Xếp hạng uy tín của đối tượng vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 40)

Đối tượng vay Xếp hạng uy tín AAAAA- A+ A- BBB+ B- BB+ B- Dưới B- Không hạng Hệ số rủi ro: Quốc gia 0% 20% 50% 100% 150% 100% Ngân hàng 20% 50% 50%, 100% 100% 150% 50%, 100% Doanh nghiệp 20% 50% 100% 100% 150% 100% (Nguồn: www.federalreserve.gov)

Về cơ bản, một ngân hàng có thể duy trì một tỷ lệ an tồn vốn bằng 2 cách: tăng quy mơ vốn tự có khi rủi ro dự đốn gia tăng hoặc đầu tư vào những tài sản có mức độ rủi ro thấp hơn.

2.1.4 Tác động của nguồn VCSH ngân hàng đến rủi ro của NHTM

Giả thuyết rủi ro đạo đức: Theo lí thuyết rủi ro đạo đức của Keeton và Morris

(1987), các ngân hàng có mức vốn hóa tương đối thấp khuyến khích rủi ro đạo đức khi tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay, dẫn đến kết quả nợ xấu trung bình cao hơn trong tương lai. Như vậy, theo giả thuyết rủi ro đạo đức, vốn ngân hàng có quan hệ

ngược chiều với rủi ro.

Giả thuyết về quản lí: Ngược lại với giả thuyết rủi ro đạo đức, theo giả thiết

quản lí (Regulatory Hypotheses), nhà quản lí khuyến khích các ngân hàng tăng vốn của họ tương xứng với mức độ rủi ro. Do đó, mối quan hệ giữa vốn và rủi ro tín dụng là

cùng chiều, nghĩa là khi rủi ro gia tăng thì vốn ngân hàng cũng gia tăng. Mối quan hệ

này một phần là do công tác giám sát hiệu quả của thị trường (Shrieves & Dahl, 1992; Jacques & Nigro, 1997).

2.2 Khảo lược các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài

Từ việc tìm hiểu các nghiên cứu trước giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa VCSH & rủi ro ngân hàng cũng như có thể đề ra mơ hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu thích hợp nhất áp dụng nghiên cứu mối quan hệ này trên thị trường tài chính Việt Nam.

Pettway (1976) khám phá mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro của các ngân hàng Hoa Kỳ, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa VCSH trên tổng tài sản và rủi ro là cùng chiều. Shrieves và Dahl (1992) cũng thơng qua dữ liệu tài chính của các NHTM Hoa Kỳ trong giai đoạn 1984 –1986 và đạt được kết quả tương tự. Shrieves & Dahl (1992) đã tìm thấy mối quan hệ giữa VCSH và rủi ro thông qua phương pháp ước lượng mơ hình 3SLS, kết quả ước tính thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa biến rủi ro và VCSH, cho thấy rằng các ngân hàng thiếu vốn sẽ phải tăng vốn tương xứng với mức rủi ro khó khăn tài chính tăng thêm.

Keeton và Morris (1987) cũng thực hiện nghiên cứu trên các NHTM Hoa Kỳ giai đoạn 1979 – 1985 để kiểm tra giả thuyết rủi ro đạo đức. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro gia tăng đối với các ngân hàng có tỉ lệ VCSH trên tài sản tương đối thấp. Jacques & Nigro (1997) kiểm tra tác động của các tiêu chuẩn vốn dựa trên mức rủi ro tối thiểu đến sự thay đổi trong mức rủi ro danh mục đầu tư của ngân hàng, chứng minh được rằng ngân hàng thiếu vốn có thể đáp yêu cầu về mức rủi ro tối thiểu bằng cách tăng vốn.

Aggarwal & Jacques (2001) cho thấy các tiêu chuẩn của Chính sách Hành động Khắc phục Kịp thời PCA đã đẩy các ngân hàng tăng mức vốn và giảm rủi ro. Mối liên hệ ngược chiều giữa rủi ro và các chỉ số vốn cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Louzis và cộng sự (2010).

Rime (2001) và Iannotta & cộng sự (2007) phân tính sự điều chỉnh vốn và rủi ro trong các ngân hàng Thụy Sĩ và cho kết luận về việc áp lực chính sách có tác động cùng chiều làm gia tăng tỷ lệ vốn nhưng khơng có dấu hiệu ảnh hưởng đáng kể đến mức độ rủi ro của ngân hàng.

