Kết luận rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 79)

Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá tác động của VCSH dưới áp lực từ yêu cầu chính sách cũng như nhu cầu hoạt động của các NHTMVN đến rủi ro của chính nó, thơng qua dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của 23 NHTM được chọn làm đại diện trong giai đoạn 2009 – 2015 (mặc dù các NHTMVN trong mẫu diễn ra việc sáp nhập và mua lại trong năm 2015 và 2016). Dữ liệu được cung cấp bởi Công ty Cổ Phần Tài Việt – Vietstock (website: www.vietstock.vn). Tổng số quan sát tối đa cho mỗi biến là 161 quan sát vì một số NHTM không công bố đầy đủ thông tin trong giai đoạn nghiên cứu. Từ các nghiên cứu trước của Peltzman (1970), Mingo (1975), Dahl & Shrieves (1990), Shrieves & Dahl (1992), Dietrich & James (1983), Aggarwal & Jacques (2001), Bouheni & Rachdi (2015), tác giả lựa chọn biến phụ thuộc đại diện cho rủi ro của ngân hàng là chỉ số tổng tài sản được điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro trên tổng tài sản (Risk), biến độc lập chính đại diện cho VCSH là VCSH chia tổng tài sản (Cap) và các biến đại diện cho các yếu tố đặc thù của ngân hàng có thể ảnh hưởng đến rủi ro như tính thanh khoản (Liq), khả năng sinh lời (ROA & ROE), áp lực về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Pres_RPL & Pres_RPG), quy mô ngân hàng (Size).

Điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đã được thực hiện cho thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian qua là việc nghiên cứu tập trung

vào 2 đối tượng chính là VCSH và rủi ro của NHTMVN thơng qua phương pháp ước lượng mơ hình GMM để tập trung tìm ra đáp án cho câu hỏi: Liệu VCSH tăng lên có làm giảm rủi ro của các NHTMVN hay không.

Đầu tiên, tác giả bắt đầu bằng việc xác định mơ hình thích hợp. Kết quả kiểm định Hausman chỉ ra rằng ước lượng với mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) thích hợp hơn tác động cố định (FEM). Tuy nhiên, tiếp sau đó, các kiểm định về sai phạm phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan, hiện tượng tương quan chéo giữa các phần dư đều cho thấy kết quả hồi quy ước lượng với mơ hình REM đang bị chệch và khơng vững do tồn tại cả 3 sai phạm này, đồng thời, với kiểm định hiện tượng nội sinh trong mơ hình REM cũng tìm thấy dấu hiệu tồn tại sai phạm này. Để khắc phục cùng lúc hiện tượng nội sinh và 3 sai phạm nêu trên trong mơ hình, phương pháp hồi quy ước lượng mơ hình GMM được lựa chọn. Kết quả mơ hình hồi quy GMM cho các biến có ý nghĩa thống kê (Prob > chi2 = 0) và được kiểm định là mang tính vững, khơng bị chệch, đáng tin cậy trước khi đưa vào phân tích ý nghĩa kinh tế của các chỉ số trong mơ hình.

Đánh giá dữ liệu qua thống kê mơ tả ln là bước phân tích cần thiết trước khi tiến hành phân tích ý nghĩa kinh tế của các chỉ số từ kết quả mơ hình hồi quy ước lượng được chọn, qua đó, giúp người nghiên cứu có cái nhìn cơ bản về sự tương quan giữa các biến dù đây chỉ là phân tích trên “bề nổi” của vấn đề nghiên cứu. Từ Hệ số tương quan giữa biến Risk & Cap là 0.4702 cho thấy có mối tương quan cùng chiều mạnh mẽ giữa nguồn VCSH với rủi ro của ngân hàng. Bằng chứng này cho thấy sự vận hành đúng theo giả thiết quản lý (Regulatory Hypotheses) rằng các ngân hàng thường có hành động để tăng giảm tương xứng giữa nguồn VCSH và mức độ rủi ro của ngân hàng. Tương tự nghiên cứu của Shrieves & Dahl (1992), Jacques & Nigro (1997), cho thấy sự hiệu quả trong quản lý thị trường tài chính.

Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn về sự tác động của VCSH đến rủi ro thông qua kết quả hồi quy ước lượng GMM, phát hiện mối tương quan nghịch giữa 2 biến này, có

nghĩa là khi ngân hàng tăng tỷ lệ VCSH sẽ làm giảm rủi ro và giúp giảm nguy cơ khó khăn tài chính của ngân hàng. Kết luận này đúng như lý thuyết rủi ro đạo đức của Keeton và Morris (1987). Ngược lại, biến trễ cấp một của VCSH có tác động cùng chiều mạnh mẽ đến rủi ro. Điều này giải thích cho một thực tế rằng khi các ngân hàng có một nguồn VCSH mạnh trong năm trước sẽ có hành động cho vay hay đầu tư mạo hiểm hơn vào năm tiếp sau đó. Đây cũng là bằng chứng chứng minh tồn tại rủi ro quản lý trong mối quan hệ giữa rủi ro và vốn của các ngân hàng Việt Nam.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tác động đáng kể của các yếu tố khác được đề cập trong mơ hình (ngoại trừ biến quy mơ) đến rủi ro của ngân hàng như giả thuyết kỳ vọng đã đề ra. Kết quả ước lượng biến Pres_RPG khơng có ý nghĩa thống kê trong khi biến Pres_RPL có ý nghĩa thống kê ở mức 1% cho thấy quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) tác động tạo áp lực đáng kể, ép các ngân hàng có hệ số CAR thấp hơn 9% phải có biện pháp để kiểm sốt rủi ro của mình một cách chặc chẽ hơn các ngân hàng có hệ số CAR lớn hơn mức quy định. Tương tự thế, kết quả ước lượng biến Liq, ROA và ROE cũng cho thấy dấu hiệu tác động cùng chiều đáng kể ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này chứng tỏ hoạt động kích thích cho vay tại các ngân hàng đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khi ngân hàng cho vay càng nhiều càng làm gia tăng rủi ro của ngân hàng, đồng thời cho thấy các hoạt động cho vay, đầu tư mang lợi nhuận càng nhiều càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, các ngân hàng cần đa dạng hóa đầu tư để sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn và ít rủi ro hơn thay vì chỉ tập trung vào hoạt động cho vay như hiện nay, đồng thời cần đa dạng dịch vụ cung cấp hơn nhằm đa dạng nguồn thu và giúp giảm rủi ro. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng tìm thấy minh chứng cho việc quản lý rủi ro cần phải được áp dụng triệt để ở tất cả các ngân hàng không phân biệt qui mô lớn hay nhỏ thơng qua kết quả ước lượng biến Size hồn tồn khơng có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác là quy mô ngân hàng khơng có tác động đến rủi ro của ngân hàng. Kết quả này cũng bác bỏ giả thuyết về các ngân hàng lớn có nhiều kinh

nghiệm trong việc quản lý mức độ rủi ro hơn so với các ngân hàng nhỏ trong nghiên cứu của Altunbas và các cộng sự (2007).

Kết luận từ nghiên cứu này đã cho thấy Hàm ý chính sách giúp các nhà quản trị ngân hàng cùng NHNN và Chính phủ có hành động thích hợp để giảm thiểu rủi ro tại các ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Đồng thời, nghiên cứu này cũng góp phần đa dạng kho tàng nghiên cứu học thuật về mối tương quan giữa VCSH và rủi ro tại các ngân hàng tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)