(Nguồn: NHNN)
Nghị định này quy định rằng bất kỳ NHTM nào không đáp ứng được yêu cầu về vốn điều lệ trước ngày 31/12/2010 sẽ bị buộc phải hợp nhất, thu hẹp quy mô hoạt động, hoặc bị rút giấy phép. Chỉ có 20 ngân hàng đáp ứng được yêu cầu này đúng thời hạn. 29 NHTM khơng có khả năng đáp ứng yêu cầu này đúng hạn một phần do hoạt động yếu kém của thị trường chứng khoán, một phần do sự gia tăng phát hành cổ phiếu của một loạt ngân hàng muốn tăng vốn đồng thời. Trước tình hình đó, chính phủ đã gia hạn tới ngày 31/12/2011 (theo Thông tư 10/2011/ND-CP). Quy định này làm giảm bớt áp lực lên việc tăng vốn ngay lập tức và giúp các ngân hàng có thêm thời gian để thực hiện kế hoạch tăng vốn trong năm 2011. Tính đến cuối 2011, chỉ cịn hai ngân hàng chưa đáp ứng đủ yêu cầu về vốn, gồm có NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) với mức vốn 2.000 tỷ VND và NHTMCP Bảo Việt với mức vốn điều lệ 1.500 tỷ VND.
Tính đến quý 3/2013, tất cả các NHTM đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về vốn điều lệ. Tổng số vốn đăng ký của 39 NHTM Việt Nam là 298.383 tỷ VND, với quy mơ trung bình là 7.651 tỷ VND một ngân hàng. Bốn ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất đều là NHTMNN, trong đó CTG giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ trị giá 32.661 tỷ VND. Tuy nhiên, sau hoạt động tái cơ cấu các tổ chức tín dụng theo Đề án 254 đã được Chính phủ phê duyệt từ 4 năm trước. Quá trình ấy đã thanh lọc hệ thống các tổ chức tín dụng một cách mạnh mẽ. Số liệu của NHNN cho thấy, đến nay số lượng các tổ chức tín dụng đã giảm 17 tổ chức tín dụng so với thời điểm 4 năm trước thơng qua các hình thức sáp nhập, hợp nhất vào tổ chức tín dụng khác; được mua lại; hoặc thanh lý. Trong đó, riêng nhóm ngân hàng có 8 cái tên đã biến mất trên thị trường gồm MDBank, MHB, DaiABank, Ficombank, TinNghiaBank, SouthernBank, WesternBank, Habubank, và hệ thống chỉ còn 34 NHTM.
3.2.2 Về rủi ro
Với lãi suất dự báo ổn định, các ngân hàng sẽ phân bổ nguồn vốn tín dụng một cách hợp lý để tăng trưởng tín dụng một cách tối ưu. Do đó, cơ hội cho tín dụng phân tán, nhỏ lẻ cũng là một trong những hướng mà các ngân hàng định hướng cho hoạt động tín dụng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi các ngân hàng vừa cạnh tranh để đạt quy mơ tín dụng, vừa thận trọng trong phân tán danh mục tín dụng để hạn chế rủi ro cũng như nợ xấu.
Hoạt động ngân hàng năm 2015 được đánh giá có những thuận lợi hơn so với năm 2014, song nợ xấu vẫn cịn nhiều, đồng thời các quy định về trích lập dự phịng rủi ro ngày càng chặt chẽ. Trong khi đó, biên độ lãi suất trong hoạt động tín dụng ngày càng thu hẹp nên chất lượng tín dụng ln được kiểm sốt chặt.
Việc nhận biết rủi ro trong hoạt động tín dụng năm 2015 thuận lợi hơn so với năm trước. Nhưng kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro nên việc nói dễ hay khó trong việc nhận diện rủi ro phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng trong năm nay vẫn được đẩy mạnh, song vấn đề quan trọng hơn là kiểm sốt được rủi ro chất lượng tín dụng. Do đó, dù ln kỳ vọng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nhưng ngân hàng luôn thận trọng đối với việc cấp tín dụng khi chưa kiểm sốt được rủi ro.
Tỷ lệ nợ xấu đến cuối năm ước tính còn 2,55% so với con số 3,25% đầu năm do các ngân hàng tiếp tục tăng tốc trích lập dự phịng để xử lý nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh bán nợ cho VAMC.