Jokipii & Milne (2008) nghiên cứu dữ liệu tài chính của các ngân hàng Châu Âu và chỉ ra rằng có sự tồn tại của chi phí điều chỉnh vốn khi các ngân hàng phải nắm giữ một lượng vốn lớn, điều đó giải thích cho sự chậm chạp trong việc điều chỉnh theo hướng mục tiêu của các ngân hàng.

Zhang và cộng sự (2008) kiểm tra ảnh hưởng của yêu cầu về vốn đến hành vi kéo theo rủi ro của 12 NHTM Trung Quốc trong giai đoạn 2004 – 2006 và nhận thấy rằng sự thay đổi về vốn tác động ngược chiều với sự thay đổi trong rủi ro danh mục đầu tư của ngân hàng.

Lee & Hsieh (2013) nghiên cứu tác động của vốn đến rủi ro và lợi nhuận của các ngân hàng Châu Á trong giai đoạn 1994 – 2008, nhận thấy rằng khi tăng vốn sẽ làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro. Berger và cộng sự (2013) nghiên cứu thực nghiệm trên 42 ngân hàng châu Á cũng cho kết quả VCSH tác động ngược chiều đến rủi ro

thơng qua biến tỉ lệ dự phịng rủi ro. Jacques và Nigro (1997) tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa sự thay đổi vốn và rủi ro. Agusman và cộng sự (2008) phân tích ngân hàng châu Á giai đoạn 1998–2003, kết quả VCSH trên tổng tài sản có quan hệ ngược chiều đến rủi ro, nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Agoraki và cộng sự (2011) chỉ ra vốn làm giảm rủi ro nói chung, nhưng đối với các ngân hàng có sức mạnh thị trường thì hiệu ứng này suy yếu đáng kể hoặc thậm chí có thể bị đảo ngược.

Awdeh và cộng sự (2011) đánh giá tác động của vốn pháp định với rủi ro ngân hàng qua dữ liệu tài chính của các ngân hàng thương mại ở Cộng hòa Li-ban trong giai đoạn 1996 – 2008. Kết quả ước lượng mơ hình theo kỹ thuật 3SLS chỉ ra rằng các ngân hàng có khuynh hướng tham gia vào hoạt động rủi ro thường điều chỉnh tăng vốn của họ một cách nhanh chóng hơn những ngân hàng có mức rủi ro thấp.

Mongid và cộng sự (2012) kiểm tra mối quan hệ giữa vốn, rủi ro và hiệu quả của 668 NHTM hoạt động tại 8 quốc gia ASEAN trong giai đoạn 2003 – 2008 bằng phương pháp 3SLS và thấy rằng các ngân hàng có vốn hóa cao có xu hướng giảm rủi ro.

Tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu liên quan đến tác động của VCSH đến rủi ro của NHTM đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trong thời gian qua. Lê Ngọc Thanh và cộng sự (2015) sử dụng phương pháp phân tích tác động ngẫu nhiên (REM) kết hợp phương pháp phân tích tác động cố định (FEM) trên dữ liệu tài chính của 15 NHTM trong giai đoạn 2009 – 2014, nghiên cứu tập trung vào phân tích ảnh hưởng của áp lực gia tăng hệ số CAR đến thay đổi VCSH của ngân hàng và ảnh hưởng của thay đổi VCSH ngân hàng đến rủi ro của NHTM. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa VCSH và rủi ro. Ngược lại, Nguyễn Thị Hồng Vinh và Lê Phan Thị Diệu Thảo (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của vốn ngân hàng đến khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTMVN, bằng phương pháp Moment tổng quát (GMM) thông qua dữ liệu của 30 NHTMVN trong giai đoạn 2007 – 2014, tìm thấy rằng vốn ngân hàng cịn tác động ngược chiều với rủi ro.

2.3 Mơ hình và giả thuyết nghiên cứu đề xuất để nghiên cứu tác động của VCSH đến rủi ro của các NHTMVN VCSH đến rủi ro của các NHTMVN

2.3.1 Mơ hình nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu tác động của VCSH dưới áp lực từ yêu cầu chính sách cũng như nhu cầu hoạt động của các NHTMVN đến rủi ro của chính nó và dựa trên cơ sở của các nghiên cứu trước nêu trên, mơ hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Trong đó, Risk là biến phụ thuộc và Cap là biến độc lập chính trong mơ hình nghiên cứu này; bên cạnh đó, mơ hình nghiên cứu cũng bao gồm các biến độc lập phụ mang tính kiểm sốt nhằm cho thấy sự tác động từ các yếu tố khác trong thực tế đến biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu này. Cụ thể:

Risk: Biến đại diện cho sự thay đổi rủi ro của ngân hàng. Biến Risk có thể được ước

lượng bởi nhiều cách khác, trong nghiên cứu này, được tính bằng Tổng tài sản được điều chỉnh theo tỷ lệ rủi ro (Risk-weighted assets) trên tổng tài sản (total assets) như nghiên cứu của Aggarwal and Jacques (2001).

