1.4 Phƣơng pháp quản trị rủi ro lãi suất tại các ngânhàng thƣơng mại trên thế giới và bà
1.4.1.3 Quản trị hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất:
Quản trị rủi ro lãi suất bằng phương pháp dùng hạn mức khe hở nhạy cảm lãi suất là việc ngân hàng xác định khe hở nhạy cảm lãi suất cho các kỳ đáo hạn, sau đó thiết lập ra các hạn mức cho các khe hở này tuỳ thuộc vào mục tiêu quản trị rủi ro của ngân hàng.
Hạn mức khe hở thông thường được đặt dưới dạng +/-L, tức là dạng biên độ. Tài sản có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn Nợ nhưng trị tuyệt đối của nó khơng được vượt quá hạn mức đã được đặt ra. Hạn mức này được quản lý hàng ngày bởi Khối Treasury của các ngân hàng. Việc xác định hạn mức và quản lý khe hở trong hạn mức phụ thuộc vào mục tiêu quản trị rủi ro lãi suất của mỗi ngân hàng. Cụ thể, các ngân hàng phải đưa ra một số quyết định quan trọng trên các phương diện sau:
- Nhà quản lý phải lựa chọn “thời kỳ mục tiêu” cho việc quản lý chỉ tiêu thu nhập lãi cận biên (NIM) (ví dụ: 6 tháng, 1 năm,…) để làm cơ sở cho việc xác định những giá trị kỳ vọng và độ dài của những giai đoạn thành phần.
- Nhà quản lý phải lựa chọn giá trị tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên mục tiêu, tức là duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên hiện tại hoặc làm tăng chỉ tiêu này.
- Nếu nhà quản lý mong muốn nâng cao tỷ lệ NIM, họ phải dự báo chính xác lãi suất hoặc tìm cách phân bổ lại danh mục tài sản sinh lời và nợ nhằm tăng thu nhập lãi cho ngân hàng.
- Nhà quản lý phải xác định giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trị nguồn vốn nhạy cảm lãi suất mà ngân hàng sẽ nắm giữ.