Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại ngânhàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38)

Nơng thơn Việt Nam

2.3.1 Chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng nhà nƣớc trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại

Chính sách lãi suất là một trong những cơng cụ chính của chính sách tiền tệ. Tùy thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều

kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.

Những tháng đầu năm 2008, bối cảnh nền kinh tế tồn cầu trở nên khó khăn do ảnh hưởng sâu rộng từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. Khơng nằm ngồi ảnh hưởng chung, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tăng cao, trước tình hình đó Ngân hàng Nhà nước đưa ra một loạt các biện pháp nhằm thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, các ngân hàng thương mại đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền đồng sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước, tình trạng thiếu hụt tiền đồng của các ngân hàng thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong vịng một tháng sau đó đã có lúc lên tới 30%. Các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, kết quả tất yếu là lãi suất cho vay tăng lên rất cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu về vốn. Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/05/2008 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VNĐ của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Qua đó đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất khả năng thanh toán của các NHTM trong những tháng cuối năm 2008, an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo. Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn giữa các NHTM.

Năm 2009, việc Ngân hàng Nhà nước vẫn quy định mức trần lãi suất bằng 150% lãi suất cơ bản đã tạo sức ép to lớn lên lợi nhuận của các ngân hàng. Cụ thể, để giải quyết nhu cầu vốn vay tăng mạnh trong thời gian cuối năm, các ngân hàng thi nhau tăng lãi suất huy động. Bên cạnh đó, định mức tăng trưởng dư nợ tín dụng do Ngân hàng Nhà nước đặt ra để kiềm chế lạm phát trong năm 2009 cũng đã hạn chế hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng. Đa số ngân hàng trong nước đều gặp phải khó khăn chung là sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay. Trong suốt những tháng cuối năm 2009, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất tiền gửi tập trung cho cả ngắn và trung hạn.

Năm 2010 nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế NHNN đã ban hành thông tư số 07/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 quy định về cho vay bằng VNĐ theo lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn, tiếp theo nhằm mở rộng đối tượng được vay vốn ngày 14/04/2010 NHNN đã ra thông tư số 12/2010/TT-NHNN thay thế thông tư 07/2010/TT-NHNN đi kèm theo đó là cơ chế giám sát, thống kê theo dõi

nhằm hạn chế rủi ro, như vậy cơ chế lãi suất thỏa thuận một lần nữa đã được áp dụng lại.

Bước sang năm 2011, lãi suất không ngừng tăng lên và liên tục căng thẳng đã buộc NHNN phải vào cuộc để duy trì ổn định thị trường tiền tệ. Ngày 03/03/2011, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN yêu cầu các ngân hàng ấn định lãi suất huy động tối đa ở mức 14%/năm, kể cả khuyến mại. Quyết định này khiến các ngân hàng thương mại nhỏ chịu nhiều áp lực trong việc thu hút vốn chứ chưa nói gì đến giữ vốn vì khi mức lãi suất được hưởng là như nhau thì người có tiền đem gửi sẽ hướng niềm tin vào ngân hàng thương mại lớn, thương hiệu mạnh hơn là vào ngân hàng thương mại nhỏ, thương hiệu còn yếu. Để giảm thiểu nguy cơ khoảng trống thiếu hụt nguồn vốn ngày một gia tăng và để né quyết định của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại nhỏ chỉ còn cách đẩy lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn lên kịch trần. Liên tục xuất hiện các nghịch lý về lãi suất trong suốt cả năm.Lãi suất công bố danh nghĩa và lãi suất thực chất của các ngân hàng có khoảng cách khá xa, nhất là lãi suất tiết kiệm. Lãi suất huy động được niêm yết theo kiểu dàn hàng ngang với hàng chục kỳ hạn khác nhau, từ tuần cho đến năm. Lãi suất gửi tiền vào ngân hàng còn cao hơn cổ tức trả cho cổ phiếu của nhiều ngân hàng.Đường cong lãi suất tại các ngân hàng đều đã bị nắn cong ngược khi lãi suất kỳ hạn ngắn cao hơn kỳ hạn dài.Mục đích của các ngân hàng là bảo vệ lợi ích của chính mình khi khơng ngân hàng nào dám mạo hiểm đẩy cao lãi suất kỳ hạn dài khi chủ trương của Chính phủ là kéo mặt bằng lãi suất xuống mức hợp lý. Bên cạnh đó thì việc tăng lãi suất kỳ hạn ngắn là để đảm bảo quyền lợi của khách hàng trước tình trạng lạm phát cao hiện nay và giúp khách hàng an tâm khi gửi tiền ở ngân hàng. Mặc dù các ngân hàng đều trưng biểu lãi suất huy động là tối đa là 14%/năm nhưng thực tế lãi suất huy động đã lên tới 18% - 19%/năm. Cuộc chạy đua lãi suất trong cạnh tranh huy động vốn thời gian qua đã làm nảy sinh hiện tượng mặc cả lãi suất của khách hàng với ngân hàng. Đây là một hiện tượng lạ vì xưa nay ngân hàng thực hiện huy động và cho vay theo lãi suất được niêm yết trước. Vậy mà giờ đây các ngân hàng niêm yết một đằng, huy động một nẻo. Lãi suất niêm yết chỉ có ý nghĩa đối phó, cịn trong thực tế việc huy động vốn lại theo giá thỏa thuận kín giữa ngân hàng và khách hàng gửi tiền. Cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng ngoài lý do để giữ chân khách hàng cịn có thể lý giải theo một lý do khác. Đó là hiện nay thị trường bất động sản đang trầm lắng nên những khoản cho vay

bất động sản trước đây chiếm tỷ trọng lớn của các ngân hàng giờ đang đứng im. Vì vậy các ngân hàng phải tăng lãi suất huy động vốn để bù đắp cho khoản vốn bị chôn này.

