ĐVT: tỷ đồng,%
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2005 – 2015
Sau khi hình thành năm 1990 ngành Ngân hàng có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ, và kể từ năm 2005 tới nay tốc độ tăng trưởng doanh thu toàn ngành được xác định mức 19.47%, đây là mức tăng trưởng cao hơn 3 lần với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình (2005 – 2015) 6,5% của toàn nền kinh tế Việt Nam kể từ năm 2005. Qui mô và tầm quan trọng của ngành Ngân hàng so với nền kinh tế cũng tăng lên theo thời gian và kể từ năm 2005 qui mơ tín dụng/GDP trong nền kinh tế ln ở mức hơn 65%, đồ thị 3.1. Qui mơ tín dụng được cung cấp bởi ngành ngân hàng so với GDP tăng hàng năm, kể từ năm 2005 tới nay, và đạt đỉnh cao nhất vào năm 2010, trước khi quay trở lại mức thấp hơn vào các năm 2011 - 2015, đây là thời kỳ mà nợ xấu là bước cản trở tín dụng của hệ thống ngân hàng ra bên ngoài nền kinh tế.
Đồ thị 3.1: Tín dụng/GDP và tốc độ tăng trưởng Tín dụng giai đoạn 2005 – 2015
Qui mô ngành tăng lên, đi kèm với mức lợi suất ROE toàn ngành cũng được duy trì ở mức rất cao, trung bình ngành ở mức trên 10%, ROE trung bình ngành Ngân hàng ở mức 15,42%, như số liệu ở bảng 3.2. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP, ROE ngành cao hơn các ngành còn lại trong nền kinh tế.
Bảng 3.3: ROE Trung bình ngành của nhóm ngân hàng đại diện giai đoạn 2008 – 2015 Ngân hàng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ACB 31.53% 21.78% 20.52% 26.82% 6.21% 6.61% 7.94% 7.91% BID 19.38% 15.98% 15.53% 13.12% 16.32% 12.64% 14.99% 15.18% CTG 15.70% 10.21% 18.79% 21.97% 18.35% 10.74% 10.41% 10.41% EIB 7.43% 8.48% 13.40% 18.64% 13.53% 4.49% 0.40% 0.34% MBB 17.80% 17.04% 19.65% 19.86% 18.03% 15.09% 14.36% 11.08% SHB 8.76% 13.16% 11.81% 12.91% 17.75% 8.21% 7.55% 7.10% STB 12.64% 15.84% 13.63% 13.72% 7.31% 4.29% 3.43% 5.08% VCB 17.75% 23.61% 20.43% 14.72% 10.65% 10.33% 10.64% 11.77% Ngành 16.37% 15.76% 16.72% 17.72% 13.52% 9.05% 8.71% 8.61% (Nguồn: https://mbs.com.vn)
Kể từ năm 1989 - 1990 nền kinh tế Việt Nam đã trải qua 02 chu kỳ phát triển. Chu kỳ thứ 1 bắt đầu từ năm 1989 - 1999, và chu kỳ thứ 2 bắt đầu từ 1999 – 2012 (Đồ thị 3.2: Chu kỳ kinh tế Việt Nam). Tại những giai đoạn đỉnh hoặc đáy chu kỳ, NHNN VN ln đưa ra chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt hoặc mở rộng và điều này đã tác động mạnh tới ngành ngân hàng.
Đồ thị 3.2: Chu kỳ kinh tế Việt Nam
(Nguồn: https://mbs.com.vn)
Khi NHNN VN thực hiện chính sách tiền tệ sẽ ảnh hưởng theo 03 hướng cơ bản (1) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, (2) tốc độ tăng trưởng doanh thu, (3) tốc độ tăng trưởng GDP của toàn nền kinh tế (tốc độ tăng trưởng GDP lại ảnh hưởng tới khả năng chi trả các khoản nợ) là sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng ở khía cạnh tăng thêm nợ xấu hoặc/và mở rộng tín dụng. Nguồn thu từ lãi vay của hệ thống các ngân hàng Việt Nam chiếm 75% - 80% (bảng 3.4), khiến kết quả kinh doanh của các ngân hàng biến động theo chu kỳ của nền kinh tế và các chính sách của NHTW.
