Các khuyến cáo của INTOSAI về kiểm toán nợ công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỢ CÔNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 49 - 53)

Hội nghị của các thành viên INTOSAI được tổ chức tại Mexico năm 2007 đã thảo luận các vấn đề về nợ công và đưa ra những khuyến cáo sau đây:

Khuyến cáo 1: Để bảo đảm tính minh bạch, các SAI sẽ đóng vai trò

tiên phong trong kiểm toán nợ công và quản lý nợ. Phạm vi kiểm toán nợ công của mỗi SAI tuỳ thuộc vào quyền hạn, trách nhiệm của SAI và hoàn cảnh cụ thể của từng nước. Từ đó báo cáo kịp thời và đầy đủ cho Quốc hội về những tác động và rủi ro tiềm tàng trong quản lý nợ và hệ thống tài chính. Dữ liệu tin cậy là điều kiện tiên quyết cho tính minh bạch.

Các SAI được khuyến cáo để:

- Giữ vai trò tích cực trong việc bảo đảm rằng các chính sách nợ và hệ thống quản lý nợ được thiết lập tốt.

- Báo cáo kịp thời và đầy đủ cho Quốc hội hoặc các cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội những thông tin về những vấn đề có liên quan đến nợ công và các rủi ro về nợ công.

- Khuyến cáo Chính phủ và các cơ quan hành chính công ưu tiên đối với việc quản lý rủi ro và quan tâm đầy đủ về những rủi ro tiềm tàng vốn có

trong việc quản lý nợ và hệ thống tài chính (như sự khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng hoặc hệ thống tiền tệ); điều này cũng đúng đối với những khoản nợ bất thường và nợ ngầm.

- Hỗ trợ Chính phủ và cơ quan hành chính công trong việc công bố những dữ liệu tài chính để giúp họ đánh giá rủi ro liên quan đến nợ công một cách chính xác hơn.

- Kiểm tra xem trong các cuộc kiểm toán, những người điều chỉnh dịch vụ tài chính có tuân thủ theo những tiêu chuẩn trong nước và quốc tế mang tính bắt buộc không.

- Đánh giá xem cơ quan hành chính có yêu cầu các kỹ năng cơ bản cần thiết về quản lý nợ hay không; điều này áp dụng một cách cụ thể khi các hoạt động trong lĩnh vực công được tài trợ từ nguồn bên ngoài.

Khuyến cáo 2: Trong phạm vi khuôn khổ pháp lý quốc gia, các SAI

sẽ phát triển hơn nữa các cuộc kiểm toán của họ về nợ công để bảo đảm sự công bố đầy đủ về nợ công và tài sản công.

Các SAI được khuyến cáo để:

- Tư vấn cho Chính phủ và cơ quan hành chính liên quan đến việc họ cần ghi chép đầy đủ và báo cáo về mức độ nợ và tình trạng tài sản như thế nào; điều này cũng bao gồm những khoản nợ chứng khoán đối với các bên thứ ba hoặc những người được uỷ thác.

- Đánh giá xu hướng quốc gia về công nợ và tình trạng tài sản quốc gia.

- Đánh giá chi phí vốn nhằm đánh giá sự phát triển của tài sản công trong sự so sánh với nợ công.

- Ngày càng tuân thủ đúng các tiêu chuẩn ghi chép và đánh giá tài sản công và nợ công.

Khuyến cáo 3: Các SAI, trong khuôn khổ quyền hạn của họ và pháp

cung cấp kịp thời thông tin về những ảnh hưởng tiềm năng của mức nợ công ngầm tăng cao hoặc tăng mạnh.

Các SAI được khuyến cáo để:

- Giám sát sự phát triển của các khoản nợ công ngầm.

- Tác động đến Chính phủ và cơ quan hành chính công để nhận biết và công bố các khoản nợ ngầm; cụ thể, điều này liên quan đến chi phí cho các chương trình chính sách xã hội.

- Tác động đến Chính phủ và cơ quan hành chính để thực hiện các bước thích hợp đối phó với nợ công ngầm.

Các SAI được khuyến cáo để:

- Phân tích chi phí đi vay và những rủi ro trong quản lý nợ khi thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động.

