Giải pháp gia tăng lợi nhuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK việt nam , (Trang 79 - 103)

2.2.2 .2Mơ hình 2

3.3 Giải pháp nâng cao giá trị cổ phần của doanhnghiệp niêm yết trên thị

3.3.3 Giải pháp gia tăng lợi nhuận

Gia tăng lợi nhuận tức là có thể gia tăng cổ tức và nguồn vốn giữ lại để tái đầu tư. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp đạt được cả hai mục đích là tối đa hóa tài sản cổ đơng và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Cụ thể, gia tăng lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp vừa phải tăng doanh thu, vừa phải giảm chi phí .

Để tăng doanh thu thì cơng ty cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ dựa trên việc nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu của khách hàng cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy mạnh kênh phân phối và nâng cao hoạt động quảng cáo, marketing,...

Để kiểm sốt được chi phí thì việc xây dựng các định mức chi phí nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa cũng như chi phí lao động, chi phí quản lý là điều cần thiết. Tránh trường hợp để tồn kho ngun vật liệu q lớn mà khơng có nhu cầu sản xuất gây ứ đọng và lãng phí vốn. Do vậy cần tăng cường công tác kiểm tra về quản lý, sử dụng vật tư, hàng hóa chặt chẽ. Đồng thời nâng cao năng suất lao động, giảm bớt các khâu trung gian khơng cần thiết để tiết kiệm chi phí tối đa.

3.4 Một số đề xuất khác

Đề xuất về chính sách thuế thu nhập từ cổ tức và thuế chuyển nhượng cổ phiếu:

Để thu hút các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khốn, cần có cơ chế khuyến khích, trong đó thuế là một cơng cụ quan trọng.

Đối với thuế thu nhập từ cổ tức, chỉ nên đánh thuế cổ tức đối với các cổ đông ngồi cơng ty và những người nắm giữ nhiều cổ phiếu. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét đánh thuế theo bậc thang với loại thu nhập này, những cổ đông chiến lược, những cá nhân nắm giữ nhiều cổ phiếu sẽ bị đánh thuế cao hơn so với những người làm cơng ăn lương bình thường. Nếu có thể, khơng nên áp dụng thuế lợi tức, việc bãi bỏ thuế lợi tức sẽ góp phần ổn định và khuyến khích đầu tư vốn trực tiếp vào sản xuất - kinh doanh và đảm bảo bình đẳng thu nhập với lãi tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng, vốn vẫn được miễn thuế. Chỉ nên đánh thuế lợi tức khi điều kiện kinh tế cho phép khi đã áp dụng thuế lợi tức đánh vào lợi tức tiền gửi tiết kiệm.

Đối với thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khốn: Do cách tính thuế 20% trên thu nhập từ chứng khoán khá phức tạp, cộng với thủ tục đăng ký, kê khai thuế khó khăn nên đa số nhà đầu tư thường lựa chọn phương thức nộp thuế 0,1% tổng giá trị chứng khoán bán ra. Tuy nhiên, cách thu thuế này lại khiến rất nhiều nhà đầu tư dù lỗ vẫn phải nộp thuế. Để sớm tháo gỡ tình trạng bất cập này của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Bộ Tài chính nên trình Chính phủ phương án sửa đổi Luật, cũng như Nghị định hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân để nhà đầu tư thua lỗ sẽ không phải nộp thuế.

Tóm lại, việc xây dựng chính sách thuế đối với lĩnh vực chứng khoán cần được cân nhắc theo hướng tạo ra cơ chế ưu đãi về thuế hợp lý, nhằm khuyến khích thị trường chứng khốn phát triển hiệu quả và lành mạnh hơn, để đảm đương tốt hơn vai trò là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.

Đề xuất về việc giảm thiểu tình trạng nợ cổ tức của các cơng ty niêm yết:

Trước thực trạng nhiều công ty niêm yết nợ cổ tức của cổ đông trong nhiều năm, việc xây dựng các biện pháp xử lý là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư cũng như nâng cao ý thức về vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách cổ tức mục tiêu và phù hợp cho các doanh nghiệp niêm yết.

