(Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia) Chú thích: Theo tỷ trọng cổ phần Nhà nước nắm giữ khá cao tại một số NHTMCP trong hệ thống NHTMVN nên Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia vẫn xếp vào NHTMNN như trong bảng trên.
Cũng theo Báo cáo, đến cuối năm 2015, tổng tài sản hệ thống tổ chức tín dụng đạt 7 triệu 109 nghìn tỷ đồng, tăng 12,4% so với đầu năm.
Cơ cấu tài sản chuyển dịch theo hướng tích cực: (i) Tỷ trọng tài sản liên ngân hàng giảm còn 15% (năm 2014 là 16,1%); (ii) Tỷ trọng tín dụng tăng lên 62% (năm 2014 là 58,3%); (iii) Tỷ trọng chứng khoán đầu tư và chứng khốn kinh doanh (Khơng bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) là 11%, năm 2014 là 13%; (iv) Tỷ trọng các tài sản có khác giữ nguyên mức 12% (năm 2013 là 15%, năm 2014 là 12%).
Tính đến ngày 31/12/2015, nợ quá hạn của hệ thống tổ chức tín dụng là 179 nghìn 501 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,4% (năm 2014 là 5,3%). Nợ xấu là 119 nghìn 660 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 2,92%. Tuy nhiên, nợ xấu phân bố không đồng đều giữa
các tổ chức tín dụng, tập trung chủ yếu ở một số tổ chức tín dụng yếu kém, đang trong quá trình tái cơ cấu.
Trong năm 2015, mặc dù cho vay tăng mạnh nhưng tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng giảm đáng kể so với đầu năm nhờ tích cực bán nợ cho VAMC, sử dụng dự phịng rủi ro xử lý nợ, thu hồi nợ… Trong đó hàng loạt ngân hàng còn lại giảm tỷ lệ nợ xấu về dưới 2%, riêng VietinBank nợ xấu giảm về dưới 1%.
Để đạt được kết quả này, nỗ lực bán nợ cho VAMC trong năm 2015 của các ngân hàng không phải là nhỏ. Trong đó, VietinBank đã bán nợ với lượng trái phiếu đặc biệt hơn 10,300 tỷ đồng, cao gấp 2.5 lần so với thời điểm đầu năm. Eximbank cũng có lượng trái phiếu đặc biệt hơn 6,200 tỷ đồng, tăng 30% so với đầu năm, còn trái phiếu đặc biệt của VPBank cũng tăng 15% lên hơn 4,500 tỷ đồng. VCB, Techcombank, VIB có từ 3,600-3,700 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt.
Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng mạnh tay sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu trong năm như VBC hơn 4,000 tỷ, VietinBank 3,000 tỷ, BIDV và VPBank cũng hơn 2,000 tỷ hay Techcombank gần 1,500 tỷ đồng. Về hoạt động thu các khoản nợ đã xóa, các “ơng lớn” mang về hàng ngàn tỷ đồng trong năm 2015 như BIDV 2,600 tỷ, VietinBank 2,200 tỷ hay VCB 1,800 tỷ đồng.