Bảng 3.4: Tỷ lệ Thu nhập thuần từ lãi/ Doanh thu thuần giai đoạn 2006 – 2015
(Đơn vị: %) Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CTG 77.7 70.4 82.7 82.0 80.7 87.7 82.5 82.5 80.8 83.5 BID 76.8 79.0 78.0 69.9 76.9 79.4 79.7 72.6 76.9 77.8 VCB 72.1 72.3 78.9 71.3 72.2 86.3 71.6 68.2 64.1 68.7 MBB 69.2 62.2 75.3 69.0 98.9 93.1 83.5 78.5 75.5 79.8 STB 65.0 45.4 46.4 56.2 82.5 75.7 86.0 84.1 75.7 82.4 ACB 65.4 43.4 64.4 57.7 77.3 85.8 116.0 75.9 75.9 87.5 SHB 98.6 34.1 33.7 74.8 82.4 84.1 63.3 86.0 81.8 83.1 EIB 61.5 65.4 69.8 76.7 77.7 84.3 88.0 84.1 84.8 85.7 Ngành 72.8 59.0 66.1 69.7 81.1 84.6 83.8 79.0 76.9 81.1 (Nguồn: https://mbs.com.vn)
Đồ thị 3.3: Tăng trưởng doanh thu ngành và tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2015
(Nguồn: https://mbs.com.vn)
Đồ thị 3.3, cho thông số là tốc độ tăng trường doanh thu của ngành hoàn toàn biến động theo tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, khi nền kinh tế suy thoái ngay lập tức doanh thu hệ thống ngân hàng sụt giảm và ngược lại khi tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tăng lên thì doanh thu tồn ngành phục hồi. Trong thời kỳ năm 2014 – 2015, khi tốc độ tăng trưởng GDP cả năm phục hồi rõ nét, thì doanh thu của ngành bắt đầu phục hồi ở mức tăng tưởng khoảng 8% so với mức 0,8 % và 0,9% các năm 2012 và 2013.
Bảng 3.5: Hệ số NIM các ngân hàng lớn và trung bình ngành giai đoạn 2006 - 2015 Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 CTG 3.17 3.39 4.36 2.24 4.26 5.22 4.15 3.68 3.08 2.78 BID 2.64 2.68 2.85 2.57 2.74 3.38 3.03 2.8 2.8 2.55 VCB 2.87 2.64 3.98 3.38 3.39 4.22 3.12 2.77 2.45 2.78 MBB 4.12 3.34 4.35 3.61 4.38 4.77 4.76 3.83 3.8 3.77 STB 4.42 3.20 2.19 3.35 4.13 4.62 5.34 5.12 4.33 3.01 ACB 3.98 2.82 3.49 2.68 2.88 3.58 3.89 2.98 3.09 3.39 SHB 3.97 4.12 3.20 3.65 3.55 3.52 2.32 1.88 2.01 2.23 EIB 4.02 3.14 3.90 4.29 3.46 3.82 3.15 1.92 1.78 3.08 Ngành 3.42 3.03 3.59 3.22 3.60 4.14 3.72 3.12 2.92 2.95 (Nguồn: https://mbs.com.vn)
Hệ số NIM toàn ngành, bảng 3.5, cho thấy rằng bất kỳ khi nào nền kinh tế tăng trưởng mạnh, kèm với lạm phát cao đều dẫn tới hệ số NIM cao. Hệ Số NIM, biến động như trên cho hàm ý:
- Các ngân hàng không chủ động trong việc nâng hệ số NIM mà phụ thuộc vào biến động của nền kinh tế.
- Trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng nóng, và NHNN thực hiện Chính sách tiền tệ thắt chặt hệ số NIM tăng, năm 2011 cho thấy sự tác động mạnh của Chính sách vĩ mơ tới ngành Ngân hàng.
Trong suốt giai đoạn từ 2006 - 2015, giai đoạn nền kinh tế suy thoái, cũng đi kèm theo việc nợ xấu/tổng tài sản ngân hàng gia tăng, năm 2011 và 2012 là những năm như vậy, bảng 3.6. Ngược lại khi nền kinh tế phục hồi thì nợ xấu/tổng tài sản giảm.
Bảng 3.6: Tỷ lệ nợ xấu/ tổng tài sản (NPL/Total Assets) giai đoạn 2007 – 2015 Ngân hàng 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 ACB 0.03 0.29 0.15 0.14 0.32 1.44 1.95 1.54 0.87 BID 2.36 1.73 2.14 1.89 2.14 2.03 1.69 1.39 1.18 EIB 0.48 2.07 1.07 0.68 0.65 0.58 0.97 1.33 1.25 MBB 0.98 0.65 0.71 0.59 0.71 0.80 1.19 1.35 0.87 STB 0.13 0.30 0.34 0.27 0.32 1.25 0.96 0.77 1.18 SHB 0.17 0.82 1.30 0.67 0.56 4.30 2.16 1.09 1.11
VCB 1.62 2.34 1.36 1.66 1.15 1.39 1.59 1.29 1.05
CTG 0.93 1.77 0.41 0.42 0.48 0.89 0.54 0.74 0.06
Ngành 0.80 1.26 0.94 0.79 0.79 1.59 1.38 1.19 0.95
(Nguồn: https://mbs.com.vn và thu thập của tác giả)
Trong giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ năm 2011, nền kinh tế đã suy thoái và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã tăng rất cao trong năm 2012 và 2013, cho tới thời điểm hiện tại 2015, vấn đề nợ xấu vẫn đang là vấn đề được NHNN thúc đẩy giải quyết. Như vậy, giai đoạn trước năm 2015, kết quả kinh doanh của ngành Ngân hàng cho thấy sự phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế và phụ thc vào chính sách tiền tệ. Khi nền kinh tế phục hồi, doanh thu và tỷ lệ nợ xấu/tổng tài sản sẽ giảm và ngược lại. Các ngân hàng không thể chủ động tăng hệ số NIM và phụ thuộc vào điều kiện nền kinh tế, hay cung cầu vốn trong nền kinh tế trong việc gia tăng hệ số NIM.
