5. Kết cấu của luận văn
3.3. Xây dựng chiến lược và lựa chọn chiến lược của công ty
Từ việc phân tích, xác định những cơ hội, thách thức từ thị trường, những điểm mạnh và điểm yếu của công ty ta kết hợp thành ma trận SWOT như sau:
Bảng 3.2: Ma trận SWOT
O T
1. Nhu cầu gạo trên thế giới trong tương lai sẽ tăng. 2. Người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang sử dụng gạo có thương hiệu.
3. Quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới ngày càng mở rộng.
4. Nhà nước đang có những chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực lương thực. 5. ĐBSCL là vùng trọng điểm về sản xuất lúa và là nguồn cung dồi dào cho công ty.
6. Công nghệ xay xát và chế biến lúa gạo của Việt Nam tương đối tốt.
1. Khách hàng ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng. 2. Tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ khủng hoảng nên nhu cầu giảm sút.
3. Thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp là nguy cơ dẫn đến số lượng cũng như chất lượng xuất lúa gạo bị giảm.
4. Việc cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu gạo trên thế giới đang diễn ra gay gắt.
5. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. 6. Nguy cơ gia nhập ngành của đối thủ tiềm năng. 7. Nguyên liệu lúa đầu vào không đồng đều về chất lượng.
SO ST
S
1. Hệ thống kho bãi, công nghệ, trang thiết bị hiện đại. 2. Năng lực xay xát, chế biến và huy động nguồn hàng tốt. 3. Hệ thống quản lý chất lượng tốt.
4. Nguồn nhân lực của công ty đạt chất lượng cao. 5. Giá thành sản phẩm của công ty tương đối rẻ. 6. Cơng ty có nguồn tài chính khá tốt.
7. Đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo và có nhiều mối quan hệ với các khách hàng.
S1, S2, S4, S5, S7 + O1, O3, O4, O5, O6: chiến lược củng cố, mở rộng thị trường nước ngoài.
S1, S2, S4, S5, S6, S7 + O1, O2, O3, O5: chiến lược phát triển các sản phẩm mới.
S1, S2, S3, S5, S6 + O2, O4, O5: phát triển thị trường trong nước.
S1, S2, S3, S4, S5, S6 + T1, T3, T4, T5, T6, T7: chiến
lược khác biệt hóa sản phẩm.
S5, S6, S7 + T2, T3, T4: phát triển thị trường.
WO WT
W
1. Công ty vẫn chưa quy hoạch vùng nguyên liệu riêng do vậy việc kiểm tra chất lượng gặp nhiều khó khăn.
2. Sản phẩm chưa có nét riêng hay nổi trội gì về chất lượng so với các đối thủ khác trên thị trường.
3. Hoạt động nghiên cứu và phát triển của công ty chưa được đầu tư nhiều.
4. Hoạt động Marketing quảng bá hình ảnh, thương hiệu trên
W1, W2, W4 + O1, O2, O4, O5: đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu riêng cho công ty.
W3, W4, W5, W6 + O1, O2, O3, O4, O5, O6: phát triển thị trường, phát triển thương hiệu.
W1, W2, W3 + T1, T2, T3, T4, T5: đa dạng hóa về
sản phẩm.
W3, W4, W5, W6 + T1, T2, T6: phát triển thương hiệu.
W1, W2, W7 + T1, T7: quy hoạch nguồn nguyên liệu cho công ty.
Trên cơ sở phân tích của ma trận SWOT, các chiến lược chính của cơng ty có thể thực hiện được là:
Nhóm chiến lược 1 – SO:
- Chiến lược củng cố, mở rộng thị trường nước ngoài:
Từ nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới trong tương lai sẽ tăng theo đà tăng dân số thế giới cùng với những yếu tố như ĐBSCL có nguồn nguyên liệu dồi dào, sự hỗ trợ của Chính phủ về thuế suất, tín dụng là cơ hội rất tốt để Vinh Long Food khai thác năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh về giá nhằm đẩy mạnh tiêu thụ ở những thị trường xuất khẩu hiện có và mở rộng sang nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đặc biệt, công ty nên tập trung phát triển thị trường ở các quốc gia thuộc Châu Úc, Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Đông bằng các sản phẩm gạo chất lượng cao, đóng bao PP 25kg, 50kg và cả bịch 1kg, 2kg, 5kg.
