.13 Thống Kê Tình Hình Tiêu Thụ Sản Phẩm Tơm TCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện cầu ngang, tỉnh trà vinh (Trang 60 - 65)

Đơn vị thu mua Tần số Phần

trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Thương lái nhỏ 45 53,3 53,3 53,3 Vựa, đại lý 32 38,9 38,9 92,2 Cơng ty 7 7,8 7,8 100,0 Tổng 84 100,0 100,0

Về giá bán cho các đơn vị thu mua cũng rất khác nhau tuỳ thuộc vào kích cỡ, chất lượng tơm thu hoạch, giá trung bình các hộ bán tơm thương phẩm khi thu hoạch khoảng 92.000đ/kg, giá bán cao nhất được 140.000đ/kg, những hộ nuơi tơm bị bệnh phải thu hoạch sớm giá bán thấp từ 25.000 - 40.000đ/kg; đối với các hộ bán tơm thương phẩm theo hình thức bán oxy (tơm cịn sống) khơng qua dập đá cao hơn so với bán tơm qua hình thức dập đá khoảng 10.000đ/kg. Tuy nhiên số lượng tiêu thụ khơng nhiều do chủ yếu các vựa/đại lý mua để bán lẻ hằng ngày ở các chợ cho người tiêu dùng.

4.6. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ MƠ HÌNH NUƠI TƠM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI HUYỆN CẦU NGANG TẠI HUYỆN CẦU NGANG

4.6.1 Các cơ sở cung ứng vật tư đầu vào cho nơng hộ nuơi tơm thẻ chân trắng tại huyện Cầu Ngang

Các đại lý cung cấp thức ăn, hố chất, thuốc thuỷ sản phịng trị bệnh cho tơm, đĩng vai trị quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho các hộ nuơi tơm TCT. Qua kết quả phỏng vấn trực triếp 05 cửa hàng, đại lý (Ba Hùng, Thới Bến, Lâm Năm, Thanh Phong, Mỹ Kiều) tại huyện Cầu Ngang và một số huyện lân cận (Duyên Hải, Thị xã Duyên Hải) cho thấy, các đại lý khác biệt khá lớn về quy mơ hoạt động, thể hiện qua doanh số bán ra hằng năm dao động từ 150 – 3.000 tấn. Về hình thức thanh tốn các đại lý phần lớn bán chịu cho các hộ nuơi tơm TCT đến cuối vụ mới trả, theo kết quả khảo sát tại 84 hộ dân cĩ đến 81 hộ thanh tốn cho đại lý theo hình thức này chiếm 96,42% , đối với hình thức bán chịu, các cơ sở nâng giá bán từ 3.000- 3.500 đồng/kg so với bán tiền mặt. Ngồi ra các đại lý cịn hỗ trợ tư vấn kỹ thuật hoặc kết hợp với đối tác là các tổng đại lý cấp 1, các cơng ty bán thức ăn, thuốc thủy sản tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn kỹ thuật nuơi tơm TCT cho các nơng hộ.

Bảng 4.14. Thống kê đơn vị tập huấn kỹ thuật nuơi tơm TCT cho các nơng hộ

Đơn vị tập huấn Tần số Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy

Cơ quan chuyên mơn nhà nước 42 50,0 50,0 50,0 Cơng ty bán thức ăn, thuốc thủy sản 42 50,0 50,0 100,0

Tổng 84 100,0 100,0

Đối với các đại lý sản xuất, cung cấp giống tơm thẻ chân trắng: hiện tại tồn tỉnh mới cĩ 01 trại giống đang được Sở Khoa học và Cơng nghệ Trà Vinh hỗ trợ triển khai sản xuất thử nghiệm giống tơm TCT nhân tạo với qui mơ 30 triệu post, cịn lại các trại giống khác chủ yếu nhập từ miền Trung vào để ương lên giống nên tỷ lệ hao hụt con giống nhiều, do đĩ giá con giống cung cấp cho dân sản xuất với giá cao hơn so với các tỉnh miền Trung từ 20-30đ/con. Ngồi ra việc nhập con giống từ các tỉnh khác làm cho việc kiểm tra, quản lý giống cũng gặp rất khĩ khăn; hiện tượng giống chưa qua kiểm dịch bệnh cịn cao nên ảnh hưởng đến chất lượng con giống khi cung cấp cho dân nuơi.

