5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Thông kê mô tả các nhân tố tác động đến quyết định đầu tƣ và rủi ro phá sản
5.1.1.1. Thống kê mô tả các nhân tố tác động đến quyết định đầu tƣ
Theo các kết quả thống kê được trình bày trong các biểu đồ ở phụ lục 2, từ biểu đồ số 4.17 đến biểu đồ số 4.20, mô tả sự biến động các nhân tố tỷ số tài chính trong mơ hình nghiên cứu hàm đầu tư và chính sách tài chính cơng ty, cụ thể như sau:
Nhân tố mức độ đầu tư mới (IK): nhân tố này được tính tốn bằng tỷ số tài
chính giữa giá trị đầu tư mới tài sản cố định tăng thêm trong kỳ chia cho tổng giá trị tài sản cố định trong kỳ. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình mức độ đầu tư mới cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là - 0,0572, trong đó cao nhất là 0,1636 vào năm 2004 và giá trị thấp nhất là -0,6394 vào năm 2009. Xu hướng biến động của mức độ đầu tư mới giảm dần, bắt đầu từ năm 2004 giảm dần đến bằng 0 năm 2007, sau đó tiếp tục giảm và bị âm giai đoạn sau khủng hoảng 2008 – 2012, trong đó giảm cực mạnh năm 2009, ngay sau một năm xảy ra khủng hoảng.
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình mức độ đầu tư mới của hai ngành Chứng khoán và ngành Bất động sản có xu hướng giảm rất mạnh. Trong khi đó, giá trị trung bình mức độ đầu tư mới của ba ngành cịn lại là cũng có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm nhỏ hơn nhiều so với hai ngành kia. Giá trị trung bình mức độ đầu tư mới xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Hàng tiêu dùng
54
cá nhân – gia đình là 0,1222; ngành Thực phẩm – đồ uống là 0,1206; ngành Chứng khoán là 0,0693; ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 0,0489; và ngành Bất động sản là -0,2481.
Nhân tố tỷ số dòng tiền (CK): nhân tố này được tính tốn bằng tỷ số tài
chính giữa dịng tiền trong kỳ chia cho tổng giá trị tài sản cố định trong kỳ, trong đó dịng tiền được tính tốn như sau: trong kỳ, lấy doanh thu thuần trừ giá vốn hàng bán, trừ chi phí bán hàng, trừ chi phí quản lý, trừ chi phí khác, và cộng thu nhập khác. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình tỷ số dịng tiền cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 0,7996, trong đó cao nhất là 2,4295 vào năm 2004 và giá trị thấp nhất là -2,0542 vào năm 2011. Xu hướng biến động của tỷ số dòng tiền liên tục giảm dần, bắt đầu từ năm 2003 giảm dần đến bằng 0 năm 2010, sau đó tiếp tục giảm và bị âm giai đoạn sau khủng hoảng 2011 – 2012.
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình tỷ số dịng tiền của ngành Chứng khốn có xu hướng giảm rất mạnh. Trong khi đó, giá trị trung bình tỷ số dịng tiền của bốn ngành cịn lại là cũng có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm nhỏ hơn rất nhiều so với ngành Chứng khoán. Giá trị trung bình tỷ số dịng tiền xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Bất động sản là 2,4147; ngành Chứng khoán là 2,0723; ngành Thực phẩm – đồ uống là 1,8825; ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 1,1535; và ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 0,8481.
Nhân tố tỷ số doanh thu (YK): nhân tố này được tính tốn bằng tỷ số tài
chính giữa doanh thu trong kỳ chia cho tổng giá trị tài sản cố định trong kỳ. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình tỷ số doanh thu cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 18,1425, trong đó cao nhất là 36,3059 vào năm 2004 và giá trị thấp nhất là 9,6323 vào năm 2005. Xu hướng biến động của tỷ số doanh thu liên tục giảm mạnh, bắt đầu từ năm 2003 giảm dần đến năm 2012 và luôn dương trong cả giai đoạn khảo sát.
55
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình tỷ số doanh thu của hai ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng và ngành Chứng khốn có xu hướng giảm rất mạnh. Trong khi đó, giá trị trung bình tỷ số doanh thu của ba ngành cịn lại là cũng có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm nhỏ hơn rất nhiều so với hai ngành kia. Giá trị trung bình tỷ số doanh thu xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Chứng khoán là 19,5378; ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 14,3045; ngành Bất động sản là 13,5433; ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 11,2078; và ngành Thực phẩm – đồ uống là 9,5866.
Nhân tố tỷ số nợ vay dài hạn (BK2): nhân tố này được tính tốn bằng bình
phương tỷ số tài chính giữa nợ dài hạn trong kỳ chia cho tổng giá trị tài sản cố định trong kỳ. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình của bình phương tỷ số nợ dài hạn cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 244,1933, trong đó cao nhất là 969,9014 vào năm 2010 và giá trị thấp nhất là 0.0274 vào năm 2004. Xu hướng biến động của tỷ số nợ dài hạn gần như không thay đổi trong cả giai đoạn khảo sát.
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình của bình phương tỷ số nợ dài hạn của hai ngành Bất động sản và ngành Chứng khốn có xu hướng giảm mạnh. Trong khi đó, giá trị trung bình của tỷ số này cho ba ngành còn lại là có xu hướng biến động rất thấp. Giá trị trung bình của bình phương tỷ số nợ dài hạn xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Bất động sản là 14668,41; ngành Chứng khoán là 4677,70; ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 33,96; ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 1,0105; và ngành Thực phẩm – đồ uống là 0,1042.