- Chiến lược phát triển các sản phẩm mới:
Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lương thực nói chung và của lúa gạo nói riêng ln tăng trưởng nhanh do đây là nhu cầu thiết yếu của người dân cùng với việc người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng gạo có thương hiệu để có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đây là cũng là điều kiện thuận lợi cho các cơng ty đã có thương hiệu như Vinh Long Food. Nhưng công ty cần đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới như tạo ra các sản phẩm gạo cao cấp ngon, sạch, an toàn sức khỏe, gạo chứa vi lượng, gạo dành cho người bệnh và các sản phẩm sau gạo nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu của thị trường và đó cũng là cách để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
- Chiến lược phát triển thị trường trong nước:
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, đời sống của người dân Việt Nam đã từng bước được cải thiện và do đó nhu cầu tiêu dùng gạo chất lượng cao cũng tăng theo. Tận dụng cơ hội này, công ty cần tiến hành nghiên cứu kỹ lại nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, phân khúc và lựa chọn thị trường mục tiêu, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp cụ thể về sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư nhiều hơn cho việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường thêm ra các tỉnh, thành của ĐBSCL và khu vực miền Trung.
Nhóm chiến lược 2 – ST:
- Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm:
Trước tình hình khách hàng ngày càng địi hỏi khắc khe về chất lượng cộng với việc cạnh tranh đang diễn ra gay gắt trên thị trường, vì thế để tồn tại và phát triển vững chắc thì yêu cầu được đặt ra cho Vinh Long Food là cần đầu tư nghiên cứu tạo cho mình những sản phẩm mang nét đặc trưng riêng, chất lượng nổi trội hơn so với các doanh nghiệp khác nhưng phải đảm bảo theo đúng nhu cầu, tiêu chuẩn của khách hàng.
- Chiến lược phát triển thị trường:
Hiện tại, nền kinh tế thế giới đang trong tình trạng khủng hoảng nên nhu cầu giảm, do vậy, cơng ty cần tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới để đảm bảo đầu ra được ổn định. Đối với thị trường xuất khẩu, cơng ty có thể chào hàng ở những quốc gia mới như Châu Âu, một số nước ở Châu Mỹ…. Đối với thị trường nội địa, công ty nên phát triển ra thêm một số tỉnh, vùng lân cận. Điều này sẽ giúp công ty tăng được doanh thu, phát triển thị phần.
Nhóm chiến lược 3 – WO:
- Chiến lược đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu:
Vinh Long Food hiện thu mua nguyên liệu đầu vào từ rất nhiều thương lái, đại lý, doanh nghiệp khác… nên luôn đảm bảo về mặt số lượng. Tuy nhiên, về mặt chất lượng vẫn khó kiểm sốt, vì thế, cơng ty nên tận dụng cơ hội của mình là nằm trong vùng ĐBSCL nơi có nguồn nguyên liệu lớn để liên kết trực tiếp với nông dân bao tiêu sản phẩm. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp có thể thu mua trực tiếp, khơng qua nhiều trung gian như trước và do đó ngun liệu lúa đầu vào có tính đồng nhất, chất lượng gạo sau chế biến tăng cao.
- Phát triển thị trường:
Đối với chiến lược này, công ty dựa trên hai cơ hội là nhu cầu gạo của thế giới trong tương lai tăng và nhu cầu thị trường trong nước sử dụng sản phẩm gạo đóng gói chất lượng cao cũng tăng cao để tìm kiếm thêm những thị trường mới cho xuất khẩu và mở rộng kênh phân phối nội địa sang các tỉnh khác trong khu vực. Điều này sẽ khắc phục được điểm yếu hiện tại của Vinh Long Food về kênh phân phối.
- Phát triển thương hiệu:
Đối với chiến lược này, công ty tận dụng sự hỗ trợ của tỉnh về vốn, những chính sách ưu đãi trong việc phát triển và xây dựng thương hiệu cho các doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nơng nghiệp. Qua đó, góp phần khắc phục những điểm yếu trong hoạt động Marketing của mình, từng bước phát triển và quảng bá thương hiệu của Vinh Long Food trên thị trường xuất khẩu và nội địa.
