Khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 34)

Từ việc tìm hiểu các nghiên cứu trước giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa VCSH & rủi ro ngân hàng cũng như có thể đề ra mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu thích hợp nhất áp dụng nghiên cứu mối quan hệ này trên thị trường tài chính Việt Nam.

Pettway (1976) khám phá mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro của các ngân hàng Hoa Kỳ, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa VCSH trên tổng tài sản và rủi ro là cùng chiều. Shrieves và Dahl (1992) cũng thơng qua dữ liệu tài chính của các NHTM Hoa Kỳ trong giai đoạn 1984 –1986 và đạt được kết quả tương tự. Shrieves & Dahl (1992) đã tìm thấy mối quan hệ giữa VCSH và rủi ro thông qua phương pháp ước lượng mơ hình 3SLS, kết quả ước tính thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa biến rủi ro và VCSH, cho thấy rằng các ngân hàng thiếu vốn sẽ phải tăng vốn tương xứng với mức rủi ro khó khăn tài chính tăng thêm.

Keeton và Morris (1987) cũng thực hiện nghiên cứu trên các NHTM Hoa Kỳ giai đoạn 1979 – 1985 để kiểm tra giả thuyết rủi ro đạo đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro gia tăng đối với các ngân hàng có tỉ lệ VCSH trên tài sản tương đối thấp. Jacques & Nigro (1997) kiểm tra tác động của các tiêu chuẩn vốn dựa trên mức rủi ro tối thiểu đến sự thay đổi trong mức rủi ro danh mục đầu tư của ngân hàng, chứng minh được rằng ngân hàng thiếu vốn có thể đáp yêu cầu về mức rủi ro tối thiểu bằng cách tăng vốn.

Aggarwal & Jacques (2001) cho thấy các tiêu chuẩn của Chính sách Hành động Khắc phục Kịp thời PCA đã đẩy các ngân hàng tăng mức vốn và giảm rủi ro. Mối liên hệ ngược chiều giữa rủi ro và các chỉ số vốn cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010).

Rime (2001) và Iannotta & cộng sự (2007) phân tính sự điều chỉnh vốn và rủi ro trong các ngân hàng Thụy Sĩ và cho kết luận về việc áp lực chính sách có tác động cùng chiều làm gia tăng tỷ lệ vốn nhưng khơng có dấu hiệu ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro của ngân hàng.

Jokipii & Milne (2008) nghiên cứu dữ liệu tài chính của các ngân hàng Châu Âu và chỉ ra rằng có sự tồn tại của chi phí điều chỉnh vốn khi các ngân hàng phải nắm giữ một lượng vốn lớn, điều đó giải thích cho sự chậm chạp trong việc điều chỉnh theo hướng mục tiêu của các ngân hàng.

Zhang và cộng sự (2008) kiểm tra ảnh hưởng của yêu cầu về vốn đến hành vi kéo theo rủi ro của 12 NHTM Trung Quốc trong giai đoạn 2004 – 2006 và nhận thấy rằng sự thay đổi về vốn tác động ngược chiều với sự thay đổi trong rủi ro danh mục đầu tư của ngân hàng.

Lee & Hsieh (2013) nghiên cứu tác động của vốn đến rủi ro và lợi nhuận của các ngân hàng Châu Á trong giai đoạn 1994 – 2008, nhận thấy rằng khi tăng vốn sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro. Berger và cộng sự (2013) nghiên cứu thực nghiệm trên 42 ngân hàng châu Á cũng cho kết quả VCSH tác động ngược chiều đến rủi ro

thơng qua biến tỉ lệ dự phịng rủi ro. Jacques và Nigro (1997) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa sự thay đổi vốn và rủi ro. Agusman và cộng sự (2008) phân tích ngân hàng châu Á giai đoạn 1998–2003, kết quả VCSH trên tổng tài sản có quan hệ ngược chiều đến rủi ro, nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Agoraki và cộng sự (2011) chỉ ra vốn làm giảm rủi ro nói chung, nhưng đối với các ngân hàng có sức mạnh thị trường thì hiệu ứng này suy yếu đáng kể hoặc thậm chí có thể bị đảo ngược.

Awdeh và cộng sự (2011) đánh giá tác động của vốn pháp định với rủi ro ngân hàng qua dữ liệu tài chính của các ngân hàng thương mại ở Cộng hòa Li-ban trong giai đoạn 1996 – 2008. Kết quả ước lượng mơ hình theo kỹ thuật 3SLS chỉ ra rằng các ngân hàng có khuynh hướng tham gia vào hoạt động rủi ro thường điều chỉnh tăng vốn của họ một cách nhanh chóng hơn những ngân hàng có mức rủi ro thấp.

Mongid và cộng sự (2012) kiểm tra mối quan hệ giữa vốn, rủi ro và hiệu quả của 668 NHTM hoạt động tại 8 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2003 – 2008 bằng phương pháp 3SLS và thấy rằng các ngân hàng có vốn hóa cao có xu hướng giảm rủi ro.

Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu liên quan đến tác động của VCSH đến rủi ro của NHTM đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian qua. Lê Ngọc Thanh và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp phân tích tác động ngẫu nhiên (REM) kết hợp phương pháp phân tích tác động cố định (FEM) trên dữ liệu tài chính của 15 NHTM trong giai đoạn 2009 – 2014, nghiên cứu tập trung vào phân tích ảnh hưởng của áp lực gia tăng hệ số CAR đến thay đổi VCSH của ngân hàng và ảnh hưởng của thay đổi VCSH ngân hàng đến rủi ro của NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa VCSH và rủi ro. Ngược lại, Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTMVN, bằng phương pháp Moment tổng quát (GMM) thông qua dữ liệu của 30 NHTMVN trong giai đoạn 2007 – 2014, tìm thấy rằng vốn ngân hàng còn tác động ngược chiều với rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)