Những tháng đầu năm 2012, trước tình hình nền kinh tế vẫn duy trì lạm phát cao, sản xuất của các doanh nghiệp gặp khó khăn chính phủ u cầu NHNN giảm dần lãi suất huy động vốn và cho vay của NHTM, NHNN đã đưa thông tư số 05/2012/TT- NHNN ngày 12/03/2012 khống chế trần lãi suất huy động xuống cịn 13%/năm. Tiếp đó, đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12% một năm. Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho vay lần lượt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Bên cạnh đó, theo thơng tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân đối được cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của mình. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.Theo các doanh nghiệp với mức lãi suất huy động 8% thì họ hy vọng các ngân hàng sẽ cho vay ra ở mức 11-12% nhưng điều này chưa xảy ra.

Năm 2013 điều hành chính sách lãi suấtphù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, theo đó mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm. Trong hơn 5 tháng đầu năm, NHNN đã điều chỉnh giảm 2%/năm các mức lãi suất điều hành và lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên và giảm 0,5%/năm lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND ở kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng. Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định của NHNN về lãi suất huy động của các TCTD, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm nhằm thiết lập kỷ cương trên thị trường; kêu gọi các TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất các khoản cho vay cũ

Đồ thị 2.1 Diễn biến tình hình lãi suất VNĐ giai đoạn từ năm 2008 đến q II/2013:

Qua phân tích trên cho ta thấy tình hình lãi suất trên thị trường tiền tệ Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp, kết hợp với kế hoạch tăng vốn theo quy định đối với NHTM cho thấy trong thời gian tới hoạt động của hệ thống ngân hàng vẫn cịn nhiều khó khăn, đặc biệt là dự đốn về lãi suất nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu cần có cơ sở lý luận và cơng cụ nhằm phịng ngừa rủi ro lãi suất từ đó hồn thiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng là một yêu cầu thực tế khách quan.

2.3.2 Quy trình quản trị rủi ro lãi suất của ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Triển Nông Thơn Việt Nam

2.3.2.1 Tại hội sở chính

Nhằm kiểm sốt tốt rủi ro, dựa trên các thơng tin biến động lãi suất trên thị do Ban dự báo thống kê kinh tế cung cấp, Ủy ban quản lý rủi ro sẽ tham mưu cho HĐTV trong việc ban hành chính sách, quy chế và các quy trình quản trị rủi ro, thực hiện quản trị rủi ro tồn hệ thống thơng qua tập trung các nguồn lực, xây dựng cơ chế chính sách nhằm dự báo, hạn chế và phòng ngừa rủi ro. HĐTV giám sát việc thực hiện của các ngân hàng, bao quát tình hình rủi ro lãi suất của ngân hàng, đảm bảo mức độ rủi ro được duy trì ở mức độ cho phép và được tài trợ bởi nguồn vốn hợp lý.

.00% 2.00% 4.00% 6.00% 8.00% 10.00% 12.00% 14.00% 16.00% 2/1/2008 2/1/2009 2/1/2010 2/1/2011 2/1/2012 2/1/2013 LS tái cấp vốn LS chiết khấu LS cơ bản

Trên tinh thần đó Ban kế hoạch tổng hợp xác định các rủi ro lãi suất tiềm ẩn trong các sản phẩm, tính tốn được mức độ nhạy cảm dễ dẫn đến thiệt hại trong điều kiện có biến động lãi suất thị trường, xem xét các hậu quả khi thiết lập các chính sách và hạn mức cho rủi ro lãi suất lên kế hoạch quản trị rủi ro toàn hệ thống đến các chi nhánh thông qua các quy định, quy trình, các chỉ tiêu và các giới hạn hoạt động. Thường xuyên báo cáo tình hình đo lường rủi ro lãi suất một cách kịp thời.

Các đơn vị trực thuộc Trụ sở chính căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp trực tiếp tham gia các hoạt động quản trị rủi ro.

2.3.2.2 Tại các chi nhánh

BGĐ các chi nhánh phải chịu trách nhiệm về công tác quản trị rủi ro của chi nhánh mình trong các giới hạn hướng dẫn do Trụ sở chính soạn thảo dựa trên các quy định của NHNN. BGĐ phải xem xét thường xuyên các báo cáo chi tiết về rủi ro lãi suất, các báo cáo này có thể khác nhau tùy thuộc vào hồ sơ rủi ro của từng chi nhánh.Các chi nhánh khơng có bộ phận quản lý riêng.

