- Việc kiểm toán nợ công phải được đặt trong nguyên tắc kiểm soát nợ
3.2.1. Hoàn thiện căn cứ kiểm toán nợ công
Hiện nay, vấn đề quản lý và kiểm toán nợ công mới được đề cập một cách hạn chế, chưa rõ ràng trong Luật kiểm toán nhà nước, các văn bản pháp luật khác như Luật Ngân sách nhà nước và Luật Quản lý nợ công. Do vậy để công tác kiểm toán nợ công đi vào nề nếp cần được xác định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Cần có giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ công và hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc kiểm toán nợ công. Các văn bản pháp luật cần quy định rõ phạm vi, nội dung kiểm toán nợ công, trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến nợ công.
Hoàn thiện quản lý nợ công là yêu cầu quan trọng để đưa công tác quản lý nợ vào nề nếp, góp phần đảm bảo an ninh tài chính, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Trong việc hoàn thiện quản lý nợ công thì việc xắp xếp lại các cơ quan quản lý nợ là yêu cầu cấp thiết. Chúng tôi cho rằng việc hình thành văn phòng quản lý nợ trước mắt trực thuộc Bộ Tài chính và về lâu dài có thể là văn phòng quản lý nợ độc lập trực thuộc Chính phủ sẽ là giải pháp tối ưu đưa công tác quản lý nợ công vào nề nếp. Hoàn thiện công
tác quản lý nợ công cũng là tiền đề quan trọng để hoàn thiện môi trường pháp lý cho kiểm toán nợ công.
Luật Ngân sách nhà nước cần quy định rõ phạm vi ngân sách và bù đắp thâm hụt ngân sách thông qua hình thức vay nợ để làm cơ sở cho KTNN thực hiện kiểm toán và đánh giá công tác quản lý nợ công. Quy định việc hạch toán các khoản vay nợ vào ngân sách nhà nước như thế nào, nhất là các khoản vay của chính quyền địa phương.
Cơ quan KTNN cần nghiên cứu, đề xuất bổ sung các quy về nhiệm vụ kiểm toán nợ công trong Luật Kiểm toán nhà nước; ngiên cứu, ban hành hệ thống các quy định về kiểm toán nợ công trong đó có quy trình kiểm toán nợ công, cẩm nang hoặc các chỉ dẫn về kiểm toán nợ công, đưa kiểm toán nợ công và các cuộc kiểm toán chuyên đề liên quan đến nợ công vào kế hoạch trung hạn và kế hoạch hang năm của KTNN.