4.6.2. Phân tích Lượng, giá các yếu tố đầu tư của mơ hình nuơi tơm thẻ chân trắng chân trắng

Do qui mơ sản xuất, áp dụng các qui trình kỹ thuật nuơi tơm của từng hộ khác nhau nên số lượng các yếu tố đầu vào để sản xuất tơm thẻ chân trắng ở các hộ cũng cĩ sự khác biệt. Các yếu tố đầu vào chủ yếu của mơ hình nuơi tơm TCT tại các nơng hộ gồm: con giống thả nuơi, thức ăn, hố chất, thuốc thú y thuỷ sản,…

Bảng 4.15: Thống kê mơ tả các yếu tố đầu vào để nuơi tơm thẻ chân trắng (tính trên 1 ha/1 vụ)

Yếu tố đầu vào N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch

chuẩn

Con giống (con/ha) 84 120.000 1.000.000 516.190 162.450 Lượng thức ăn (Kg/ha) 84 297 24.827 6.381 4.701 Chi phí hĩa chất (1.000đ/ha) 84 0 650.000 70.493 81.259

Lượng điện tiêu thụ (Kwh) 84 0 65.000 12.495 10.004 Lao động (tháng cơng) 84 0 35 6,83 6.832 Valid N (listwise) 84

Qua bảng số liệu cho thấy mơ hình nuơi tơm TCT số lượng con giống của hộ thả nuơi trung bình là 516.190 con/ha/vụ, hộ thả nuơi lớn nhất là 1.000.000con/ha/vụ, hộ thả nhỏ nhất là 120.000con/ha/vụ.

Lượng thức ăn dùng để cho tơm ăn của hộ nuơi khác nhau tuỳ thuộc vào kỹ thuật nuơi và từng vùng nuơi mà các hộ sử dụng các loại thức ăn khác nhau, qua khảo sát các hộ sử dụng phổ biến nhất là thức ăn hiệu TomBoy, CP, HB (TomQuay), GroBest, Thăng Long, Supper One (SS02),.... Hộ sử dụng thức ăntrung bình trong một vụ nuơi là 6.381kg/ha/vụ, hộ sử dụng lượng thức ăn lớn nhất là 24.827kg/ha/vụ,hộ sử dụng lượng thức ăn nhỏ nhất là 297kg/ha/vụ.

Hĩa chất, thuốc thú y thuỷ sản: lượng hố chất, thuốc thú y thuỷ sản ở từng hộ sử dụng rất khác nhau và đa dạng, cĩ loại chỉ vài gam, cĩ loại vài trăm kg nên việc thống kê rất khĩ khăn và khĩ chính xác đối với các loại hĩa chất, thuốc thú y thuỷ sản. Các loại hố chất, thuốc được dùng chủ yếu để nuơi tơm là: vơi đá, Canxi 100, Clorin, khống tổng số, Vitamin tổng hợp, Men tiêu hố, Youka, E300, CP-Shell, Beta Glucan, Megabic, En Ro-S, v.v.Để đánh giá việc đầu tư vào mơ hình, tác giả qui về chi phí chung để đầu tư mua các hĩa chất, thuốc thú y thuỷ sản. Kết quả khảo sát cho thấy hộ đầu tư Trung bình khoảng 70,4 triệu đồng/ha/vụ, hộ đầu tư lớn nhất là 650triệu đồng/ha/vụ, hộ đầu tư nhỏ nhất là khơng đồng (do hộ thả nuơi theo hình thức quảng canh nên khơng cĩ sử dụng hĩa chất, thuốc thú y thuỷ sản).