Cụ thể như sau:

- Đối với hoạt động cho vay căn cứ vào tình hình lãi suất thị trường cũng như các quy định của NHNN, Chủ tịch HĐTV, TGĐ sẽ quy định mức lãi suất cho vay phù hợp trên cơ sở bù đắp được chi phí vốn, chi phí quản lý và có lãi. Áp dụng các biện pháp cho vay thương mại (ngắn hạn), khi lãi suất thị trường thay đổi theo chiều hướng tăng ngân hàng kịp tăng lãi suất cho vay. Đồng thời để hạn chế rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự biến động lãi suất thị trường, NHNo & PTNT Việt Nam quy định áp dụng lãi suất thả nổi đối với các khoản vay trung và dài hạn, thời hạn điều chỉnh lãi suất tối thiểu ba tháng hoặc sáu tháng một lần.

- Đối với hoạt động huy động vốn: Căn cứ vào chính sách lãi suất của NHNN, ngân hàng xác định lãi suất theo nguyên tắc thị trường, lãi suất biến đổi theo nhu cầu cũng như quy mô của thị trường. Tùy theo từng trường hợp, các chi nhánh có thể thỏa thuận áp dụng mức lãi suất cao hơn với một số khách hàng quan trọng, tuy nhiên mức lãi suất áp dụng không được cao hơn lãi suất trần của NHNN, và phải được sự phê duyệt của Trụ sở chính. Đối với lãi suất tiền gửi khơng kỳ hạn, ngân hàng ấn định mức lãi suất chung cho toàn hệ thống.

- Đối với hoạt động đầu tư: Ngân hàng cần cân đối lại nguồn vốn trung và dải hạn, nhu cầu vốn trên thị trường, chính sách lãi suất trong thời gian tới để đưa ra chính sách đầu tư cho phù hợp. Nếu dự đoán lãi suất tăng trong tương lai, ngân hàng tăng cường các khoản đầu tư ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro.

Nhìn chung hệ thống quản lý rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT Việt Nam đã dần được hình thành trong quá trình kinh doanh. Dựa trên phần mềm quản lý IPCAS nối mạng với toàn hệ thống Ban thống kê và dự báo kinh tế sẽ nghiên cứu, dự báo tình hình biến động lãi suất để từ đó báo cáo lên Ban lãnh đạo ngân hàng có những biện pháp phịng ngừa và xử lý kịp tránh những thiện hại cho ngân hàng. Tuy nhiên do một số hạn chế nên bảng cáo cáo này cịn mang tính chung chung, khơng chi tiết, cụ thể để phục vụ cho công tác quản trị rủi ro lãi suất.

2.4 Ứng dụng mô hình định giá lại và mơ hình mơ phỏng trong đo lƣờng và phòng ngừa rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.4.1 Lƣợng hóa rủi ro lãi suất bằng mơ hình định giá lại tại Ngân hàng Nơng nghiệp & Phát triển Nơng thơn Việt Nam

Mơ hình định giá lại đo lường sự thay đổi giá trị của tài sản và nguồn vốn khi có sự biến động lãi suất dựa vào việc chi nhóm tài sản và nguồn vốn theo kỳ hạn định giá lại của chúng. Nội dung của mơ hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh tốn cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Dựa vào mơ hình này, đánh giá rủi ro lãi suất tại NHNo & PTNT Việt Nam trong thời gian qua theo bảng 2.3

Bảng 2.3: Chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất của NHNo & PTNT qua các năm.

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

TS nhạy cảm lãi suất 390.302.282 464.667.942 519.163.384 543.743.213 535.186.338 Nợ nhạy cảm lãi suất 382.768.039 461.076.919 505.112.360 528.895.217 548.773.216 IS GAP 7.534.243 3.591.023 14.051.024 14.847.996 (13.586.878)

IS GAP/A 1,93% 0,77% 2,71% 2,73% (2,54%)

Trạng thái của ngân hàng Nhạy cảm TS Nhạy cảm TS Nhạy cảm TS Nhạy cảm TS Nhạy cảm NV NIM của ngân hàng

giảm khi

LS giảm LS giảm LS giảm LS giảm LS tăng

Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo & PTNT Việt Nam

Bảng 2.3 cho thấy vào thời điểm cuối năm 2012 ngân hàng có tổng tài sản nhạy cảm lãi suất là 535.186 tỷ đồng, đây là khoản cho vay sắp đáo hạn hoặc sắp được gia hạn vào năm 2013. Với tình hình lãi suất cho vay có xu hướng giảm trong năm 2013, việc tái đầu tư là vấn đề mà ngân hàng cần phải cân nhắc để tính tốn hiệu quả của việc đầu tư này. Với sự cạnh tranh lãi suất của một số ngân hàng như hiện nay, lãi suất cho vay dang có xu hướng giảm dần làm ảnh hưởng đến thu nhập từ lãi vay của ngân hàng. Tổng nợ nhạy cảm lãi suất là 548.773 tỷ đồng lớn hơn tài sản nhạy cảm lãi suất,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 38)