- Dự đoán các chi phí trả lãi vay trong các rủi ro khác nhau, ví dụ những thay đổi trong lãi suất hoặc tỉ giá hối đoái.

- Tăng cường việc sử dụng các chỉ số tài khóa dài hạn.

Khuyến cáo 4: Khi kiểm toán nợ công, các SAI cần đảm bảo nhân

viên của họ có đủ các kĩ năng và trình độ chuyên môn cần thiết phù hợp với công việc. Do những khó khăn và phức tạp của việc kiểm toán trong một môi trường hay thay đổi nên các SAI cần có những chương trình đào tạo cho các nhân viên mới và các nhân viên đang làm việc, và cần bảo đảm cơ cấu tổ chức được điều chỉnh thích hợp với việc thực hiện các mục tiêu.

Kiểm toán nợ công và quản lý nợ là vấn đề vô cùng phức tạp. Trong nhiều trường hợp, có những vấn đề liên quan trực tiếp đến các thị trường tài chính và thị trường vốn. Nói chung, các cuộc kiểm toán này đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với kiểm toán viên của các SAI. Các kiến thức đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế và thương mại là rất cần thiết. Hơn nữa, nếu việc quản lý nợ công được giao cho những tổ chức mà các nhân viên và chuyên viên được tuyển chọn từ lĩnh vực tư nhân thì những yêu cầu đặt ra với những kiểm toán viên của các SAI còn phải nâng cao hơn nữa. Kiểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

toán viên cần chuyên nghiệp, ngang tầm với các nhân viên của các cơ quan quản lý công nợ. Điều này yêu cầu cần phải có những chương trình đào tạo ban đầu và trong quá trình hoạt động phù hợp.

Các SAI được khuyến cáo để:

- Giao nhiệm vụ cho các kiểm toán viên nhiều kinh nghiệm thực hiện kiểm toán nợ công và quản lý công nợ.

- Bổ nhiệm những kiểm toán viên có trình độ chuyên môn thành thạo trong quản lý kinh tế và thương mại.

- Tùy theo từng trường hợp, cần cân nhắc việc thuê tạm thời các chuyên gia từ bên ngoài để tăng thêm các phát hiện kiểm toán.

- Cần đào tạo nhân viên mới và đang làm việc để đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng trong thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

- Đáp ứng cơ cấu tổ chức trong phạm vi pháp luật quốc gia và hệ thống chính sách nhằm đáp ứng tốt hơn những thay đổi cần thiết trong kiểm toán nợ công.

Khuyến cáo 5:

Các SAI nên nâng cao trình độ chuyên môn để đánh giá những ảnh hưởng và rủi ro của các công cụ tài chính mới.

Phạm vi kiểm toán sắp xếp theo thứ tự từ kiểm toán tài chính đến kiểm toán chiến lược vay nợ liên quan đến rủi ro và thực hiện. Kiểm toán viên đối mặt với những thách thức nếu các công cụ tài chính mới (ví dụ: tiền lãi hoặc hoán đổi tiền tệ) được sử dụng trong quản lý công nợ. Mặt khác, các công cụ này được sử dụng để bảo vệ đối với những ảnh hưởng của lãi suất và tỉ giá hối đoái. Tuy nhiên, chúng thường xuyên liên quan đến các rủi ro. Do vậy, các SAI phải có khả năng đánh giá những rủi ro này và các hệ thống quản lý rủi ro có liên quan.

- Xây dựng hay nâng cao trình độ chuyên môn để đánh giá thị trường, lãi suất, tín dụng, thanh khoản và những rủi ro hoạt động trong quản lý nợ công.

- Kiểm tra các chỉ số về những điểm yếu của ngân sách công và quản lý tài chính như phạm vi quản lý tài sản và công nợ.

- Giám sát việc sử dụng các công cụ tài chính mới, như lãi suất và tiền tệ phái sinh và kiểm tra các thủ tục tại chỗ như nhận biết, giám sát, kiểm soát và giảm nhẹ rủi ro.

- Khi lựa chọn nhân viên, cần đảm bảo chắc chắn rằng họ có đầy đủ kinh nghiệm thực hành trong lĩnh vực thị trường tài chính hoặc ngân hàng và liên tục đào tạo cải cách tài chính.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỢ CÔNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 49 - 53)