Lượng điện tiêu thụ để phục vụ các hoạt động nuơi tơm TCT lớn nhấtchủ yếu để bơm nước cấp cho ao và chạy quạt tạo oxy cung cấp cho tơm nuơi. Kết quả khảo sát cho thấy hộ trung bình tiêu thụ là 12.495KWh/ha/vụ, hộ tiêu thụ cao nhất 65.000KWh/ha/vụ, hộ tiêu thụ nhỏ nhất là khơng đáng kể do khơng sử dụng quạt để nuơi tơm và bơm cấp nước.

Về lượng lao động được sử dụng thường xuyên để quản lý, chăm sĩc tơm nuơi, hộ sử dụng trung bình 6,83tháng cơng/ha/vụ, hộ sử dụng cao nhất 18 tháng cơng, hộ sử dụng nhỏ nhất 0,75 tháng cơng/ha/vụ để đầu tư cho nuơi tơm.

Về giá cơ bản khơng cĩ sự khác biệt nhiều giữa các hộ ở các vùng nuơi, chủ yếu khác nhau về giá thức ăn, hố chất, thuốc thú y thuỷ sản do người dân sử dụng nhiều

loại khác nhau; cịn giá con giống, giá điện và giá thuê lao động cơ bản khơng cĩ sự khác biệt đáng kể.

Bảng 4.16. Thống kê giá các yếu tố đầu vào để nuơi tơm thẻ chân trắng

Loại chi phí N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Giá giống (đồng/con) 84,0 80,0 80,0 80,0 0,0 Giá thức ăn (1.000

đồng/kg) 84,0 28,0 32,0 29,9 1,0 Giá điện ( đồng/kw) 84,0 2.000,0 2.000,0 2.000,0 0,0

4.6.3 Phân tích hiệu quả tài chính nơng hộ nuơi tơm thẻ chân trắng

Theo kết quả khảo sát diện tích trung bình các hộ nuơi tơm thẻ chân trắng là 0,61 ha, với năng suất bình quân đạt được trong một vụ nuơi là 5,16 tấn/ha, năng suất bình quân của 84 hộ khảo sát thấp hơn năng suất bình quân của tồn huyện năm 2016 là 0,17 tấn/ha (năng suất tơm TCT trung bình của huyện Cầu Ngang năm 2016 là 5,33 tấn/ha), hộ nuơi cĩ năng suất cao nhất là 21 tấn/ha, hộ nuơi cĩ năng suất thấp nhất là 0 tấn/ha, nguyên nhân do tơm bị bệnh chết lúc tơm cịn nhỏ nênngười dân khơng thu hoạch được. Dẫn đến tình trạng cĩ hộ nuơi đạt lợi nhuận 425 triệu đồng/vụ, cĩ hộ lỗ vốn (172) triệu đồng/vụ.

Chi phí nuơi tơm thẻ chân trắng bao gồm:chuẩn bị ao, chi phí con giống, thức ăn, hĩa chất, cơng lao động, nhiên liệu, vật tư - thiết bị và chi phí khác. Việc phân tích các khoản mục chi phí giúp ta xác định được tỷ trọng từng loại chi phí, từ đĩ biết được chi phí nào chiếm tỷ trọng cao để tìm cách điều chỉnh nhằm tăng thu nhập cho nơng hộ. Qua kết quả khảo sát cho thấy cơ cấu chi phí đầu tư cho mơ hình nuơi tơm TCT tại các nơng hộ thì chi phí biến đổi chiếm tỷ trọng lớn khoảng 93,61%, cịn lại là chi phí cố định khoảng 6,39 % và được thể hiện cụ thể qua bảng 4.17:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng của nông hộ trên địa bàn huyện cầu ngang, tỉnh trà vinh (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)