Thực trạng việc xác định mục tiêu kiểm toán nợ công

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỢ CÔNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 89 - 91)

19 Bồ Đào Nha 75 48 Argentina

2.2.2. Thực trạng việc xác định mục tiêu kiểm toán nợ công

Do KTNN Việt Nam chưa thực hiện kiểm toán nợ công với tư cách là một cuộc kiểm toán riêng rẽ và đẩy đủ mà được thực hiện cùng với kiểm toán quyết toán NSNN hàng năm hoặc một số cuộc kiểm toán chuyên đề, dự án về tình hình quản lý và sử dụng một khoản nợ công cụ thể. Việc xác định mục tiêu kiểm toán nợ công được xác định lồng ghép, xen lấn trong việc xác định mục tiêu kiểm toán của các cuộc kiểm toán cụ thể.

Một số mục tiêu của cuộc kiểm toán Quyết toán NSNN có liên quan đến mục tiêu kiểm toán nợ công:

- Đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo quyết toán NSNN thời kỳ kiểm toán, trong đó bao gồm việc đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo về nợ công do cơ quan quản lý nợ công lập;

- Đánh giá việc tuân thủ Luật NSNN, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, văn bản pháp luật trong quản lý điều hành và sử dụng NSNN thời kỳ kiểm toán, trong đó bao gồm đánh giá tính tuân thủ của các tổ chức cá nhân có liên quan trong việc chấp hành các luật, quy định của Nhà nước về nợ công;

- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, trong đó bao gồm việc lồng gép kiểm toán hoạt động trong việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các khoản nợ công và quản lý nợ công;

- Thông qua hoạt động kiểm toán để chỉ ra và kiến nghị với đơn vị được kiểm toán về các sai phạm và biện pháp khắc phục; chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán, công tác quản lý hoạt động của đơn vị; kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; đề xuất với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng những kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế quản lý tài chính, kế toán nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính công được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất;

Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề, dự án liên quan đến nợ công thực chất là xác định mục tiêu của một cuộc kiểm toán cụ thể về quản lý, sử dụng các khoản nợ công:

- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các tài liệu, số liệu kế toán và các số liệu quyết toán kinh phí, giá trị quyết toán của chuyên đề, dự án;

- Kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính kế toán, quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định khác về quản lý, thực hiện chuyên đề, dự án. Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn;

- Đánh giá việc quản lý, chỉ đạo, phối hợp thực hiện chuyên đề, dự án, kết quả thực hiện các mục tiêu của của chuyên đề, dự án (về tiến độ thực hiện, mục tiêu đạt được so với kế hoạch đề ra, mức độ đáp ứng của các dự án so với nhu cầu của chính quyền địa phương và người dân,…);

- Phát hiện kịp thời các hành vi tham nhũng, lãng phí và sai phạm trong quản lý và sử dụng vốn của chuyên đề, dự án. Xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, kiến nghị xử lý theo quy định của Pháp luật;

- Kiến nghị với đơn vị được kiểm toán chấn chỉnh công tác quản lý tài chính - kế toán; đề xuất Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có liên quan sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách liên quan đến chuyên đề, dự án nhằm đảm bảo chuyên đề, dự án được thực hiện một cách hiệu quả và phù hợp với thực tế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỢ CÔNG DO KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM THỰC HIỆN (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w