Thực trạng đầu tƣ và khả năng phá sản các công ty niêm yết trên thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định đầu tư và rủi ro phá sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 49)

3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ VÀ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CÁC CÔNG TY NIÊM

3.2. Thực trạng đầu tƣ và khả năng phá sản các công ty niêm yết trên thị trƣờng

trƣờng chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2003 – 2012

Dựa trên hệ thống phân ngành ICB (Industry classification benchmark), là hệ thống phân ngành phát triển bởi Dow Jones và FTSE, được phát triển và đưa vào áp dụng từ năm 2006 với 10 nhóm ngành lớn, 19 nhóm ngành, 41 ngành và 114 phân ngành nhỏ, người viết tiến hành phân loại 737 công ty được khảo sát thành ba nhóm ngành lớn là: nhóm ngành Tài chính, nhóm ngành Cơng nghiệp và nhóm ngành Hàng tiêu dùng. Từ ba nhóm ngành lớn này, người viết tiếp tục phân loại thành năm ngành để nghiên cứu là: ngành Chứng khoán và ngành Bất động sản, thuộc nhóm ngành Tài chính; ngành Xây dựng và Vật liệu xây dựng thuộc nhóm ngành Công nghiệp; ngành Thực phẩm và Đồ uống và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân và gia đình thuộc nhóm ngành Hàng tiêu dùng. Người viết đã thực hiện phân tích thống kê số liệu các chỉ tiêu kế toán cấu thành các nhân tố trong các mơ hình nghiên cứu để đánh giá về thực trạng các công ty niêm yết theo thời gian từ năm 2003 đến năm

28

2012 và theo từng ngành, trong đó chi tiết theo từng thời kỳ trước và sau khủng hoảng tài chính năm 2008.

Dữ liệu khảo sát được trình bày trong bảng 4.1 và bảng 4.2 – phụ lục 4, các biểu đồ 4.1, 4.2 và 4.3 – phụ lục 1, cho thấy số lượng công ty niêm yết tăng dần theo thời gian và cao nhất là năm 2010, sau đó giảm nhẹ dần do sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Tồn bộ mẫu khảo sát có 737 cơng ty niêm yết, trong đó có 91 cơng ty bị hủy niêm yết theo nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ, tỷ lệ bị hủy niêm yết toàn bộ mẫu là 12,35%. Số lượng công ty niêm yết trước khủng hoảng tài chính là 427 cơng ty, số lượng cơng ty niêm yết sau khủng hoảng và toàn bộ mẫu là 737 công ty. Số lượng công ty niêm yết của từng ngành khảo sát trước và sau khủng hoảng là như nhau. Các công ty bị hủy niêm yết chủ yếu xuất hiện ở giai đoạn sau khủng hoảng với 91 công ty khi mà nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, trong khi đó, chỉ có duy nhất một cơng ty thuộc ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng bị hủy niêm yết trước khủng hoảng 2008 nếu áp dụng nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ tại thời điểm đó, chiếm tỷ lệ rất thấp là 0.51%.

Trong năm ngành khảo sát, ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng có số lượng cơng ty niêm yết và bị hủy niêm yết cao nhất, gồm 196 công ty niêm yết và 33 bị công ty hủy niêm yết, chiếm tỷ lệ 16,84% so với toàn ngành. Ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có số lượng cơng ty niêm yết và bị hủy niêm yết thấp nhất, gồm 24 công ty niêm yết và 2 công ty bị hủy niêm yết, chiếm tỷ lệ 8,33% so với toàn ngành. Mặt khác, nếu xem xét về tỷ lệ bị hủy niêm yết, ngành Chứng khốn có tỷ lệ bị hủy niêm yết cao nhất là 28,13%. Ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có tỷ lệ hủy niêm yết thấp nhất là 8,33%. Trong năm ngành khảo sát, có bốn ngành có tỷ lệ bị hủy niêm yết lớn hơn tỷ lệ hủy niêm yết toàn bộ mẫu và được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là: ngành Bất động sản (12,50%), ngành Thực phẩm – đồ uống (15,38%), ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng (16,84%) và ngành Chứng khốn (28,13%). Chỉ có một ngành có tỷ lệ bị hủy niêm yết nhỏ hơn so với tỷ lệ bị hủy

29

niêm yết toàn bộ mẫu là ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình. Các ngành khác trong mẫu khảo sát có 356 cơng ty niêm yết và 29 công ty bị hủy niêm yết, tỷ lệ bị hủy niêm yết là 8,15%, tỷ lệ này nhỏ hơn so với tỷ lệ bị hủy niêm yết toàn bộ mẫu.