Trong điều kiện hiện nay, cơ sở pháp lý và thực tiễn giúp việc nhận diện rủi ro thuận lợi hơn. Vấn đề là ngân hàng kiểm soát rủi ro như thế nào để bảo đảm phát triển tín dụng một cách an tồn. Vì vậy, muốn hạn chế rủi ro, ngân hàng phải lựa chọn lĩnh vực hoạt động mà bản thân ngân hàng có thể kiểm sốt được rủi ro để phát triển tín
dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đưa ra những biện pháp cụ thể để xử lý rủi ro nếu có phát sinh.
Đồng thời, Ngân hàng đã có những định hướng nhất định trong hoạt động kinh doanh năm 2015 như: giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín, chú trọng hoạt động dịch vụ; nâng cao chất lượng tài sản có; thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp kết hợp với xử lý nợ xấu để kiểm sốt các chi phí từ việc trích dự phịng rủi ro trong hoạt động.
3.2.3 Nhận xét, đánh giá về VCSH và rủi ro của các NHTMVN
3.2.3.1 Những kết quả đạt được
Với quy định về mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo lộ trình, một số ngân hàng đã có tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư chiến lược lên đến 30%. Đến nay, vốn điều lệ của một số ngân hàng đã tăng khá, phản ánh thực lực của mỗi ngân hàng và là căn cứ để mở rộng hoạt động huy động vốn, cho vay cũng như phát triển các dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Đồ thị 3.4. Vốn điều lệ của một số NHTM sau sáp nhập
Đơn vị: Tỷ đồng
Khi vốn điều lệ tăng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng như cả hệ thống được cải thiện. Năm 2010, hệ số an tồn vốn bình qn của các NHTM Việt Nam là 10,98%, năm 2012 là 13,75%, sau đó giảm tương ứng xuống 13,25% năm 2013 và 12,75% năm 2014, nguyên nhân cơ bản là do vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản tăng rất nhanh, một số khoản cho vay, đầu tư trước đây khơng tính vào tổng dư nợ, thì nay NHNN yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải tính cả các khoản tín dụng dưới dạng ủy thác đầu tư, bảo lãnh, trái phiếu doanh nghiệp…
Tuy nhiên, nếu tính đúng, tính đủ các loại rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường… và xác định chính xác vốn tự có thực (loại bỏ vốn ảo do sở hữu chéo) của một số NHTM theo yêu cầu của Basel II, thì hệ số CAR của các NHTM thấp hơn so với số liệu cơng bố trên. Có ba loại tài sản chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các NHTM, đó là: (i) Cho vay và ứng trước cho khách hàng; (ii) Tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng khác; (iii) Chứng khốn đầu tư, sự tăng trưởng số dư tiền gửi của khách hàng càng cao (thị trường 1), thì sự phụ thuộc vào thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) trong các hoạt động cho vay sẽ thấp và ngược lại. Ở Việt Nam, khoản mục cho vay có tỷ trọng lớn nhất, rủi ro nảy sinh ở khoản mục này cũng là nhiều nhất. Giai đoạn 2007 - 2010, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn khoảng 35%/năm, nhưng giai đoạn 2012 - 2015 chỉ khoảng 10 - 11%/năm. Xét quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế cho thấy giai đoạn 2007 - 2010, tăng trưởng tín dụng thường gấp 5 - 6 lần tốc độ tăng GDP, đó là điều khơng hợp lý, thể hiện hiệu quả đồng vốn thấp, tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng vốn. Từ năm 2012 đến nay, tăng trưởng tín dụng thường cao hơn 2 lần tốc độ tăng GDP.
