5. Kết cấu của luận văn
2.4. Năng lực lõi của công ty
- Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long có đội ngũ lãnh đạo khơng những có trình độ về quản lý mà cịn có trình độ chun mơn trong lĩnh vực lương thực thực phẩm và nông nghiệp. Do vậy, đây là một thế mạnh cho công ty khi sản xuất kinh doanh và phát triển trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, Vinh Long Food đã có mối quan hệ tốt với các đại lý thu mua lớn trong khu vực và hiện tại hệ thống thu mua chế biến của công ty hoạt động khắp ĐBSCL nên nguồn hàng luôn đảm bảo kịp thời để cung cấp cho những hợp đồng xuất khẩu lớn. Vì thế, đối với khách hàng cơng ty ln giữ được uy tín về thời gian giao hàng.
- Vinh Long Food có hệ thống kho với sức chứa 90.000 tấn đặt tại Vĩnh Long và các vùng nguyên liệu trọng điểm ở ĐBSCL như: Cần Thơ, An Giang.
- Ngồi ra, cơng ty cịn có hệ thống máy móc đồng bộ gồm 40 dây chuyền lau bóng gạo với cơng suất 100 tấn/giờ, hệ thống tách màu thế hệ mới của Hàn Quốc, cùng với hệ thống máy sấy tiêu chuẩn và hệ thống băng tải tự động. Với hệ thống này, công ty đã giảm được một lượng thời gian đáng kể trong sản xuất do thay thế dần lao động chân tay và máy móc thiết bị lạc hậu ở một số cơng đoạn. Vì thế, việc thất thốt trong quá trình chế biến được giảm đáng kể, do vậy cơng ty có thể tiết kiệm cho phí làm giá thành của cơng ty giảm, nhưng chất lượng được nâng cao.
- Hằng năm, cơng ty có thể cung cấp 400.000 – 500.000 tấn gạo chất lượng cao đáp ứng mọi u cầu khách hàng trong và ngồi nước.
Tóm tắt kết quả chương 2
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của cơng ty xuất nhập khẩu Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long có nhiều điểm mạnh như nguồn nhân lực có trình độ cao, cơ sở vật chất tốt, có thị trường rộng lớn, tài chính vững chắc. Tuy nhiên, bên cạnh đó,
cơng ty vẫn còn một số điểm yếu cần khắc phục như: sản phẩm của công ty chưa đa dạng và khơng mang tính đặc sắc như gạo tiêu thụ nội địa chưa có tính năng hay đặc điểm gì nổi trội mà chỉ mang tính gạo sạch chung chung, chưa chỉ ra được những điểm khác biệt so với đối thủ. Hiện tại, so với các đối thủ khác trong khu vực thì cơng ty có lợi thế là giá rẻ, nhưng nếu xét về mức độ nhận biết thương hiệu thì sản phẩm của cơng ty không được nhiều khách hàng biết đến vì cơng ty chưa có nhiều chương trình quảng bá đối với người tiêu dùng và kênh phân phối chưa bao phủ trên thị trường.
Chương 3
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC VĨNH LONG ĐẾN NĂM 2020
3.1. Dự báo nhu cầu của thị trường
Nhìn chung, tình hình thị trường lúa gạo trong thời gian qua khá biến động. Mặc dù thiên tai, hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều nước ảnh hưởng đến lượng cung và cầu lương thực của thế giới. Vì thế, có một số chuyên gia đã nhận định việc an ninh lương thực cho các quốc gia có thể trở thành một yếu tố cần thiết và nhu cầu lương thực của một số nước sẽ tăng cao. Tuy nhiên, theo Bộ Nơng Nghiệp Mỹ (USDA) sản lượng lúa gạo tồn cầu niên vụ 2012/2013 dự kiến đạt 466,4 triệu tấn, tăng ít nhất 1% so với niên vụ 2011/2012. Trong đó, sản lượng của Trung Quốc dự báo đạt 141 triệu tấn, tăng 500.000 tấn so với niên vụ 2011/2012 do việc mở rộng diện tích. Tương tự, sản lượng của Pakistan dự báo đạt 6,8 triệu tấn, tăng 5% so với sản lượng của niên vụ trước xuất phát từ việc mở rộng diện tích và cải thiện sản xuất. Ngồi ra, mức cung lúa gạo dự kiến có xu hướng tăng lại một số quốc gia khác như: Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Brazil và Úc. Bên cạnh việc tăng sản lượng của một số nước thì cũng có một số nước sản lượng sẽ giảm như lúa gạo của Argentina được dự báo giảm gần 5% so với niên vụ 2011/2012, đạt 910.000 tấn, Uruguay cũng được dự báo sẽ giảm 5%, đạt 896.000 tấn. Ngoài ra, một số nước như Ai Cập, Indonesia, Bangladesh, Maylaysia và Nigeria cũng được dự báo sản lượng sẽ giảm[9].