Các kết quả thống kê được trình bày trong các biểu đồ ở phụ lục 1, từ biểu đồ số 4.4 đến biểu đồ số 4.16, mô tả thực trạng đầu tư và khả năng phá sản các cơng ty niêm yết, nó được thể hiện qua tình hình biến động các chỉ tiêu kế tốn cấu thành các nhân tố trong các mơ hình nghiên cứu. Nhìn chung độ biến động của các chỉ tiêu kế toán là lớn do một phần sự biến động số lượng các công ty niêm yết tăng hàng năm trong mẫu khảo sát, cụ thể như sau:

Tình hình biến động tài sản cố định: Xem xét toàn bộ mẫu khảo sát, tổng

giá trị tài sản cố định lũy kế của các công ty niêm yết liên tục tăng hàng năm trước khủng hoảng cũng như sau khủng hoảng, từ 50.574 triệu đồng năm 2003 (chỉ có hai cơng ty niêm yết trong mẫu khảo sát) tăng lên đến 316.527.675 triệu đồng năm 2012 (có 692 công ty niêm yết trong mẫu khảo sát), giá trị trung bình lũy kế của tổng tài sản cố định toàn bộ mẫu đạt 144.171.600 triệu đồng, có hai thời điểm giá trị tổng tài sản lũy kế tăng mạnh, đó là trước khi khủng hoảng xảy ra, từ năm 2007 đến 2008, tốc độ tăng rất mạnh là 60,65%; và sau khi khủng hoảng xảy ra, từ năm 2009 đến 2010, tốc độ tăng 28,81%.

Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng có tổng giá trị lũy kế và tốc độ tăng tài sản cố định hàng năm vượt trội so với bốn ngành còn lại trong mẫu khảo sát, kế đến là ngành Thực phẩm – đồ uống và ngành Bất động sản. Hai ngành còn lại là Chứng khoán và Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có tổng giá trị lũy kế và tốc độ tăng tài sản cố định hàng năm nhỏ hơn rất nhiều. Cụ thể như sau: giá trị trung bình tổng tài sản lũy kế của ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng từ năm 2003 đến 2012 bao gồm 196 công ty niêm yết đạt mức cao nhất là 31.698.864 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 21,98% so với giá trị trung bình tổng tài sản lũy kế toàn bộ mẫu khảo sát. Xếp thứ hai là ngành Bất động sản với tỷ lệ 11,06%, thứ ba là ngành Thực phẩm – đồ uống với tỷ lệ 9,88%. Hai ngành còn lại là

30

Chứng khoán và Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình chiếm tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 2,12% và 0,95%.

Tình hình biến động đầu tư mới tài sản cố định: giá trị đầu tư mới tài sản

cố định của toàn bộ mẫu khảo sát có xu hướng tăng mạnh từ năm 2004 đến 2010, sau đó có xu hướng giảm mạnh từ năm 2010 đến 2012. Giá trị trung bình đầu tư mới tài sản cố định toàn giai đoạn đạt 25.099.096 triệu đồng và cao nhất là 59.264.257 triệu đồng vào năm 2010. Có hai lần tăng mạnh đầu tư mới tài sản cố định là: trước khi khủng hoảng xảy ra từ năm 2007 đến 2008 tăng cực mạnh với 159,83%, và ngay sau khi khủng khoảng xảy ra từ năm 2008 đến 2010 tiếp tục tăng mạnh với 54,97%. Sau ba năm xảy ra cuộc khủng hoảng, nó đã tác động đến hoạt động đầu tư mới tài sản cố định, giá trị đầu tư mới tài sản cố định của toàn bộ mẫu đạt cao nhất năm 2010 và đã giảm liên tục hai năm sau đó, từ năm 2010 đến 2011 giảm xuống còn 42.528.827 triệu đồng, và năm 2012 tiếp tục giảm còn 26.305.085 triệu, tốc độ giảm lần lượt là 28,23% và 38,15%.

Ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng có sự biến động mạnh nhất trong năm ngành khảo sát về giá trị và tốc độ thay đổi đầu tư mới trước và sau ba năm xảy ra khủng hoảng kinh tế, giá trị trung bình đầu tư mới tài sản cố định của toàn ngành đạt 5.108.080 triệu đồng, chiếm 20,35% giá trị trung bình đầu tư mới tài sản cố định của toàn bộ mẫu. Giá trị đầu tư mới tài sản cố định của ngành này tăng mạnh từ năm 2007 đạt 2.708.730 triệu đồng, đến năm 2008 đạt 7.592.380 triệu đồng, tăng 180,29%. Sau khi khủng hoảng xảy ra, giá trị đầu tư mới tài sản cố định của nó tiếp tục tăng mạnh từ 8.254.499 triệu đồng năm 2009 lên cao nhất là 15.909.903 triệu đồng năm 2010, tăng 92,74%, sau đó giảm mạnh liên tục ba năm liên tiếp từ năm 2010 đến 2012, tốc độ giảm trung bình là 64,56%. Trong khi đó, ngành Bất động sản và ngành Thực phẩm – Đồ uống cũng có sự biến động phức tạp, tuy nhiên mức độ biến động và giá tri đầu tư mới thấp hơn ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng. Giá trị trung bình đầu tư mới tài sản cố định của hai ngành này lần lượt là 4.058.954 triệu đồng và 3.879.597 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16,17% và 15,46% giá trị trung bình

31

đầu tư mới tài sản cố định của tồn bộ mẫu. Hai ngành cịn lại là ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có mức độ biến động ổn định và giá trị đầu tư tài sản cố định mới thấp nhất; ngành Chứng khốn cũng có những biến động tương tự nhưng có sự biến động tăng mạnh đầu tư mới vào năm 2009 và chỉ đạt cao nhất 1.955.074 triệu đồng.

Tình hình biến động dịng tiền: kết quả thống kê tồn bộ mẫu khảo sát cho

thấy: dịng tiền tăng liên tục trước khủng hoảng cũng như sau khủng hoảng và đạt cao nhất năm 2011 là 100.725.148 triệu đồng, sau đó giảm năm 2012, giá trị trung bình dịng tiền cho tồn giai đoạn khảo sát đạt 53.909.846 triệu đồng, tốc độ tăng dịng tiền bình qn là 46,11%. Trong đó, giai đoạn 2005 – 2006 đặc biệt tăng mạnh đạt 198,66% và giai đoạn 2011 – 2012 giảm 6,22%. Tốc độ tăng dịng tiền tồn bộ mẫu lớn là một phần do số lượng các công ty niêm yết tăng hàng năm trong mẫu khảo sát.

Ngành Thực phẩm – đồ uống có giá trị dịng tiền và sự biến động tăng cực mạnh ở trước thời điểm khủng hoảng xảy ra, năm 2005 giá trị tổng dòng tiền của ngành là 1.456.538 triệu đồng, đến năm 2008 đạt 23.454.575 triệu đồng và sau đó một năm đạt giá trị cao nhất trong giai đoạn khảo sát là 24.347.752 triệu đồng, tốc độ tăng trung bình là 23,51%. Sau khi khủng hoảng xảy ra, từ năm 2009 dòng tiền của ngành này giảm mạnh từ 24.347.752 triệu đồng xuống còn 10.230.558 triệu đồng năm 2010 và sau đó có xung hướng tăng dần và đạt 13.299.554 triệu đồng năm 2012 nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn trước khủng hoảng, tốc độ giảm trung bình là 9,82%. Giá trị trung bình của dịng tiền trong giai đoạn khảo sát là 11.585.371 triệu đồng, chiếm 21,49% so với toàn bộ mẫu.

Ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng và ngành Bất động sản cũng có giá trị dịng tiền và sự biến động tăng mạnh ở trước thời điểm khủng hoảng xảy ra nhưng mức độ nhấp hơn so với ngành Thực phẩm – Đồ uống và cao hơn hai ngành Chứng khoán và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình. Giá trị trung bình dịng tiền của

32

tương ứng là 10,48% và 9,06% giá trị trung bình dịng tiền của tồn bộ mẫu. Xu hướng biến động tăng dịng tiền tiếp tục duy trì sau khủng hoảng, ngành Bất động sản đạt cao nhất là 12.541.368 triệu đồng vào năm 2010 và ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng đạt cao nhất là 12.013.626 triệu đồng vào năm 2011, sau đó cả hai ngành đều có xu hướng giảm dần.

Dòng tiền của ngành Chứng khốn có những biến động phức tạp và có những lúc bị âm, cụ thể là dòng tiền tăng năm 2007, giảm mạnh năm 2008 và bị âm 1.646.054 triệu đồng, sau đó tăng mạnh năm 2009 đạt giá trị cao nhất là 3.315.368 triệu đồng, rồi giảm liên tiếp hai năm 2010 và bị âm năm 2011 là 2.642.653 triệu đồng. Giá trị trung bình dịng tiền của ngành chỉ đạt 417.137 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 0,77% giá trị trung bình dịng tiền của tồn bộ mẫu khảo sát. Trong khi đó, ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có sự biến động dòng tiền ổn định và có xu hướng tăng nhẹ trước năm 2011, đạt giá trị cao nhất là 2.104.438 triệu đồng vào năm 2011 và giảm nhẹ năm sau đó, giá trị trung bình dịng tiền đạt 1.226.418 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ lệ 2,27% giá trị trung bình dịng tiền của tồn bộ mẫu khảo sát.