Đề xuất phòng tránh những biểu hiện tiêu cực của việc trả cổ tức bằng tiền mặt:

soát chặt chẽ việc chi trả cổ tức của các doanh nghiệp để phòng tránh những biểu hiện tiêu cực trong việc trả cổ tức bằng tiền mặt, đó là:

- Doanh nghiệp bị lỗ nhưng Ban quản lý cố tình chế biến báo cáo tài chính lãi, thậm chí vẫn cơng bố trả cổ tức như bình thường - Đây là hình thức ăn vào vốn;

- Chia cổ tức cao khơng tương xứng với tình hình tài chính doanh nghiệp, nhằm dễ dàng đạt được mục đích huy động vốn cổ phần ;

- Duy trì chia cổ tức ở mức bình thường trong khi doanh nghiệp khơng đủ nguồn lợi nhuận để trả cổ tức nhằm che giấu những khó khăn.

- Chia cổ tức cao hoặc ở mức khơng hợp lý khơng bảo đảm tình hình tài chính lành mạnh.

Ngồi ra, các doanh nghiệp niêm yết cần phối hợp với các cơ quan chức năng nhằm thay đổi cách thức vấn đề công bố thông tin về cổ tức để ngăn chặn được tình trạng thơng tin bất cân xứng như hiện nay. Điều này sẽ giúp cho các nhà đầu tư có sự đánh giá chính xác và rõ ràng hơn về hoạt động chi trả cổ tức của công ty cũng như đánh giá tiềm năng của công ty.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên cần có một bộ phận làm báo cáo ngắn hạn, trung và dài hạn tình hình lợi nhuận, các dự án, kế hoạch đầu tư, dự báo các dòng tiền một cách chính xác để nhà quản lý hoạch định được một chiến lược chi trả cổ tức hợp lý. Thậm chí, cơng ty cũng phải có một bộ phận xem xét, nghiên cứu chính sách cổ tức của các công ty trong và ngồi nước, đặc biệt là các cơng ty trong cùng ngành hay cùng đặc điểm hay cả đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Doanh nghiệp cũng nên xem xét đến việc đa dạng hóa các phương thức chi trả cổ tức. Việc này vừa giúp các nhà quản lý linh hoạt trong việc lựa chọn chính sách cổ tức vừa giúp nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn danh mục cổ phiếu của mình sao cho phù hợp với dòng tiền cũng như chiến lược đầu tư ngắn hay dài hạn của mình.

Cuối cùng, các cơ quan chức năng, các công ty niêm yết và các hiệp hội phải có những nghiên cứu về các quy định pháp lý nhằm có thể bảo vệ tích cực hơn nữa lợi ích của các nhà đầu tư nhỏ nhằm tạo ra một sân chơi công bằng và hướng tới sự phát triển lành mạnh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 là chương đưa ra những gợi ý về việc lựa chọn chính sách cổ tức cho các công ty niêm yết. Từ việc xem xét các định hướng phát triển thị trường chứng khốn nói chung và định hướng về chính sách cổ tức nói riêng dựa trên các nghiên cứu và bằng chứng thực nghiệm sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn việc lựa chọn một chính sách cổ tức tối ưu, phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Khi lựa chọn chính sách cổ tức, doanh nghiệp sẽ cần chú ý xác định tỷ lệ chi trả cổ tức tối ưu căn cứ trên các cơ hội đầu tư, cơ cấu vốn mục tiêu, hay những quan điểm của ban quan trị; xác định hình thức cổ tức tối ưu và cuối cùng là mức độ ổn định của chính sách chi trả cổ tức.

Cuối cùng, trong chương này cũng đưa ra một số đề xuất cho cả các cơ quan chức năng và doanh nghiệp để có thể xây dựng một chính sách cổ phù hợp cho các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

PHẦN KẾT LUẬN

Đề tài đã đưa ra các phân tích chi tiết về chính sách cổ tức và xem xét mối tương quan giữa chính sách cổ tức và giá cổ phiếu niêm yết của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam trong thời gian qua. Mặc dù, khơng giải quyết hết tất cả các vấn đề phát sinh trong thực tiễn liên quan đến chính sách cổ tức như các yếu tố tác động đến chính sách cổ tức; hoặc các hình thức phân phối cổ tức bằng cổ phần, và bằng hình thức mua lại cổ phần; hoặc chính sách cổ tức riêng áp dụng cho từng ngành cụ thể. Nhưng tơi vẫn hy vọng rằng, nó có thể góp một phần vào việc nâng cao cơng tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới.