Với việc dự báo sản lượng gạo của các nước gia tăng trong năm tới, AgroMonitor đã đưa ra nhận định tình hình xuất khẩu của năm 2013 như sau: xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến tăng 23% so với năm 2012, đạt 10,65 triệu tấn. Ngoài ra, một số nước khác cũng được dự báo tăng xuất khẩu trong năm này như Pakistan, Campuchia, Miến Điện, Brazil và Úc. Trong đó, một số thị trường như Ấn Độ, Mỹ và Argentina có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2013.
Ngược với nguồn cung gạo trên thị trường thì lượng cầu của một số nước Châu Á lại được dự báo là có xu hướng giảm. Tại Indonesia, nhập khẩu gạo dự báo
giảm 28% so với năm 2012, đạt 1,4 triệu tấn; nhập khẩu của Malaysia dự kiến đạt 1,05 triệu tấn, giảm 3% so với 2012; nhập khẩu của Bangladesh cũng được dự báo giảm 8% so với năm 2012. Ngoài các nước Châu Á, nhập khẩu của Nigeria cũng được dự báo giảm 8% so với năm 2012, đạt 2,25 triệu tấn.
Tóm lại, trong năm tới tình hình kinh doanh gạo của các cơng ty Việt Nam nói chung và của Vinh Long Food nói riêng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách vì nguồn cung trên thị trường thì dồi dào trong khi nhu cầu lại giảm. Tuy nhiên, việc này sẽ khơng kéo dài lâu vì hiện nay tình hình thời tiết trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp, thế giới phải đối mặt với việc thiếu lương thực là điều hồn tồn có thể xảy ra. Nhưng trước tiên, công ty cần đề xuất những giải pháp để ứng phó với tình hình khó khăn trước mắt.
3.2. Định hướng phát triển của công ty
Công ty định hướng nhiệm vụ chủ yếu như sau:
- Tiếp tục xác định gạo là mặt hàng chủ lực. Giữ vững và ổn định các khách hàng mua gạo truyền thống và hiện có của cơng ty, chủ động tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, cải tiến công tác thông tin thị trường, dự báo tình hình để đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới để bán gạo cao cấp.
Bảng 3.1: Chỉ tiêu kế hoạch từ năm 2012 – 2020:
STT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện
2007-2011 Kế hoạch 2012-2016 Kế hoạch 2017-2020 1 Sản lượng gạo Tấn 1.040.530 1.100.000 1.110.000 - Xuất khẩu Tấn 718.540 820.000 820.000 - Nội địa Tấn 321.990 280.000 290.000 2 Kim ngạch XK 1.000USD 292.075 330.000 340.000 3 Tổng doanh thu Tỷ đồng 8.232 12.200 13.200 4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 239 277 280 5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 207 210 220 6 Vốn điều lệ Tỷ đồng 104 200 200 7 Tỷ lệ chi trả cổ tức (b/q)/năm % 40 20 20
- Tổ chức tốt công tác nhân sự, nguồn vốn, kho chứa,… để triển khai mua -
bán kịp thời và hiệu quả. Nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo để đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.
- Đa dạng hóa loại hình kinh doanh với những lĩnh vực cơng ty đã được cấp phép. Tăng cường kinh doanh phụ phẩm từ gạo và các mặt hàng nông sản khác để cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhằm tăng doanh thu, tạo thêm hiệu quả cho cơng ty.