Nhóm chiến lược 4 – WT:
- Đa dạng hóa sản phẩm:
Hiện tại sản phẩm của công ty tuy nhiều nhưng vẫn mang tính chung chung như gạo dẻo thơm giống như những doanh nghiệp khác mà khơng có nét đặc sắc, nổi trội. Do vậy, để khắc phục những điểm yếu của công ty và vượt qua những thách thức của thị trường đặt ra trong thời gian tới là khách hàng càng đòi hỏi khắc khe về chất lượng thì Vinh Long Food nên tạo ra nhiều dịng sản phẩm có nét đặc trưng riêng và đi vào những phân khúc đặc biệt như gạo ngon cao cấp: sạch, dẻo, thơm và gạo dành cho người bệnh có chứa khống chất, gạo dành cho người ăn kiêng v.v…
- Phát triển thương hiệu:
Do hoạt động quảng bá thương hiệu của cơng ty cịn yếu, vì thế để khắc phục điểm yếu này đồng thời hạn chế việc cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ, Vinh Long Food cần có chiến lược cụ thể nhằm phát triển thương hiệu của mình vững chắc trên thị trường. Cơng ty nên thực hiện định vị lại, quảng bá thương hiệu một cách bài bản đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu để hình ảnh của cơng ty được khắc sâu trong tâm trí khách hàng.
- Quy hoạch nguồn nguyên liệu cho công ty:
Công ty nên tiến hành kết hợp với nông dân quy hoạch nguồn nguyên liệu riêng cho công ty theo tiêu chuẩn Global GAP để phù hợp với tiêu chuẩn xuất khẩu và góp phần kiểm sốt được chất lượng nguồn ngun liệu đầu vào, từ đó có được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn sạch, an tồn cho sức khỏe người tiêu dùng. Cơng ty có thể quy hoạch nguồn nguyên liệu theo mơ hình cánh đồng mẫu lớn để trồng những giống lúa thơm, nổi tiếng tại các huyện có diện tích trồng lúa lớn của tỉnh Vĩnh Long như Tam Bình, Vũng Liêm, Long Hồ.
Ma trận QSPM:
Như vậy, thông qua sử dụng ma trận SWOT đã hình thành một số chiến lược khả thi có thể lựa chọn. Bước tiếp theo, tác giả sử dụng ma trận QSPM nhằm định lượng khả năng thực hiện chiến lược của doanh nghiệp từ đó lựa chọn chiến lược khả thi và phù hợp nhất với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
Bảng 3.3: Ma trận QSPM nhóm chiến lược 1 – SO
Các yếu tố chính
Phân loại
Chiến lược có thể thay thế Chiến lược PTSP mới Chiến lược củng cố và mở rộng TT nước ngoài Chiến lược PTTT Trong nước
AS TAS AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
Hệ thống kho bãi, công nghệ, thiết bị chế
biến gạo 4 3 12 4 16 4 16
Năng lực xây xát, chế biến và huy động
nguồn hàng 3 3 9 3 9 4 12
Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng
trong doanh nghiệp 3 3 9 4 12 3 9
Trình độ nhân sự 4 3 12 3 12 3 12
Khả năng cạnh tranh về giá gạo 4 2 8 3 12 4 16
Khả năng tài chính 3 4 12 3 9 3 9
Kinh nghiệm hoạt động kinh doanh trong
ngành hàng lúa gạo 3 3 9 4 12 3 9
Các yếu tố bên ngoài
Nhu cầu gạo thế giới trong dài hạn tăng 3 3 9 4 12 3 9 Nhu cầu tiêu dùng gạo có thương hiệu trong
nước tăng 3 3 9 2 6 4 12
Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với
các nước và khu vực trên thế giới 3 2 6 3 9 2 6 Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 3 3 9 3 9 3 9 Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL thuận lợi cho
việc trồng lúa nên nguồn nguyên liệu dồi dào 3 3 9 3 9 3 9 Công nghệ xay xát và chế biến lúa gạo của VN 3 3 9 3 9 3 9
Bảng 3.4: Ma trận QSPM nhóm chiến lược 2 – ST
Các yếu tố chính Phân
loại
Các chiến lược có thể lựa chọn Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm Chiến lược phát triển thị trường AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
Hệ thống kho bãi, công nghệ, thiết bị chế biến gạo 4 3 12 4 16 Năng lực xây xát, chế biến và huy động nguồn hàng 3 3 9 4 12 Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong
doanh nghiệp 3 3 9 3 9
Trình độ nhân sự 4 3 12 3 12
Khả năng cạnh tranh về giá gạo 4 3 12 3 12
Khả năng tài chính 3 4 12 4 12
Kinh nghiệm hoạt động kinh doanh trong ngành
hàng lúa gạo 3 4 12 4 12
Các yếu tố bên ngoài
Yêu cầu về an toàn thực phẩm càng cao 2 4 8 3 6 Tình hình kinh tế thế giới đang trong thời kỳ
khủng hoảng 2 4 8 3 6
Thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp 1 2 2 2 2 Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn trên
thế giới 2 4 8 2 4
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước 2 4 8 2 4 Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh tranh
tiềm năng 1 4 4 2 2
Chất lượng nguồn nguyên liệu không đồng đều 1 2 2 2 2
Bảng 3.5: Ma trận QSPM nhóm chiến lược 3 – WO
Các yếu tố chính Phân
loại
Chiến lược có thể thay thế Phát triển nguồn nguyên liệu Phát triển thị trường Phát triển thương hiệu
AS TAS AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
Khả năng kiểm soát chất lượng nguồn
nguyên liệu đầu vào 2 4 8 2 4 3 6
Tính khác biệt về sản phẩm 2 2 4 3 6 3 6
Hoạt động nghiên cứu và phát triển 2 2 4 4 8 4 8
Kênh phân phối gạo 2 2 4 3 6 4 8
Đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu 2 2 4 3 6 4 8 Hoạt động của hệ thống thông tin 2 2 4 2 4 3 6
Các yếu tố bên ngoài
Nhu cầu gạo thế giới trong dài hạn tăng 3 3 9 4 12 3 9 Nhu cầu tiêu dùng gạo có thương hiệu trong
nước tăng 3 3 9 3 9 4 12
Quan hệ đối ngoại mở rộng giữa Việt Nam với
các nước và khu vực trên thế giới 3 2 6 3 9 2 6 Sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ 3 3 9 3 9 3 9 Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL thuận lợi
cho việc trồng lúa nên nguồn nguyên liệu dồi dào
3 3 9 4 12 3 9
Công nghệ xay xát và chế biến lúa gạo của VN 3 2 6 3 9 3 9
Bảng 3.6: Ma trận QSPM nhóm chiến lược 4 – WT
Các yếu tố chính Phân
loại
Chiến lược có thể thay thế Đa dạng hóa sản phẩm Phát triển thương hiệu Quy hoạch nguồn nguyên liệu
AS TAS AS TAS AS TAS
Các yếu tố bên trong
Khả năng kiểm soát chất lượng nguồn
nguyên liệu đầu vào 2 3 6 2 4 3 6
Tính khác biệt về sản phẩm 2 2 4 3 6 3 6
Hoạt động nghiên cứu và phát triển 2 3 6 4 8 3 6
Kênh phân phối gạo 2 3 6 4 8 4 8
Đầu tư xây dựng và quảng bá thương hiệu 2 3 6 4 8 4 8 Hoạt động của hệ thống thông tin 2 2 4 3 6 2 4
Các yếu tố bên ngoài
Yêu cầu về an toàn thực phẩm càng cao 2 3 6 3 6 4 8 Tình hình kinh tế thế giới đang trong thời
kỳ khủng hoảng 2 3 6 3 6 3 6
Thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp 1 2 2 2 2 4 4 Cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo lớn
trên thế giới 2 2 4 3 6 3 6
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước 2 2 4 3 6 2 4 Sự gia nhập ngành của các đối thủ cạnh
tranh tiềm năng 1 3 3 3 3 3 3
Chất lượng nguồn nguyên liệu không
đồng đều 1 2 2 2 2 4 4
Bảng 3.7: Các chiến lược được ưu tiên lựa chọn Chiến lược có thể thay thế Tổng số điểm Chiến lược có thể thay thế Tổng số điểm
hấp dẫn
Chiến lược được chọn
Nhóm chiến lược SO
Chiến lược củng cố, mở rộng thị trường nước ngoài.
Chiến lược phát triển các sản phẩm mới.
Chiến lược phát triển thị trường trong nước.
122
136
137
Chiến lược phát triển thị trường trong nước.
Nhóm chiến lược ST
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm. Chiến lược phát triển thị trường.
118 111
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm.
Nhóm chiến lược WO
Chiến lược đầu tư phát triển nguồn
nguyên liệu.
Phát triển thị trường. Phát triển thương hiệu.
76
94 96
Chiến lược phát triển thương hiệu.
Nhóm chiến lược WT
Đa dạng hóa sản phẩm. Phát triển thương hiệu.
Quy hoạch nguồn nguyên liệu cho
công ty.
59 71 73
Chiến lược quy hoạch