Hướng nghiên cứu mở rộng của đề tài:

Việc có những phân tích đầy đủ và rõ ràng về chính sách cổ tức cũng như tác động của nó đến giá cổ phiếu niêm yết sẽ góp phần quan trọng làm cơng tác quản lý tài chính của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Do vậy, từ những hạn chế của đề tài này chúng tơi đề xuất mở rộng việc phân tích các chính sách cổ tức theo những hướng như sau:

Thứ nhất, phân tích các chính sách cổ tức khác như chính sách cổ tức bằng cổ phần, hoặc mua lại cổ phần và đánh giá tác động tổng hợp của tất cả các chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu niêm yết hay xa hơn là giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Thứ hai, định lượng các yếu tố tác động lên chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam.

Thứ ba, phân tích các chính sách cổ tức áp dụng ở các ngành khác nhau trên thị trường chứng khốn Việt nam, để từ đó đưa ra những căn cứ nhằm xác định chính sách cổ tức phù hợp nhất cho từng ngành trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Những hướng mở rộng này nếu được thực hiện nghiên cứu một cách đầy đủ và hiệu quả sẽ góp nâng cao tầm vóc tài chính của các doanh nghiệp niêm yết cũng như thúc đẩy thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

- Bùi Thị Ngọc Anh, 2009. Xây dựng chính sách cổ tức cho các công ty

cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ

Chí Minh.

- Cơng ty chứng khoán FPT, 2014. Báo cáo Triển vọng đầu tư chứng khoán năm 2014.

- Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, 2 0 0 9 . VAFI đánh giá chính sách cổ tức tại các công ty đại chúng trong mười lăm năm qua.

- Học viện tài chính, 2008. Giáo trình tài chính doanh nghi ệp. Nhà xuất

bản: Tài chính.

- Nguyễn Duy Lương, 2007. Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế

Tp Hồ Chí Minh.

- Nguyễn Kim Thu. 2008. Chính sách cổ tức hợp lý - Một bài toán chưa có lời giải?. Tạp chí chứng khốn,

- Nguyễn Minh Kiều, 2006. Quyết định chính sách cổ tức. Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

- Nhóm sinh viên, 2011. Phân tích chính sách cổ tức và tác động của nó đến giá trị

thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cơng

trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học sinh viên “Nhà kinh tế trẻ -2011”. Trường Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

- Phạm Kinh Luân, 2010. Chứng khoán phẳng. Hội thảo toạ đàm với khách hàng StoxPro.

- Phạm Thị Thanh Xuân, 2007. Chính sách cổ tức – Lý thuyết và thực tiễn tại một số công ty cổ phần khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ.

Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh.

- Tr ần Ngọc Thơ, 2007. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản:

- Trần Thị Hải Lý, 2010. Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nguyên nhân và một số giải pháp. Tạp chí Tài chí nh và phát triển, số 5,

trang 18-25.

- Trần Thị Hải Lý, 2012. Quan điểm của các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam về chính sách cổ tức với giá trị doanh nghiệp. Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 4, trang 13-20.

- Ủy ban chứng khoán nhà nước, 2014. Báo cáo thường niên năm 2013. - Võ Xuân Vinh, 2014. Chính sách cổ tức và dao động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 203, trang 48-55.

Các website:

- Cơng ty Cổ Phần Chứng Khốn FPT: http://fpts.com.vn/ - Công ty Cổ Phần Chứng Khốn Thành Phố Hồ Chí Minh: https://www.hsc.com.vn/

- Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam: http://www.vafi.org.vn/ - http://www.cophieu68.vn/

- http://cafef.vn/

- Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: http://hnx.vn/

- Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM: http://www.hsx.vn/ - Trung tâm lưu kí chứng khốn Việt Nam: http://www.vsd.vn/ - Ủy ban chứng khoán Nhà nước: http://www.ssc.gov.vn/

Tài li ệu ti ếng Anh:

- Misbah Sadiq, Shafiqahmad, Muhammad Jamil Anjum, Muhammad Suliman, Say – Ul – Abrar and Saif – Ur- Rehmankhan (2013). Stock price volatilityin relation on dividend policy; A case study of Karachi stock market.

Middle – East Journal of Scientific reseach 13, pp. 426-431.

- Mohammad Hasheijoo, Aref Mahdavi Ardekani, Nejat Younesi (2012). The impact of dividend policy on share price volatility in Malaysian stock market. Journal of Business studies quarterly, No1, pp. 111 -129.

