5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1. Thông kê mô tả các nhân tố tác động đến quyết định đầu tƣ và rủi ro phá sản
5.1.1.2. Thống kê mô tả các nhân tố tác động đến rủi ro phá sản công ty
Theo các kết quả thống kê được trình bày trong các biểu đồ ở phụ lục 2, từ biểu đồ số 4.21 đến biểu đồ số 4.27, mô tả sự biến động các nhân tố tỷ số tài chính trong mơ hình nghiên cứu dự báo phá sản cơng ty, cụ thể như sau:
56
Nhân tố quy mô công ty (SIZE): nhân tố này được tính tốn bằng logarit
giữa tổng tài sản trong kỳ chia cho chỉ số mức giá GNP trong kỳ. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình quy mơ cơng ty cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 7,9756, trong đó cao nhất là 8,2947 vào năm 2007 và giá trị thấp nhất là 7,4371 vào năm 2005. Xu hướng biến động của quy mô công ty tăng dần nhưng không mạnh trong cả giai đoạn khảo sát.
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình quy mơ cơng ty của ngành ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng có xu hướng tăng. Trong khi đó, giá trị trung bình quy mơ cơng ty cho bốn ngành cịn lại là có xu hướng biến động rất thấp. Giá trị trung bình quy mơ cơng ty xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Bất động sản là 8,8024; ngành Chứng khoán là 8,7990; ngành Thực phẩm – đồ uống là 8,2987; ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 8,0094; và ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 7,4931.
Nhân tố tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản (TLTA): nhân tố này được tính tốn
bằng tỷ số tài chính giữa tổng nợ trong kỳ chia cho tổng tài sản trong kỳ. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 0,5394, trong đó cao nhất là 0,6126 vào năm 2004 và giá trị thấp nhất là 0,5159 vào năm 2010. Xu hướng biến động của tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản giảm dần nhưng không mạnh trong cả giai đoạn khảo sát.
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản của ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng có xu hướng tăng. Trong khi đó, giá trị trung bình tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản cho bốn ngành cịn lại là có xu hướng giảm, với ngành Chứng khốn giảm mạnh nhất. Giá trị trung bình tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 0,6075; ngành Bất động sản là 0,5689; ngành Thực phẩm – đồ uống là 0,5405; ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 0,5268; ngành Chứng khoán là 0,5166.
57
Nhân tố vốn lưu động trên tổng tài sản (WCTA): nhân tố này được tính
tốn bằng tỷ số tài chính giữa vốn lưu động trong kỳ chia cho tổng tài sản trong kỳ. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình tỷ số vốn lưu
động trên tổng tài sản cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 0,2121,
trong đó cao nhất là 0,3323 vào năm 2004 và giá trị thấp nhất là 0,1680 vào năm 2006. Xu hướng biến động của tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản giảm dần nhưng không mạnh trong cả giai đoạn khảo sát.
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản của ngành Chứng khoán, ngành Bất động sản và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có xu hướng tăng. Ngược lại, giá trị trung bình tỷ số này cho ngành ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng có xu hướng giảm mạnh, trong khi đó ngành Thực phẩm – đồ uống có xu hướng ít biến động. Giá trị trung bình tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Chứng khoán là 0,3344; ngành Bất động sản là 0,2412; ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 0,2361; ngành Thực phẩm – đồ uống là 0,1824; và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 0,1709.
Nhân tố khả năng thanh toán ngắn hạn (CLCA): nhân tố này được tính
tốn bằng tỷ số tài chính giữa nợ ngắn hạn trong kỳ chia cho tài sản ngắn hạn trong kỳ. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 0,7541, trong đó cao nhất là 0,8403 vào năm 2006 và giá trị thấp nhất là 0,6400 vào năm 2004. Xu hướng biến động của tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng dần nhưng không mạnh trong cả giai đoạn khảo sát.