Cap (Capital): Biến đại diện cho VCSH của ngân hàng và được tính bằng cách lấy

VCSH chia tổng tài sản (Bouheni & Rachdi, 2015).

Size: Biến đại diện cho quy mơ của ngân hàng và được tính bằng cách lấy log của tổng

tài sản (Shrieves & Dahl, 1992):

ROA và ROE: Biến đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng. Biến ROA (return

on assets) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản và biến ROE (return on equity) được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho VCSH (Dahl & Shrieves, 1990).

Pres (Regulatory pressure): Biến đại diện cho dấu hiệu áp lực từ quy định tỷ lệ an toàn

vốn tối thiểu (CAR). Theo Peltzman (1970), Dietrich & James (1983) và Mingo (1975), Pres được phân thành 2 loại RPG và RPL:

Đối với biến RPL sẽ nhận giá trị 0 nếu NHTM có hệ số CAR lớn hơn 9%, nếu hệ số CAR nhỏ hơn 9% thì RPL sẽ được tính như sau: RPL=1/9% - 1/CAR Đối với biến RPG sẽ nhận giá trị 0 nếu NHTM có hệ số CAR nhỏ hơn 9%, nếu hệ số CAR lớn hơn 9% thì RPG sẽ được tính như sau: RPG = 1/9% - 1/CAR

Liq (Liquidity): Biến đại điện tính thanh khoản của ngân hàng và được tính bằng cơng

thức tương tự nghiên cứu của Bouheni & Rachdi (2015):

Như đã đề cập trong chương trước, dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của 23 NHTM được chọn làm đại diện trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 (mặc dù các NHTMVN trong mẫu diễn ra việc sáp nhập và mua lại trong năm 2015 và 2016). Dữ liệu được cung cấp bởi Công ty Cổ Phần Tài Việt – Vietstock (website: www.vietstock.vn). Tổng số quan sát tối đa cho mỗi biến là 161 quan sát vì một số NHTM khơng cơng bố đầy đủ thơng tin trong giai đoạn nghiên cứu. Tên và ký hiệu ngân hàng trong mẫu nghiên cứu được liệt kê tại bảng 1.1.

2.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dưới sự chi phối của giả thuyết về rủi ro đạo đức và giả thuyết về quản lí, nguồn VCSH có thể có quan hệ cùng chiều hoặc ngược chiều với rủi ro của các NHTM. Trong thời gian qua, áp lực điều tiết và những quy định của chính phủ khiến cho các NHTMVN phải tăng vốn. Quy định mức vốn tối thiểu được đặt ra chủ yếu bởi sự lo ngại rằng một số ngân hàng có thể giữ ít vốn hơn mức an tồn cần thiết. Về lý thuyết, các yêu cầu về vốn sẽ được xác định bởi các mơ hình dựa trên các mơ

sẽ có danh mục đầu tư rủi ro và địn bẩy vượt q mức an tồn nhằm tối đa hóa lợi nhuận (Benston et al, 1986; Furlong và Keeley, 1989; Keeley và Furlong, 1990), từ đó gia tăng xác suất vỡ nợ. Yêu cầu về vốn có thể hạn chế những rủi ro đạo đức, cắt giảm xác suất vỡ nợ bằng cách buộc các cổ đông ngân hàng phải cân nhắc để gánh chịu một phần các khoản lỗ thông qua việc tăng vốn nhiều hơn và đầu tư ít rủi ro hơn. Như vậy, nghiên cứu tác động của nguồn VCSH ngân hàng đến rủi ro của NHTMVN cũng chính là hoạt động tìm kiếm bằng chứng chứng minh giả thuyết nghiên cứu là tồn tại sự tương quan ngược chiều giữa VCSH và rủi ro, có nghĩa là tăng vốn sẽ giảm mức độ rủi ro cho ngân hàng.