- Xây dựng hồn chỉnh và đưa vào hoạt động vùng kho xí nghiệp Lương thực Tam Bình với sức chứa 8.500 tấn, giá trị dự toán 19,5 tỷ đồng; triển khai xây dựng giai đoạn 1 dự án hệ thống máy xây xát - sấy - lau bóng gạo xuất khẩu tại Hịn Đất - Kiên Giang với diện tích 80.000 m2.
3.3. Xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược của công ty
Từ việc phân tích, xác định những cơ hội, thách thức từ thị trường, những điểm mạnh và điểm yếu của công ty ta kết hợp thành ma trận SWOT như sau:
Bảng 3.2: Ma trận SWOT
O T
1. Nhu cầu gạo trên thế giới trong tương lai sẽ tăng. 2. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng gạo có thương hiệu.
3. Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng.
4. Nhà nước đang có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực lương thực. 5. ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và là nguồn cung dồi dào cho công ty.
6. Công nghệ xay xát và chế biến lúa gạo của Việt Nam tương đối tốt.
1. Khách hàng ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng. 2. Tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ khủng hoảng nên nhu cầu giảm sút.
3. Thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp là nguy cơ dẫn đến số lượng cũng như chất lượng xuất lúa gạo bị giảm.
4. Việc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo trên thế giới đang diễn ra gay gắt.
5. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. 6. Nguy cơ gia nhập ngành của đối thủ tiềm năng. 7. Nguyên liệu lúa đầu vào không đồng đều về chất lượng.
SO ST
S
1. Hệ thống kho bãi, công nghệ, trang thiết bị hiện đại. 2. Năng lực xay xát, chế biến và huy động nguồn hàng tốt. 3. Hệ thống quản lý chất lượng tốt.
4. Nguồn nhân lực của công ty đạt chất lượng cao. 5. Giá thành sản phẩm của công ty tương đối rẻ. 6. Cơng ty có nguồn tài chính khá tốt.
7. Đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo và có nhiều mối quan hệ với các khách hàng.
S1, S2, S4, S5, S7 + O1, O3, O4, O5, O6: chiến lược củng cố, mở rộng thị trường nước ngoài.
S1, S2, S4, S5, S6, S7 + O1, O2, O3, O5: chiến lược phát triển các sản phẩm mới.
S1, S2, S3, S5, S6 + O2, O4, O5: phát triển thị trường trong nước.
S1, S2, S3, S4, S5, S6 + T1, T3, T4, T5, T6, T7: chiến
lược khác biệt hóa sản phẩm.
S5, S6, S7 + T2, T3, T4: phát triển thị trường.
WO WT
W
1. Công ty vẫn chưa quy hoạch vùng nguyên liệu riêng do vậy việc kiểm tra chất lượng gặp nhiều khó khăn.
2. Sản phẩm chưa có nét riêng hay nổi trội gì về chất lượng so với các đối thủ khác trên thị trường.
3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty chưa được đầu tư nhiều.
4. Hoạt động Marketing quảng bá hình ảnh, thương hiệu trên
W1, W2, W4 + O1, O2, O4, O5: đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu riêng cho công ty.
W3, W4, W5, W6 + O1, O2, O3, O4, O5, O6: phát triển thị trường, phát triển thương hiệu.
W1, W2, W3 + T1, T2, T3, T4, T5: đa dạng hóa về
sản phẩm.
W3, W4, W5, W6 + T1, T2, T6: phát triển thương hiệu.
W1, W2, W7 + T1, T7: quy hoạch nguồn nguyên liệu cho công ty.
Trên cơ sở phân tích của ma trận SWOT, các chiến lược chính của cơng ty có thể thực hiện được là:
Nhóm chiến lược 1 – SO:
- Chiến lược củng cố, mở rộng thị trường nước ngoài:
Từ nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới trong tương lai sẽ tăng theo đà tăng dân số thế giới cùng với những yếu tố như ĐBSCL có nguồn nguyên liệu dồi dào, sự hỗ trợ của Chính phủ về thuế suất, tín dụng là cơ hội rất tốt để Vinh Long Food khai thác năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh về giá nhằm đẩy mạnh tiêu thụ ở những thị trường xuất khẩu hiện có và mở rộng sang nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt, công ty nên tập trung phát triển thị trường ở các quốc gia thuộc Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Đông bằng các sản phẩm gạo chất lượng cao, đóng bao PP 25kg, 50kg và cả bịch 1kg, 2kg, 5kg.