Đồ thị 3.5: Tăng trưởng tín dụng và tăng GDP
Đơn vị: %
(Nguồn: Báo cáo NHNN và theo tổng hợp của Nguyễn Thị Mùi (2015))
Việc sử dụng nhiều biện pháp xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu mới phát sinh là việc làm cấp thiết cho sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, NHNN, sự nỗ lực xử lý nợ xấu của từng NHTM, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17% năm 2012 xuống 3,8% vào ngày 31/12/2014. Một số NHTM ln có tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 2%/năm như BIDV, Vietcombank, Vietinbank... Hai trong số ba ngân hàng này được đánh giá là tuân thủ tương đối chặt chẽ các quy định về phân loại tài sản có hiện hành và hướng đến chuẩn mực quốc tế. Từ năm 2014, với môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn, thanh khoản được đảm bảo, tiền gửi của dân cư… vẫn tăng mặc dù lãi suất huy động đã giảm mạnh. Chất lượng nợ của hệ thống ngân hàng bước đầu được cải thiện, áp lực về suy giảm năng lực tài chính cũng giảm, tín dụng cho nền kinh tế có xu hướng tăng. Năm 2015, tín dụng tăng trưởng 7,83% so với năm 2014. Đồng thời, Thống đốc NHNN đã chấp thuận cho 18 NHTM điều chỉnh tăng trưởng tín dụng, một số NHTM nhỏ được điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng 35%/năm.
3.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bộ máy kiểm soát nội bộ hoạt động chưa hiệu quả, nên có tình trạng cán bộ cấp trung và cao cố ý làm sai, hoặc lợi dụng kẽ hở của pháp luật để kinh doanh kiếm lời (điều này thể hiện rõ ở các ngân hàng có nợ xấu lớn). Dù hệ thống ngân hàng đã hội nhập khá sâu vào thị trường tài chính thế giới, nhưng mới chỉ dừng việc tuân thủ ở mức tối thiểu. Các ngân hàng cổ phần đều có thành viên Hội đồng quản trị độc lập, nhưng vai trị bị hạn chế, quyền lợi của các cổ đơng nhỏ lẻ ở một chừng mực nhất định vẫn chưa được đảm bảo.
NHTM nhà nước được cổ phần hóa, nhưng tỷ lệ Nhà nước nắm giữ vẫn chiếm 80 - 95% (trừ Vietinbank, Nhà nước nắm giữ khoảng 63%), vì thế các quyết định về đầu tư, nhân sự cao cấp, lương… vẫn phải chờ đợi sự phê chuẩn của NHNN, Chính phủ. Khi Nhà nước giữ 80 - 90% cổ phần, thì thực chất vẫn đang hoạt động theo kiểu doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, tính minh bạch trong quản trị nội bộ, trách nhiệm giải trình với cổ đơng, với xã hội bị hạn chế.
Ngoài ra, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam được cải thiện nhiều nhưng so với mức vốn điều lệ của một số NHTM trong khu vực vẫn còn rất thấp. Vốn điều lệ nhỏ bé, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc cung ứng vốn đầu tư, nhất là cho các dự án lớn, khó chống đỡ các cú sốc tài chính trong và ngồi nước xảy ra.
Điểm yếu tài chính lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay chính là nợ xấu. Nợ xấu cũ tạm thời bán cho VAMC để nhận về trái phiếu đặc biệt, nhưng nợ xấu mới lại nảy sinh và có xu hướng tăng lên.
Hoạt động tín dụng tạo ra 80% đến trên 90% thu nhập của ngân hàng. Nhưng khi tăng trưởng tín dụng cao, hiệu quả đạt được không tương xứng đã và đang là nguyên nhân đe dọa an toàn hoạt động của các NHTM. Việc kinh doanh mất hết vốn hoặc nợ xấu lớn hơn nhiều lần vốn điều lệ không chỉ xảy ra ở NHTM cổ phần Xây dựng, Oceanbank và GPBank mà còn xảy ra ở một vài NHTM lớn khác.
Việc thành lập VAMC là một biện pháp giải quyết nợ xấu cho nền kinh tế. Việc bán nợ cho VAMC giúp các NHTM có bảng cân đối tài sản “sạch” hơn, có điều kiện giải ngân các khoản vay mới đến doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu diễn ra rất chậm. Vì thế cần chỉ đúng bản chất và xử lý tận gốc vấn đề, thì mới có khả năng khắc phục bất ổn nội tại của từng NHTM. Đây vẫn là điểm nghẽn lớn trong hoạt động ngân hàng.
