Định hướng chính sách cổ tức tại các doanhnghiệp niêm yết trên thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK việt nam , (Trang 68 - 71)

2.2.2 .2Mơ hình 2

3.1 Định hướng chính sách cổ tức tại các doanhnghiệp niêm yết trên thị

Trong thực tế, khi thiết lập một chính sách cổ tức thì khơng thể có một chính sách nào phù hợp cho mọi doanh nghiệp. Mỗi cơng ty khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng, hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau và chịu tác động bởi những nhân tố khác nhau. Trong điều kiện kinh doanh cụ thể, mỗi cơng ty có những chiến lược và quan điểm kinh doanh khác nhau. Các công ty cần cân nhắc lựa chọn mức cổ tức phù hợp với đặc điểm, tiềm năng của mình, và phù hợp với các giai đoạn khác nhau của quá trình tăng trưởng. Và mục tiêu tối hậu của chính sách cổ tức là cùng với chính sách đầu tư và chính sách tài trợ để làm tối đa hoá giá trị cổ phần và tác động đến giá cổ phiểu niêm yết theo mong muốn của nhà quản trị.

Do vậy, phần này đề tài chỉ đưa ra nhưng đề xuất mang tính lý thuyết để các doanh nghiệp niêm yết có thể tham khảo trong cơng tác tài chính của mình. Những đề xuất này cũng bao hàm những phân tích và đánh giá mang tính thực tiễn trên thị trường chứng khoán Việt Nam để thiết lập mức độ ổn định trong chính sách cổ tức tối ưu cho các doanh nghiệp niêm yết.

3.1 Định hướng chính sách cổ tức tại các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trường chứng khoán Việt Nam

3.1.1 Định hướng chung

Trong bản báo cáo thường niên năm 2013 của Ủy ban chứng khoán Nhà nước xác định rõ mục tiêu phát triển của thị trường chứng khoán trong những năm 2014 bao gồm:

- Bảo đảm duy trì sự ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác phát triển và tái cấu trúc thị trường chứng khốn; xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường chứng khốn.

- Tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo triển khai, thực thi hiệu quả các cam kết quốc tế đã tham gia.

Để thực hiện những mục tiêu trên, thì định hướng phát triển cho thị trường chứng khoán như sau:

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm. Thông qua

các biện pháp: thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, gắn cổ phần hóa với niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống Upcom; hoàn thiện các quy định, cơ chế giao dịch trên Upcom; Khuyến khích các cơng ty niêm yết cung cấp thông tin bằng tiếng Anh, cũng như khắc phục các sai sót trong kiểm tốn báo cáo tài chính; nâng cao chất lượng cổ phiếu thơng qua việc nâng cao chất lượng quản trị công ty, tăng cường tính minh bạch; Phát triểm các sản phẩm mới trên thị trường chứng khoán phái sinh; xây dựng các tiêu chí thống nhất cho cả hai sở giao dịch,…

Thứ hai, cần kích cầu, khơi thơng dịng vốn trong nước. Đó là việc nâng tỷ lệ

sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng như xây dựng các quy định rõ ràng về giao dịch và công bố thông tin để bảo đảm quyền lợi nhà đầu tư nhỏ.

Thứ ba, tái cấu trúc hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các thành viên thị trường. Cần thu hẹp số lượng và nâng cao chất lượng đi kèm việc nâng cao

kiểm soát hoạt động cũng như tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính và xây dựng hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán phù hợp.

Thứ tư, đẩy mạnh tái cấu trúc các tổ chức thị trường chứng khoán là hai Sở giao

dịch chứng khốn Hà Nội, Thành phố Hồ Chính Minh và Trung tâm Lưu kí chứng khốn, thực hiện đề án thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam để thị trường có thể vận hành thơng thống và hiệu quả.

Ngồi ra, thị trường chứng khốn Việt Nam trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả quản lý, chức năng giám sát, cũng như xử lý vi phạm; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá thị trường chứng khoán Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngồi,…

3.1.2 Định hướng chính sách cổ tức

Để thực hiện những mục tiêu phát triển thị trường chứng khoán tăng trưởng bền vững và ổn định cũng như được quốc tế đánh giá cao, thì việc xây dựng chính sách

cổ tức phù hợp có thể giúp tối đa hóa giá trị doanh nghiệp cũng như tối đa hóa tài sản cổ đơng cũng là một biện pháp có hiệu quả khơng nhỏ. Do vậy các doanhnghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cần phải khắc phục được những mặt hạn chế của chính sách cổ tức hiện có cũng như tìm ra được một chính sách cổ tức tối ưu, phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Thứ nhất, xây dựng chính sách cổ tức đi kèm với sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp. Trên thị trường chứng khốn thì hầu như tất cả các cơng ty đều

cố gắng duy trì mức cổ tức ổn định và thậm chí cao hơn so với sức mạnh cũng như khả năng tài chính của doanh nghiệp. Để có mức cổ tức cao, thậm chí doanh nghiệp phải chia hết lợi nhuận thu được, khơng dự phịng tài chính cho các khoản nợ ngắn hạn. Mức cổ tức cao là một tín hiệu tốt cho nhà đầu tư nhưng thực tế giá trị cổ phần trong dài hạn và tiềm năng phát triển dài hạn của doanh nghiệp không phản ánh được. Do vậy, việc xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với vịng đời phát triển của doanh nghiệp là cần thiết.

Thứ hai, xây dựng chính sách cổ tức để tối đa hóa tài sản nhà đầu tư. Thu

nhập của nhà đầu tư gồm cả lãi vốn và cổ tức. Vậy việc lựa chọn hình thức chi trả cổ tức phù hợp trong từng điều kiện, hoàn cảnh cần được các nhà quản trị quan tâm để có thể tác động đến giá cổ phiếu theo mong muốn.

Thứ ba, xây dựng chính sách cổ tức phải có mục tiêu dài hạn. Đặt chính sách

cổ tức trong mối tương quan với chính sách đầu tư và chính sách tài trợ để có thể xác định các cấu trúc vốn mục tiêu, cơ hội đầu tư, khả năng vay nợ, khả năng thanh khoản, rủi ro kinh doanh,… để xác định tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu cũng như mức độ ổn định của chính sách cổ tức và dự báo được sự biến động trong giá cổ phiếu. Do vậy, việc xây dựng hệ thống dự báo tình hình tăng trưởng, phát triển và xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn và dài hạn là cần thiết.

Thứ tư, xây dựng chính sách cổ tức cần xác định nhà đầu tư chiến lược –

những nhà đầu tư có xu hướng nắm giữ cổ phiếu lâu dài và sẵn sàng hy sinh lợi nhuận ban đầu (cổ tức) để dành vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp vẫn là tăng trưởng và lợi nhuận. Do vậy, chính sách cổ tức

phù hợp cũng nhằm mục đích nâng cao giá trị của doanh nghiệp, nâng cao giá trị cổ phần, chứ không phải để thỏa mãn các nhà đầu tư ngắn hạn. Nhưng chính các nhà đầu tư này lại mang lại tính thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu niêm yết trên TTCK việt nam , (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)