Tình hình biến động doanh thu: kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho

thấy: doanh thu tăng liên tục trước và sau ba năm khủng hoảng kinh tế xảy ra, sau đó giảm dần. Giá trị trung bình doanh thu đạt 433.278.573 triệu đồng và đạt cao nhất là 965.742.169 triệu đồng vào năm 2011, tốc độ tăng doanh thu bình quân là 37,04% và giảm 4,65% vào năm 2012. Tốc độ tăng doanh thu toàn bộ mẫu lớn là một phần do số lượng các công ty niêm yết tăng hàng năm trong mẫu khảo sát.

Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng có tổng doanh thu tồn ngành và tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Năm 2005 tổng doanh thu của ngành là 14.982.837 triệu đồng, tăng liên tục trước cũng như sau khủng hoảng, đạt tối đa 132.180.581 triệu đồng vào năm 2011, và giảm năm 2012 còn 119.021.777 triệu đồng. Giá trị trung bình doanh thu của ngành đạt 60.698.947 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 14,00% giá trị trung bình doanh thu của tồn bộ mẫu và tốc độ trung bình tăng trưởng doanh thu là 37,66%%. Xếp thứ hai về tổng doanh thu và

33

tăng trưởng doanh thu là ngành Thực phẩm – Đồ uống, cũng có những biến động tương tự như ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng nhưng mức độ thấp hơn. Giá trị trung bình doanh thu của ngành này đạt 54.374.965,1triệu đồng, chiếm tỷ lệ 12,54% giá trị trung bình doanh thu của tồn bộ mẫu và tốc độ trung bình tăng trưởng doanh thu là 30,56%.

Ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình và ngành Bất động sản có tổng doanh thu toàn ngành và tốc độ tăng trưởng thấp hơn ngành Thực phẩm – Đồ uống nhưng cao hơn ngành Chứng khốn. Giá trị trung bình doanh thu của hai ngành này lần lượt là 18.947.635,88 triệu đồng và 18.814.338,38 triệu đồng, chiếm tỷ lệ tương ứng là 4,37% và 4,34% giá trị trung bình doanh thu của tồn bộ mẫu và tốc độ trung bình tăng trưởng doanh thu tương ứng là 31,78% và 60,38%. Ngành Chứng khoán có tổng doanh thu tồn ngành và tốc độ tăng trưởng thấp nhất, giá trị trung bình doanh thu của ngành này là 6.570.653,778 triệu đồng, đạt cao nhất là 15.114.740 triệu đồng vào năm 2010.

Tình hình biến động nợ dài hạn: kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát

cho thấy: nợ dài hạn của toàn bộ mẫu liên tục tăng trước và ba năm sau khủng hoảng, và đạt cao nhất năm 2011 là 451.633.557 triệu đồng, sau đó giảm năm 2012, giá trị trung bình nợ dài hạn cho tồn giai đoạn khảo sát đạt 177.384.732 triệu đồng, tốc độ tăng nợ dài hạn bình quân là 63,96%, đặc biệt có hai lần tăng mạnh trong giai đoạn sau khủng hoảng là giai đoạn 2008 – 2009 tăng 91,53% và giai đoạn 2010 – 2011 tăng 31,11%. Tốc độ tăng nợ dài hạn toàn bộ mẫu lớn là một phần do số lượng các công ty niêm yết tăng mạnh ở một số năm trong mẫu khảo sát.

Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, nợ dài hạn của ba ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng, ngành Bất động sản và ngành Chứng khoán liên tục tăng mạnh ở giai đoạn trước cũng như sau khủng hoảng, đặc biệt ngành Bất động sản có nợ dài hạn tăng vượt trội vào năm 2012 và cũng là ngành có nợ dài hạn bình quân lớn nhất trong năm ngành khảo sát, xếp thứ hai là ngành Bất động sản và thứ ba là ngành Chứng khoán. Giá trị trung bình nợ dài hạn của ba ngành này tương ứng là

34

26.212.274,5 triệu đồng, 24.537.071,63 triệu đồng và 16.450.575,63 triệu đồng, chiếm tỷ lệ tương ứng là 14,78%, 13,83% và 9,27% so với nợ dài hạn trung bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyết định đầu tư và rủi ro phá sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 32 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)