Một số NHTM Việt Nam đã có quy mơ vốn khá lớn, nhưng cơ cấu cổ đông phức tạp đã gây ra một số quan ngại sâu sắc về hoạt động cho vay, đầu tư cho những bên liên quan. Góp vốn giữa ngân hàng và doanh nghiệp thơng qua mối quan hệ đồng sở hữu ngân hàng đã biến ngân hàng thành công cụ huy động vốn của xã hội phục vụ cho các dự án xây dựng, BĐS của các doanh nghiệp này hoặc các doanh nghiệp có liên quan đến doanh nghiệp này. Chính từ quan hệ góp vốn, vay mượn phức tạp này là một trong những nguyên nhân phát sinh nợ xấu rất khó xử lý.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ngành ngân hàng Việt Nam thực sự đi vào hoạt động vào năm 1990. Từ hệ thống một ngân hàng độc nhất, nó đã trở thành một mạng lưới rộng khắp các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng chỉ trong hơn 20 năm.
Ổn định để phát triển bền vữnglà mục tiêu mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang hướng tới. Một hệ thống ngân hàng được xem là phát triển không chỉ thể hiện ở quy mô, doanh số huy động và cho vay tăng lên, thị phần mở rộng; mà còn phải thể hiện ở năng lực quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp và tính chịu trách nhiệm cao của Ban lãnh đạo ngân hàng. Việc đẩy mạnh các biện pháp xử lý hậu tái cấu trúc nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị rủi ro, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được vốn và các dịch vụ ngân hàng với giá/phí hợp lý… là những vấn đề trọng yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung, ngành Ngân hàng năm 2015 có nhiều điểm sáng về tín dụng và lợi nhuận, q trình tái cấu trúc vẫn tiếp tục với những động thái mới của NHNN và vai trò lớn của VAMC trong việc giảm tỷ lệ nợ xấu với một vài diễn biến đáng chú ý như sau:
✓ Mặt bằng lãi suất giảm nhẹ và duy trì tương đối ổn định ở mức thấp giúp tín dụng tăng trưởng tốt.
✓ Thơng tư 36 được áp dụng đã khiến CAR các NHTM cải thiện nhờ vốn tự có được điều chỉnh tính thêm dự phịng chung.
✓ Các chỉ tiêu về chất lượng tài sản và khả năng sinh lời đều được cải thiện cho thấy sự hồi phục của kinh tế đang tác động tích cực tới ngành Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống giảm về 2,55% còn NIM tăng khá từ 2,7% lên 2,8%. Mặc dù, vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam được cải thiện nhiều, song vẫn còn cách biệt rất lớn so với mức vốn điều lệ của một số NHTM trong khu vực. Vốn điều lệ nhỏ bé, các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc cung ứng vốn đầu tư, nhất là
cho các dự án lớn, hạn chế khả năng chống đỡ các cú sốc tài chính trong và ngồi nước xảy ra.
Bên cạnh đó, điểm yếu tài chính lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay chính là nợ xấu. Hoạt động tín dụng tạo ra 80% đến trên 90% thu nhập của ngân hàng. Nhưng khi tăng trưởng tín dụng cao, hiệu quả đạt được khơng tương xứng đã và đang là nguyên nhân đe dọa an toàn hoạt động của các NHTM. Vì thế cần chỉ đúng bản chất và xử lý tận gốc vấn đề, thì mới có khả năng khắc phục bất ổn nội tại của từng NHTM. Đây vẫn là điểm nghẽn lớn trong hoạt động ngân hàng.
Điều này nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến rủi ro của ngân hàng nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng và chính phủ có những hành động thích hợp để giảm thiểu rủi ro. Trong nghiên cứu này, tác giả giới hạn phạm vi nghiên cứu tập trung vào tác động của VCSH dưới áp lực từ yêu cầu chính sách cũng như nhu cầu hoạt động của các NHTMVN đến rủi ro của chính nó.
CHƯƠNG 4 – KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU NGÂN HÀNG ĐẾN RỦI RO
CỦA CÁC NHTMVN
Trong nghiên cứu này, dữ liệu nghiên cứu chủ yếu là số liệu thứ cấp và phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp định lượng. Do vậy, chương này sẽ tập trung vào trình bày chi tiết về quy trình và phương pháp phân tích ước lượng để lựa chọn mơ hình phù hợp; sau đó, trình bày và đánh giá kết quả ước lượng; và cuối cùng là rút ra kết luận từ nghiên cứu thực nghiệm này. Chi tiết từng bước trong quy trình phân tích ước lượng được đề cập ở chương trước sẽ được trình bày trong phần phụ lục của nghiên cứu này.
4.1 Phương pháp khảo sát, kiểm định mơ hình