- R.Azhagaiah, Sabari Priya .N (2008). The Impact of Dividend Policy on Shareholders’ Wealth. International Research Journal of Finance and Economics – Issue 20, pp. 180-187.

- Werner – Ria Murhadi (2008). Study on dividend policy: Antecedat and its impact on share price. MPRA Paper, No 25596.

- Zuriawati Zakaria, Joriah Muhammad and Abdul Hadizulkifli (2012). The impact of dividend policy on the share price volatility: Malaysian construction and Material Companies. International Journal of Economics and Management Sciences, Vol.2, No.5, pp. 01-08.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Phần trăm số lượng doanh nghiệp niêm yết phân loại theo mức độ ổn định của cổ tức chi trả.

Phụ lục 2: Phần trăm số lượng doanh nghiệp niêm yết phân loại theo mức độ ổn định của giá cổ phiếu.

Mức độ ổn định giá Cổ phiếu Năm

Giảm đổi Không Tăng 2004 4,55% 31,82% 63,64% 2005 5,71% 37,14% 57,14% 2006 0,60% 0,00% 99,40% 2007 11,82% 0,45% 87,73% 2008 72,73% 0,00% 27,27% 2009 3,40% 0,24% 96,36% 2010 49,74% 0,00% 50,26% 2011 83,18% 0,47% 16,36% 2012 33,78% 2,09% 64,13% 2013 23,35% 1,17% 75,48% Mức độ ổn định cổ tức Năm

Giảm đổi Không Tăng 2004 12.50% 66.67% 20.83% 2005 23.81% 42.86% 33.33% 2006 37.14% 34.29% 28.57% 2007 28.57% 11.90% 59.52% 2008 55.91% 15.91% 28.18% 2009 40.40% 18.86% 40.74% 2010 33.01% 23.54% 43.45% 2011 42.74% 28.72% 28.55% 2012 38.32% 42.68% 19.00% 2013 33.78% 44.54% 21.67%

Phụ lục 3: Bảng mã chứng khoán của một số doanh nghiệp chi trả cổ tức nhiều hơn lợi nhuận trong năm (tỷ lệ chi trả cổ tức lớ n hơn 100%):

CK 2013 2012 2011 2010 2009 2008 2007 2006 ACC 144% 107% 107% ANV 874% 173% 84% -26% 121% 32% BHS 165% 155% 156% 148% 128% 0% 92% 207% BMC 39% 124% 68% 0% 115% 93% 72% 129% C92 37% 0% 92% 65% 137% 212% 134% CAP 87% 92% 107% 0% 131% 289% CID 0% 109% 109% 110% 107% 79% 174% 160% CTN 0% 0% 0% 43% 119% 135% 77% 135% DCT 0% 0% 0% 0% 123% 107% 123% 132% DHG 44% 54% 42% 90% 73% 169% 147% 150% DIC 113% 104% 96% 64% 133% 106% 231% 384% HAP 69% 608% 708% 0% 0% 0% 0% 252% HJS 0% 55% 46% 118% 0% 162% 212% 0% HUT 0% 0% 0% 105% 228% 238% KDC 67% 92% 142% 76% 83% -352% 133% 175% NPS 99% 58% 60% 0% 54% 172% 187% 113% PGC 0% 159% 93% 105% 49% 0% 126% 89% SAM 65% 0% 0% 176% 123% 0% 135% 101% SD6 59% 64% 82% 66% 105% 103% 106% 6515% SGD 91% 0% 190% 94% 50% 125% 109% 0% STP 105% 83% 71% 20% 129% 132% 139% 50% TMC 120% 54% 93% 0% 97% 110% 132% 89% TMS 31% 47% 26% 46% 52% 126% 183% 217% VDL 0% 20% 104% 0% 124% 251% 106% VNM 61% 83% 77% 92% 105% 193% 250% 216%

Phụ lục 4: Mức cổ tức mỗi cổ phần trung bình theo ngành Ngành 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Bất động sản và xây dựng 1.400 1.467 1.463 1.780 2.372 1.853 1.386 1.464 1.294 1.169 Công nghệ 700 1.300 2.213 2.200 964 980 1.109 1.171 1.043 1.001

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK việt nam , (Trang 79 - 103)