2.2.2 .2Mơ hình 2
3.3 Giải pháp nâng cao giá trị cổ phần của doanhnghiệp niêm yết trên thị
3.3.1 Giải pháp về đầu tư
Dựa vào kết quả nghiên cứu mơ hình 1 ta thấy mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ lợi nhuận giữ lại và giá cổ phiếu niêm yết. Theo lý thuyết phân phối lợi nhuận thì lợi nhuận giữ lại được ưu tiên nhất, kế đó là phát hành cổ phần mới và cuối cùng là vốn vay. Trong khi đó, ở Việt Nam, chủ yếu nâng vốn bằng biện pháp vay vốn, nhất là vay ngân hàng, việc phát hành trái phiếu rất ít. Đây là một cách thức khơng an tồn, biến doanh nghiệp thành con nợ, và phải chịu áp lực lãi suất rất lớn. Việc này sẽ làm sụt giảm giá cổ phiếu trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, ở Việt Nam các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa chủ yếu là các doanh nghiệp yếu kém, cổ phần hóa để cải cách điều hành, vực dậy doanh nghiệp, lẽ ra phải ưu tiên đẩy mạnh q trình tích lũy vốn thì hầu hết lại chi trả cổ tức cho cổ đông ở mức cao. Đối với các doanh nghiệp cổ phần đã niêm yết, nâng vốn chủ sở hữu có thể thơng qua phát hành cổ phần mới, nhưng cách này lại tốn chi phí. Do vậy chủ yếu các doanh nghiệp chi trả cổ tức bằng tiền mặt dẫn đến hao hụt nguồn tiền. Vậy làm sao để cân đối lợi nhuận để chi trả cổ tức và giữ lại để tái đầu tư. Việc cần làm là xác định nhu cầu đầu tư.
Việc đầu tư được nói đến ở đây trước hết là đầu tư công nghệ mới. Bởi yếu tố công nghệ, kỹ thuật là một trong những yếu tố năng động nhất chứa nhiều cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp và ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hiện nay, trình độ cơng nghệ và tảng thiết bị của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế thì đây là trở ngại lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc cạnh tranh với các cơng ty
nước ngồi. Và đổi mới cơng nghệ là nhu cầu không thể thiếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các cơng ty niêm yết nói riêng nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp.
Phát triển công nghệ ln địi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn. Do đó, để đảm bảo hiệu quả đầu tư thì khi đầu tư đổi mới cơng nghệ, các công ty niêm yết phải xem xét trên mọi phương diện; dự đoán đúng cung cầu sản phẩm, dịch vụ của thị trường; tính chất cạnh tranh; phân tích, đánh giá và lựa chọn cơng nghệ phù hợp. Dự án đầu tư phải đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro; chiến lược huy động vốn đầu tư thích hợp trên cơ sở phát huy cao nhất năng lực nội tại và khai thác tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước để tăng trưởng giá trị cổ phần trong dài hạn.