3.2 Thực trạng về VCSH và rủi ro của NHTMVN
3.2.1 Về VCSH
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua ba lần thay đổi quy định về vốn điều lệ qua việc ban hành Quyết định 67/QĐ-NH5 (ban hành ngày 27/03/1996), Nghị định 82/1998/NĐ-CP (ban hành ngày 03/10/1998), và Nghị định 141/2006/NĐ-CP (ban hành ngày 22/11/2006). Cụ thể, bắt đầu từ năm 1996, quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập một NHTMCP khá thấp và nó thay đổi phụ thuộc tùy thuộc vào nhiều yếu tố như ngân hàng được thành lập ở khu vực thành thị hay nông thôn, mở thêm hay khơng mở thêm chi nhánh. Ví dụ, Ba tỷ VND là số vốn tối thiểu để mở một ngân hàng mà không mở thêm chi nhánh ở khu vực nông thôn, trong khi để mở một ngân hàng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần ít nhất số vốn lần lượt 100 tỷ VND và 150 tỷ VND. Do những yêu cầu về vốn thấp, khả năng sinh lời tương đối tốt và tính ổn định của ngành ngân hàng thời bấy giờ, đã có một làn sóng mạnh mẽ thành lập các NHTMCP cỡ nhỏ. Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng nhỏ này đều hoạt động
hoạt động cho vay nghèo nàn cùng sự cạnh tranh dữ dội đã đưa họ đến tình trạng thiếu thanh khoản, mất khả năng thanh toán và âm VCSH. Nền tảng vốn mỏng không đủ khả năng hấp thụ thua lỗ do hoạt động yếu kém đã khiến các ngân hàng này khơng cịn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá sản hoặc bị mua lại bởi những ngân hàng mạnh hơn. Đối với những ngân hàng nhỏ cịn sống sót, họ ý thức rõ được sự cần thiết trong việc duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu (CAR) và tích cực gia tăng vốn điều lệ. Với việc ban hành Nghị định 141 năm 2006, Chính phủ đã nâng mức vốn pháp định áp dụng cho tất cả các tổ chức tín dụng ở Việt Nam lên mức mới như sau:
Bảng 3.7: Mức vốn pháp định cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
(Nguồn: NHNN)
Nghị định này quy định rằng bất kỳ NHTM nào không đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ trước ngày 31/12/2010 sẽ bị buộc phải hợp nhất, thu hẹp quy mô hoạt động, hoặc bị rút giấy phép. Chỉ có 20 ngân hàng đáp ứng được yêu cầu này đúng thời hạn. 29 NHTM khơng có khả năng đáp ứng yêu cầu này đúng hạn một phần do hoạt động yếu kém của thị trường chứng khoán, một phần do sự gia tăng phát hành cổ phiếu của một loạt ngân hàng muốn tăng vốn đồng thời. Trước tình hình đó, chính phủ đã gia hạn tới ngày 31/12/2011 (theo Thông tư 10/2011/ND-CP). Quy định này làm giảm bớt áp lực lên việc tăng vốn ngay lập tức và giúp các ngân hàng có thêm thời gian để thực hiện kế hoạch tăng vốn trong năm 2011. Tính đến cuối 2011, chỉ cịn hai ngân hàng chưa đáp ứng đủ yêu cầu về vốn, gồm có NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) với mức vốn 2.000 tỷ VND và NHTMCP Bảo Việt với mức vốn điều lệ 1.500 tỷ VND.