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình tỷ số khả năng thanh toán ngắn hạn của ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng có xu hướng tăng. Ngược lại, giá trị trung bình tỷ số này cho ngành Bất động sản, ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình, và ngành Chứng khốn có xu hướng giảm, trong khi đó ngành Thực phẩm – đồ uống có xu hướng ít biến động. Giá trị trung bình tỷ số khả
58
năng thanh toán ngắn hạn xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Bất động sản là 0,8190; ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 0,7880; ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 0,7713; ngành Thực phẩm – đồ uống là 0,7588; ngành Chứng khoán là 0,6130.
Nhân tố tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (NITA): nhân tố này được tính
tốn bằng tỷ số tài chính giữa thu nhập rịng trong kỳ chia cho tổng tài sản trong kỳ hay còn gọi là ROA. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình tỷ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 0,0704, trong đó cao nhất là 0,0928 vào năm 2004 và giá trị thấp nhất là 0,0302 vào năm 2012. Xu hướng biến động của tỷ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cả giai đoạn khảo sát giảm mạnh nhưng luôn dương trong cả giai đoạn khảo sát.
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình tỷ số số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của bốn ngành ngành là ngành Chứng khoán, ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng, ngành Bất động sản và ngành Thực phẩm – đồ uống có xu hướng giảm, trong đó ngành Chứng khốn giảm mạnh nhất. Trong khi đó, ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có xu hướng ít biến động. Giá trị trung bình tỷ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Thực phẩm – đồ uống là 0,0827; ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 0,0807; ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 0,0586; ngành Bất động sản là 0,0577; ngành Chứng khoán là 0,0047.
Nhân tố tỷ số quỹ được lập từ hoạt động trên tổng nợ phải trả (CFTL):
nhân tố này được tính tốn bằng tỷ số tài chính giữa quỹ được lập từ hoạt động trong kỳ chia cho tổng nợ phải trả trong kỳ. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình của tỷ số quỹ được lập từ hoạt động trên tổng nợ phải trả cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 0,0049, trong đó cao nhất là 0,0224 vào năm 2008 và giá trị thấp nhất là - 0,0018 vào năm 2004. Xu hướng biến động của tỷ số quỹ được lập từ hoạt động trên tổng nợ phải trả tăng dần nhưng rất yếu.
59
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình tỷ số quỹ được lập từ hoạt động trên tổng nợ phải trả của bốn ngành là ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng, ngành Bất động sản, ngành Thực phẩm – đồ uống và ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình có xu hướng giảm. Trong khi đó, ngành Chứng khốn có xu hướng tăng mạnh. Giá trị trung bình tỷ số quỹ được lập từ hoạt động trên tổng nợ phải trả xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Thực phẩm – đồ uống là 0,0107; ngành Chứng khoán là 0,0065; ngành Bất động sản là 0,0047; ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 0,0045; ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 0,0039.
Nhân tố tố tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng (CHIN): nhân tố này được
tính tốn bằng tỷ số giữa hiệu thu nhập rịng tăng thêm kỳ này so với kỳ trước chia cho tổng giá trị tuyệt đối của thu nhập ròng tăng thêm kỳ này và giá trị tuyệt đối của thu nhập ròng tăng thêm kỳ trước. Kết quả thống kê toàn bộ mẫu khảo sát cho thấy: giá trị trung bình tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng cả giai đoạn khảo sát từ năm 2003 đến năm 2012 là 0,1267, trong đó cao nhất là 0,5301 vào năm 2005 và giá trị thấp nhất là -0,2145 vào năm 2011. Xu hướng biến động của tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng giảm mạnh, bắt đầu từ năm 2004 giảm dần đến bằng 0 năm 2010, sau đó tiếp tục giảm và bị âm giai đoạn sau khủng hoảng 2011 – 2012.
Khi xem xét từng ngành trong mẫu khảo sát, giá trị trung bình tốc độ tăng trưởng thu nhập rịng của cả năm ngành đều có xu hướng giảm, với ngành Chứng khốn có xu hướng giảm mạnh nhất. Giá trị trung bình tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng xếp theo thứ tự giảm dần là: ngành Chứng khoán là 0,2227; ngành Hàng tiêu dùng cá nhân – gia đình là 0,0957; ngành Bất động sản là 0,0945; ngành Xây dựng – Vật liệu xây dựng là 0,0825; ngành Thực phẩm – đồ uống là 0,0260.