Bên cạnh giả thuyết nghiên cứu chính nêu trên, tác giả đưa ra hệ số tương quan kỳ vọng cho các biến độc lập còn lại trong mơ hình tại bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Giả thuyết về hệ số tương quan kỳ vọng giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu đề xuất

Biến độc lập Ký hiệu tương quan Hệ số kì vọng Biến đại diện cho nguồn VCSH của ngân hàng Cap (–) Biến đại điện tính thanh khoản của ngân hàng Liq (+) Biến đại diện cho quy mô của ngân hàng Size (+) Biến đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng ROA (+)

ROE (+)

Biến đại diện cho dấu hiệu áp lực từ quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR).

Pres_RPL (+)

Pres_RPG (–)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thông qua lý thuyết nền tảng của đề tài nghiên cứu và các nghiên cứu trước nêu trên, có thể thấy rằng tồn tại bằng chứng về tác động của VCSH đến rủi ro của các ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả tác động khơng đồng nhất cho các thị trường tài chính khác nhau. Sự khác biệt này có thể được giải thích bởi chính sách quản lý thị trường của chính phủ và cách ứng xử khác nhau tại từng mức rủi ro của các ngân hàng dưới chính sách điều tiết thị trường tài chính đó. Sự khác nhau trong cách tiếp cận và các đối tượng nghiên cứu chính được lựa chọn cũng tạo nên kết quả khác biệt này. Qua đó, khẳng định hơn tầm quan trọng của việc nghiên cứu tập trung vào 2 đối tượng chính là VCSH và rủi ro của NHTM để tìm ra đáp án cho câu hỏi: Liệu VCSH tăng lên có làm giảm rủi ro của các NHTMVN hay khơng. Đây cũng là điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đã được thực hiện cho thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian qua. Kết quả của nghiên cứu thực nghiệm này sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng có thêm cơ sở khoa học để đề ra các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như kiểm soát và giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, đồng thời, góp phần làm phong phú hơn kho tàng nghiên cứu học thuật liên quan đến chủ đề này và làm cơ sở tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ giữa rủi ro và VCSH ngân hàng tại Việt Nam.

CHƯƠNG 3 – THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA VCSH NGÂN HÀNG ĐẾN RỦI RO CỦA CÁC NHTMVN

3.1 Tổng quan về các NHTMVN 3.1.1 Quá trình ra đời và phát triển 3.1.1 Quá trình ra đời và phát triển

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng bắt đầu được xây dựng từng bước. Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đây có thể chia làm hai thời kỳ.

- Thời kỳ phát triển hệ thống ngân hàng một cấp từ năm 1951 đến năm 1987:

Hệ thống ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà tiền thân là ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập vào năm 1951 – giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Pháp và trong điều kiện nền kinh tế tiểu nông lạc hậu. Chức năng chủ yếu của ngân hàng quốc gia Việt Nam là: phát hành giấy bạc và quản lý kho bạc, thực hiện chính sách tín dụng và quản lý tiền tệ. Chức năng này được thực hiện thơng qua một mơ hình tổ chức gọn, nhẹ, phù hợp với điều kiện thời chiến gồm 3 cấp quản lý: trung ương, liên khu, tỉnh và thành phố.

- Thời kỳ phát triển hệ thống ngân hàng hai cấp từ năm 1988 đến nay:

Bước sơ khai của hệ thống ngân hàng 2 cấp được thể hiện trong Nghị định 53 ngày 26/03/1988. Theo đó hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm: ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Nhà nước hoạt động với tư cách là ngân hàng độc quyền phát hành, là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, tín dụng và là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước. Pháp lệnh ngân hàng Nhà nước tháng 05/1990 thực sự đánh dấu bước đổi mới căn bản trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam và khẳng định lại sự đúng đắn của việc cải cách ngân hàng trong Nghị định 53. Các ngân hàng thương mại, ngân hàng chun doanh, cơng ty tài chính… thực hiện chức

năng kinh doanh tiền tệ – tín dụng. Đặc biệt các ngân hàng thương mại phát triển mạnh và đa dạng. Chúng có vai trị là người mơi giới trung gian nhằm tập trung tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay các doanh nghiệp và dân chúng.

Ngày nay, với một hệ thống gồm các ngân hàng thương mại quốc doanh, NHTMCP, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực sự làm đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của nguồn vốn chủ sở hữu đến rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)