Tính đến quý 3/2013, tất cả các NHTM đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ. Tổng số vốn đăng ký của 39 NHTM Việt Nam là 298.383 tỷ VND, với quy mô trung bình là 7.651 tỷ VND một ngân hàng. Bốn ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất đều là NHTMNN, trong đó CTG giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ trị giá 32.661 tỷ VND. Tuy nhiên, sau hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo Đề án 254 đã được Chính phủ phê duyệt từ 4 năm trước. Quá trình ấy đã thanh lọc hệ thống các tổ chức tín dụng một cách mạnh mẽ. Số liệu của NHNN cho thấy, đến nay số lượng các tổ chức tín dụng đã giảm 17 tổ chức tín dụng so với thời điểm 4 năm trước thơng qua các hình thức sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác; được mua lại; hoặc thanh lý. Trong đó, riêng nhóm ngân hàng có 8 cái tên đã biến mất trên thị trường gồm MDBank, MHB, DaiABank, Ficombank, TinNghiaBank, SouthernBank, WesternBank, Habubank, và hệ thống chỉ còn 34 NHTM.
3.2.2 Về rủi ro
Với lãi suất dự báo ổn định, các ngân hàng sẽ phân bổ nguồn vốn tín dụng một cách hợp lý để tăng trưởng tín dụng một cách tối ưu. Do đó, cơ hội cho tín dụng phân tán, nhỏ lẻ cũng là một trong những hướng mà các ngân hàng định hướng cho hoạt động tín dụng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi các ngân hàng vừa cạnh tranh để đạt quy mơ tín dụng, vừa thận trọng trong phân tán danh mục tín dụng để hạn chế rủi ro cũng như nợ xấu.
Hoạt động ngân hàng năm 2015 được đánh giá có những thuận lợi hơn so với năm 2014, song nợ xấu vẫn cịn nhiều, đồng thời các quy định về trích lập dự phịng rủi ro ngày càng chặt chẽ. Trong khi đó, biên độ lãi suất trong hoạt động tín dụng ngày càng thu hẹp nên chất lượng tín dụng ln được kiểm sốt chặt.
Việc nhận biết rủi ro trong hoạt động tín dụng năm 2015 thuận lợi hơn so với năm trước. Nhưng kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro nên việc nói dễ hay khó trong việc nhận diện rủi ro phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng trong năm nay vẫn được đẩy mạnh, song vấn đề quan trọng hơn là kiểm sốt được rủi ro chất lượng tín dụng. Do đó, dù ln kỳ vọng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nhưng ngân hàng ln thận trọng đối với việc cấp tín dụng khi chưa kiểm sốt được rủi ro.
Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm ước tính cịn 2,55% so với con số 3,25% đầu năm do các ngân hàng tiếp tục tăng tốc trích lập dự phịng để xử lý nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh bán nợ cho VAMC.
Trong điều kiện hiện nay, cơ sở pháp lý và thực tiễn giúp việc nhận diện rủi ro thuận lợi hơn. Vấn đề là ngân hàng kiểm soát rủi ro như thế nào để bảo đảm phát triển tín dụng một cách an tồn. Vì vậy, muốn hạn chế rủi ro, ngân hàng phải lựa chọn lĩnh vực hoạt động mà bản thân ngân hàng có thể kiểm sốt được rủi ro để phát triển tín
dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đưa ra những biện pháp cụ thể để xử lý rủi ro nếu có phát sinh.
Đồng thời, Ngân hàng đã có những định hướng nhất định trong hoạt động kinh doanh năm 2015 như: giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín, chú trọng hoạt động dịch vụ; nâng cao chất lượng tài sản có; thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp kết hợp với xử lý nợ xấu để kiểm sốt các chi phí từ việc trích dự phịng rủi ro trong hoạt động.
3.2.3 Nhận xét, đánh giá về VCSH và rủi ro của các NHTMVN
3.2.3.1 Những kết quả đạt được
Với quy định về mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo lộ trình, một số ngân hàng đã có tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư chiến lược lên đến 30%. Đến nay, vốn điều lệ của một số ngân hàng đã tăng khá, phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng và là căn cứ để mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay cũng như phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Đồ thị 3.4. Vốn điều lệ của một số NHTM sau sáp nhập
Đơn vị: Tỷ đồng
Khi vốn điều lệ tăng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng như cả hệ thống được cải thiện. Năm 2010, hệ số an tồn vốn bình qn của các NHTM Việt Nam là 10,98%, năm 2012 là 13,75%, sau đó giảm tương ứng xuống 13,25% năm 2013 và 12,75% năm 2014, nguyên nhân cơ bản là do vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản tăng rất nhanh, một số khoản cho vay, đầu tư trước đây khơng tính vào tổng dư nợ, thì nay NHNN yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải tính cả các khoản tín dụng dưới dạng ủy thác đầu tư, bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp…
Tuy nhiên, nếu tính đúng, tính đủ các loại rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường… và xác định chính xác vốn tự có thực (loại bỏ vốn ảo do sở hữu chéo) của một số NHTM theo yêu cầu của Basel II, thì hệ số CAR của các NHTM thấp hơn so với số liệu cơng bố trên. Có ba loại tài sản chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các NHTM, đó