Khi xem xét mức cổ tức một cổ phần và giá cổ phiếu trong năm của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta thấy rằng mức cổ tức mỗi cổ phần trung bình và giá cổ phiếu niêm yết của các ngành qua các năm không chênh lệch nhau nhiều và xu hướng biến động khá giống nhau.
Các ngành đều gia tăng cổ tức vào năm 2007 khiến cho giá cổ phiếu tăng cao, sụt giảm ngay sau đó vào năm 2008 và gia tăng trở lại vào năm 2009 đến năm 2011. Trong đó, ngành y tế và nơng nghiệp có mức chi trả cổ tức mỗi cổ phần cao và ổn định qua các năm khiến cho giá cổ phiếu của hai ngành này cũng cao hơn các ngành khác trong cùng thời kì nghiên cứu. Nguyên nhân do ngành y tế là ngành dịch vụ công cộng, ít mang tính chu kỳ, tốc độ tăng trưởng của ngành là khơng cao, cịn ngành nông nghiệp vốn là ngành chủ đạo của nước ta nên các doanh nghiệp trong hai ngành đã duy trì mức cổ tức mỗi cổ phần đều đặn và cao qua các năm. Ngành cơng nghệ thì mức chi trả cổ tức cao từ năm 2007 trở về trước, còn từ năm 2008 trở đi lại sụt giảm
khiến cho giá cổ phiếu những năm sau đó thấp dần. Trong khi đó ngành viễn thơng lại có xu hướng ngược lại, từ năm 2009 trở lại đây, mức cổ tức mỗi cổ phần đều cao, đặc biệt năm 2011 đạt 2.800 đồng/cổ phiếu, sự gia tăng trong chính sách cổ tức này cũng góp phần làm giá cổ phiếu tăng dần.
Do kinh tế suy giảm nên hoạt động kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong năm 2008 và đặc biệt là năm 2009. Vì vậy, trái ngược với năm 2007, các ngành đều công bố mức cổ tức mỗi cổ phần cao, mà hai năm sau đó các ngành đều đã cắt giảm mức cổ tức mỗi cổ phần. Trong đó, ngành cơng nghệ là ngành mà các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm cổ tức mỗi cổ phần rõ rệt nhất, mức cổ tức mỗi cổ phần từ 2.200 đồng vào năm 2007 xuống còn 963 đồng năm 2008 (giảm hơn 56,23%). Ngành viễn thông giảm 58,33% từ mức 1.200 đồng năm 2007 xuống còn 500 đồng vào năm 2008. Tuy nhiên với chính sách miễn thuế chuyển nhượng cổ phần và các chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô nên giá cổ phiếu của các ngành năm 2009 đều tăng so với năm 2008.
Nguồn: tổng hợp từ http://cophieu68.com, http://fpts.com.vn, http://cafef.vn, http://hsc.com.vn (Xem phụ lục 4 ).
Nguồn: tổng hợp từ http://cophieu68.com, http://fpts.com.vn, http://cafef.vn,
http://hsc.com.vn (Xem phụ lục 5 ).
Một điểm đáng chú ý nữa là vào năm 2008,trong khi tất cả các ngành đều sụt giảm mức cổ tức cổ phần thì ngành bất động sản lại tăng 33,26% so với năm 2007 và đạt mức 2.372 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong các ngành vào năm 2008 và sụt giảm liên tục những năm sau đó. Nguyên nhân là do vào hai năm 2007 và 2008, thị trường bất động sản tăng trưởng bất ngờ và mạnh mẽ khi luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực; nguồn vốn FDI tăng trưởng mạnh; lợi nhuận từ chứng khốn góp phần tạo nguồn vốn vững chắc cho thị trường kết hợp giá vàng giai đoạn này khơng có sự biến động lớn như trước. Người mua và người bán đều yên tâm, góp phần làm cho việc giao dịch nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sự gia tăng bất ngờ này đã không làm tăng giá cổ phiếu cho ngành này đúng như nhận định các nhà đầu tư quan tâm đến sự thay đổi cổ tức trong dài hạn hơn.
Năm 2011, hầu hết các ngành đều gia tăng mức cổ tức cổ phần trở lại. Lý do được giải thích ở đây chính là chính sách miễn thuế thu nhập đánh trên cổ tức của Chính phủ nên các doanh nghiệp đẩy mạnh chi trả cổ tức ở mức cao cho nhà đầu tư để tránh thuế. Năm 2013 vừa qua, mức cổ tức cổ phần cao phải kể đến các ngành: y tế, nông nghiệp, hàng tiêu dùng và cơng nghiệp. Trong đó ngành y tế chi trả 1.657 đồng/cổng phiếu, ngành nông nghiệp là 1.676 đồng/cổ phiếu, hàng tiêu dùng là 1.548 đồng và công nghiệp là 1.613 đồng. Các ngành còn lại cũng đạt mức từ 1.000 đồng đến 1.300 đồng, chỉ riêng hai ngành là tài chính và viễn thơng vẫn duy trì ở mức 900 đồng/ cổ phiếu.
Nguồn: tổng hợp từ http://cophieu68.com, http://fpts.com.vn, http://cafef.vn,
http://hsc.com.vn