3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ VÀ KHẢ NĂNG PHÁ SẢN CÁC CÔNG TY NIÊM
3.1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2003 – 2012
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bắt nguồn từ khủng hoảng cho vay tín dụng nhà đất dưới chuẩn tại Mỹ (tài sản thế chấp cho các khoản vay bất động sản không đủ đảm bảo trả nợ) vào tháng 7 năm 2007 và lên tới đỉnh điểm vào tháng 10 năm 2008, lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế tồn cầu, khi một loạt định chế tài chính lớn của Mỹ bị phá sản hay đứng trước bờ vực phá sản như hai tổ chức cho vay thế chấp lớn của Mỹ là Fannie Mae và Freddie Mac bị quốc hữu hóa vào ngày 07/09/2008. Sau đó, lần lượt Lehman Brothers, Washington Mutual tuyên bố phá sản, Merill Lynch bị Bank of America mua lại, còn AIG phải nhận hàng chục tỷ USD cứu trợ từ Chính phủ Mỹ. Trong năm 2009, có 140 ngân hàng ở Mỹ bị phá sản, GDP nước này cũng tăng trưởng âm 2,8%. Hai tập đoàn sản xuất ôtô lớn là General Motors (GM) và Chrysler nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong cùng năm đó. Cuộc chiến nâng trần nợ cơng năm 2011 còn khiến Mỹ lần đầu tiên bị hạ xếp hạng tín nhiệm. Cuộc khủng hoảng đã đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào cuộc suy thoái trầm trọng nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, đã làm chao đảo thị trường chứng khốn tồn cầu, tỷ giá biến động, tổng cầu suy giảm dẫn tới giảm sản lượng sản xuất cơng nghiệp, thương mại quốc tế, dịng vốn đầu tư quốc tế, và tiêu dùng. Tốc độ tăng GDP toàn cầu giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Tại Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và có xu hướng giảm, tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ giảm, rủi ro hệ thống tài chính ngân hàng gia tăng và sức mua kém, cụ thể như sau:
Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng GDP bình qn đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%. Khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra từ năm 2008, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm, tốc độ tăng trưởng GDP bình qn
26
ln thấp hơn 7% và có xu hướng giảm, năm 2012 chỉ đạt 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng.
Vấn đề kiểm soát lạm phát, đỉnh điểm của lạm phát là năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011 đã ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh tại Việt Nam và giá trị tiền đồng. Từ năm 2012, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, nhưng những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư tồn xã hội suy giảm. Ngoài ra lạm phát thấp trong thời gian qua chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu.
Vốn đầu tư tồn xã hội giảm, chính sách thắt chặt đầu tư cơng để kiểm sốt lạm phát dẫn tới tỷ lệ đầu tư trên GDP liên tục suy giảm 3 năm qua, xuống dưới 30% GDP trong nửa đầu năm 2013 so với mức trên 40% GDP trước đó. Các giải pháp đưa ra thời gian qua như giãn, giảm thuế, cho vay hỗ trợ mua nhà, hay ngay cả chương trình xử lý nợ xấu của Công ty VAMC vẫn chưa thấy tác dụng.
Sản xuất công nghiệp giảm dần do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sức mua trong nước và nhu cầu xuất khẩu giảm, tồn kho lớn. Đến năm 2012, tăng trưởng nhóm ngành cơng nghiệp thấp khi chỉ số sản xuất công nghiệp tăng dưới 5%. Nhiều ngành cơng nghiệp chủ chốt như khai khống, chế tạo, sắt thép gặp khó khăn, thể hiện qua những con số tồn kho cao của tồn ngành. Chính phủ đã phải đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng như hạ lãi suất, tạo điều kiện giảm hàng tồn kho cho doanh nghiệp... do đó, sản xuất công nghiệp của Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013 đã tăng nhẹ, song vẫn còn ở mức rất thấp.
Khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm kinh tế thế giới biến động đã giảm sút rất rõ rệt. Từ mức gần 72 tỷ USD năm 2008, đến nay trung bình chỉ cịn khoảng 13 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh đó, những trở ngại lớn trong việc thu hút đầu ngày càng bộc lộ như chất lượng lao động thấp, chính sách thu hút đầu tư còn nhiều điểm hạn chế.
27
Sức mua trên thị trường suy yếu và số lượng công ty giải thể hay phá sản tăng lên. Trước khủng hoảng kinh tế, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng mạnh và đạt tới 31%, nhưng khi tăng trưởng kinh tế suy giảm và thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, tốc độ tăng chỉ tiêu này liên tục giảm từ năm 2010 đến nay, nó phản ánh sức cầu ngày càng giảm và khó khăn lớn nhất của các công ty lúc này khơng cịn là vấn đề lãi suất mà là sức mua của thị trường. Từ năm 2010, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới lần đầu tiên có xu hướng giảm trong khi số lượng doanh nghiệp phá sản hay giải thể tăng lên.
Trên thị trường chứng khốn, tính thanh khoản thị trường kém, chỉ số VN- index giảm liên tục và xuống dưới mức 350 điểm. Thị trường bất động sản – xây dựng – vật liệu xây dựng gặp rất nhiều khó khăn như hàng tồn kho quá lớn, nợ vay tăng mạnh, tính thanh khoản thị trường thấp. Trong khi đó, sức mua trên thị trường hàng tiêu dùng kém, có xu hướng giảm, và các cơng ty hoạt động trên thị trường này khó tiếp cận với nguồn tín dụng để phát triển sản xuất.