- Chiến lược phát triển các sản phẩm mới:
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lương thực nói chung và của lúa gạo nói riêng ln tăng trưởng nhanh do đây là nhu cầu thiết yếu của người dân cùng với việc người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng gạo có thương hiệu để có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đây là cũng là điều kiện thuận lợi cho các cơng ty đã có thương hiệu như Vinh Long Food. Nhưng công ty cần đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới như tạo ra các sản phẩm gạo cao cấp ngon, sạch, an toàn sức khỏe, gạo chứa vi lượng, gạo dành cho người bệnh và các sản phẩm sau gạo nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu của thị trường và đó cũng là cách để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
- Chiến lược phát triển thị trường trong nước:
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của người dân Việt Nam đã từng bước được cải thiện và do đó nhu cầu tiêu dùng gạo chất lượng cao cũng tăng theo. Tận dụng cơ hội này, công ty cần tiến hành nghiên cứu kỹ lại nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể về sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường thêm ra các tỉnh, thành của ĐBSCL và khu vực miền Trung.
Nhóm chiến lược 2 – ST:
- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:
Trước tình hình khách hàng ngày càng địi hỏi khắc khe về chất lượng cộng với việc cạnh tranh đang diễn ra gay gắt trên thị trường, vì thế để tồn tại và phát triển vững chắc thì yêu cầu được đặt ra cho Vinh Long Food là cần đầu tư nghiên cứu tạo cho mình những sản phẩm mang nét đặc trưng riêng, chất lượng nổi trội hơn so với các doanh nghiệp khác nhưng phải đảm bảo theo đúng nhu cầu, tiêu chuẩn của khách hàng.
- Chiến lược phát triển thị trường:
Hiện tại, nền kinh tế thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng nên nhu cầu giảm, do vậy, cơng ty cần tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới để đảm bảo đầu ra được ổn định. Đối với thị trường xuất khẩu, cơng ty có thể chào hàng ở những quốc gia mới như Châu Âu, một số nước ở Châu Mỹ…. Đối với thị trường nội địa, công ty nên phát triển ra thêm một số tỉnh, vùng lân cận. Điều này sẽ giúp công ty tăng được doanh thu, phát triển thị phần.
Nhóm chiến lược 3 – WO:
- Chiến lược đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu:
Vinh Long Food hiện thu mua nguyên liệu đầu vào từ rất nhiều thương lái, đại lý, doanh nghiệp khác… nên luôn đảm bảo về mặt số lượng. Tuy nhiên, về mặt chất lượng vẫn khó kiểm sốt, vì thế, cơng ty nên tận dụng cơ hội của mình là nằm trong vùng ĐBSCL nơi có nguồn nguyên liệu lớn để liên kết trực tiếp với nông dân bao tiêu sản phẩm. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có thể thu mua trực tiếp, khơng qua nhiều trung gian như trước và do đó ngun liệu lúa đầu vào có tính đồng nhất, chất lượng gạo sau chế biến tăng cao.
- Phát triển thị trường:
Đối với chiến lược này, công ty dựa trên hai cơ hội là nhu cầu gạo của thế giới trong tương lai tăng và nhu cầu thị trường trong nước sử dụng sản phẩm gạo đóng gói chất lượng cao cũng tăng cao để tìm kiếm thêm những thị trường mới cho xuất khẩu và mở rộng kênh phân phối nội địa sang các tỉnh khác trong khu vực. Điều này sẽ khắc phục được điểm yếu hiện tại của Vinh Long Food về kênh phân phối.
- Phát triển thương hiệu:
Đối với chiến lược này, công ty tận dụng sự hỗ trợ của tỉnh về vốn, những chính sách ưu đãi trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu cho các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nơng nghiệp. Qua đó, góp