Trước hết chúng ta cần phân biệt rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận liên quan đến quản trị rủi ro. Trong quy trình quản lý rủi ro, hệ thống các hạn mức và văn bản hướng dẫn các hoạt động rủi ro được xây dựng cho tồn ngân hàng đóng một vai trị rất quan trọng.
HĐQT/Ban lãnh đạo ngân hàng cần quán triệt công tác quản trị rủi ro lãi suất, thực hiện phê duyệt các chiến lược và chính sách quản trị rủi ro lãi suất và đảm bảo thực hiện những biện pháp cần thiết để giám sát và kiểm sốt loại hình rủi ro này theo đúng chiến lược và chính sách đã phê duyệt. Lãnh đạo ngân hàng có trách nhiệm đảm bảo rằng ngân hàng có những chính sách và thủ tục phù hợp để kiểm soát rủi ro lãi suất hàng ngày cũng như dài hạn, phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm từng phòng ban trong việc kiểm sốt lãi suất.
Phịng quản lý rủi ro lãi suất: xác định được những rủi ro tiềm ẩn trong các sản phẩm và hoạt động của ngân hàng, tính tốn được mức độ nhạy cảm dễ dẫn đến thiệt hại trong các điều kiện căng thẳng của thị trường. thường xuyên báo cáo tình hình đo lường rủi ro và so sánh giữa mức rủi ro hiện thời với các hạn mức đề ra trong các chính sách.
Phịng kiểm tra nội bộ: ngân hàng cần có bộ phận kiểm toán nội bộ đủ mạnh để đảm bảo các báo cáo lên quản lý cấp cao kịp thời và phù hợp với chiến lược đã được ban quản lý phê duyệt.
Hạn mức hoạt động cũng là một phần rất quan trọng trong chính sách này, các hạn mức được đặt ra nhằm đảm bảo rủi ro được giữ ở một mức độ nhất định phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Các hạn mức này cần phải tương thích với các phương pháp đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng.
Cuối cùng, ngân hàng cũng cần duy trì một quỹ dự phịng tương xứng với mức độ rủi ro lãi suất mà mình chấp nhận. Những thay đổi về lãi suất có thể khiến ngân hàng bị mất vốn và thậm chí ở tình huống xấu nhất là ảnh hưởng đến sự sống còn của ngân hàng.