Ước lượng chuẩn đoán hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 67)

Variable VIF 1/VIF Pres_RPL 7.91 0.126349 Pres_RPG 7.79 0.128378 ROA 6.91 0.144805 ROE 6.85 0.146013 Cap 4.65 0.215179 Size 2.52 0.396124 Liq 1.11 0.902397 Mean VIF 5.39

Phân tích thống kê mơ tả chỉ đơn thuần là những phân tích trên “bề nổi” của vấn đề nghiên cứu. Trong thực tế, sự tác động VCSH đến rủi ro, không đơn giản là mối tương quan của sự thay đổi tăng giảm của 2 biến số đại diện sự VCSH và rủi ro ngân hàng mà còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Cụ thể, nghiên cứu này vừa đề cập đến các yếu tố thuộc nội tại của ngân hàng như tính thanh khoản của ngân hàng, quy mơ và khả năng sinh lời vừa đề cập đến yếu tố thuộc về áp lực từ quy định liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhà nước. Để hiểu rõ hơn, việc phân tích ước lượng thơng qua các mơ hình tài chính được thực hiện.

4.3.3 Kết quả ước lượng mơ hình

Các ước lượng mơ hình được tiến hành theo các bước nêu trên. Mơ hình hồi quy tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) được thực hiện, kết quả tại bảng 4.4 cho thấy cả hai mơ hình ước lượng đều có ý nghĩa thống kê với giá trị Prob > F và Prob > chi2 đều nhỏ hơn 0.05; đồng thời, có sự tương đồng đáng kể giữa kết quả của hai mơ hình này. Biến đại diện VCSH ngân hàng (Cap) tác động cùng chiều khá yếu đến rủi ro, trong khi biến lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản lại có tác động cùng chiều đáng kể đến rủi ro, tức là khi tăng VCSH và đẩy mạnh các hoạt động kích thích tăng khả năng sinh lời của ngân hàng cũng sẽ kéo theo sự gia tăng của rủi ro. Bên cạnh đó, cũng tìm thấy tác động ngược chiều yếu của biến lợi nhuận sau thuế trên VCSH đến rủi ro ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)