuất giống tơm thẻ chân trắng với tổng số giống sản xuất được ước tính là 47,2 tỷ con, trong đĩ số lượng giống đảm bảo chất lượng chiếm khoảng 30%. Nhu cầu giống để thả nuơi trên diện tích của năm 2014 khoảng 70-90 tỷ con. Tính đến nay, nước ta vẫn hồn tồn phụ thuộc vào nguồn tơm bố mẹ nhập khẩu. Tơm bố mẹ nhập khẩu vào Việt Nam đều được chứng nhận đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định (sạch bệnh, cĩ xuất xứ nguồn gốc, v v). Tuy nhiên, giá nhập khẩu cao, cĩ sự chênh lệch lớn giữa các cơ sở cung cấp, dao động từ 26-65 USD/con. Do nguồn bố mẹ chưa chủ động được dẫn đến giá thành tơm giống cao. Ngồi ra, việc nhập khẩu tơm bố mẹ khơng kiểm sốt được chất lượng cùng với sự phát triển trại sản xuất giống khơng theo quy hoạch và khơng đạt chuẩn nên con giống kém chất lượng. Con giống chưa qua kiểm dịch vẫn lưu thơng khá phổ biến trên thị trường. Hậu quả cuối cùng là người nơng dân nuơi tơm gánh chịu do tơm chậm lớn, dịch bệnh.