Kinh nghiệm quản trịRRTN của một số NHTM trên thế giới và một số NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000,2009 vào quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng liên doanh việt thái (Trang 30 - 33)

CHUẨN ISO31000 :2009

1.5. Kinh nghiệm quản trịRRTN của một số NHTM trên thế giới và một số NHTM

quản trị RRTN.

1.5.1. Kinh nghiệm quản trị RRTN của một số NHTM trên thế giới và một số NHTM tại Việt Nam một số NHTM tại Việt Nam

1.5.1.1. Kinh nghiệm quản trị RRTN của một số NHTM trên thế giới

- Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài để quản trị RRTN như Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement) để thực hiện quản trị RRTN theo các tiêu chuẩn, chính sách rủi ro và kiểm sốt trên cơ sở tự đánh giá rủi ro (Lê Thanh Tâm, 2009).

- Ngân hàng DBS (Singapore) đã cụ thể hóa khung quản trị rủi ro như sau: Các RRTN được phân tích trên hai giác độ: tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng chương trình giảm thiểu các mức RRTN. Tại DBS, các công cụ và kĩ thuật quản trị RRTN được sử dụng như kiểm soát, tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo (Lê Thanh Tâm, 2009).

1.5.1.2. Kinh nghiệm quản trị RRTN của một số NHTM tại Việt Nam

- NHTM CP Công Thương Việt Nam: Quá trình xác định rủi ro bao gồm 4 nội

dung: xác định dấu hiệu RRTN; xác định các sự cố RRTN; xác định các giao dịch nghi ngờ, bất thường; xác định rủi ro đối với sản phẩm mới. Trên cơ sở các loại RRTN

đã được xác định, ngay tại các đơn vị nghiệp vụ cơ sở tiến hành đo lường theo hai phương pháp: phương pháp đo lường định tính và phương pháp đo lường định lượng. Sau khi đã xác định và đo lường được từng loại rủi ro, ngân hàng sẽ xây dựng kế hoạch phòng ngừa, giảm thiểu RRTN.

- NHTM CP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam: đo lường rủi ro bằng 2 phương

pháp:

Phương pháp định tính: đo lường rủi ro liên quan đến cán bộ và cơ chế văn bản, quy định.

Phương pháp định lượng: đo lường các rủi ro liên quan đến q trình xử lý cơng việc, từ hệ thống CNTT, chương trình phần mềm và các yếu tố bên ngoài.

1.5.2. Ưu điểm của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 khi ứng dụng vào quản trị RRTN RRTN

Tiêu chuẩn ISO 31000:2009 vẫn còn rất mới đối với Việt Nam. Hiện tại, hầu hết các tổ chức sử dụng Hiệp ước Basel để quản trị rủi ro. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà Hiệp ước Basel mang lại, nó vẫn thể hiện một số khuyết điểm cần khắc phục như sau:

- Khó khăn khi áp dụng phương pháp đánh giá RRTN theo Hiệp ước Basel chính là sự phức tạp, thiếu văn bản hướng dẫn, thiếu hệ thống thông tin hỗ trợ, vấn đề chi phí q cao, cơng thức tính tốn phức tạp, và NHTM Việt Nam chưa đáp ứng được các điều kiện Hiệp ước Basel để có thể sử dụng các phương pháp đánh giá của Hiệp ước Basel.

- Mặt khác, hiện nay các quy trình giám sát nội bộ cũng như quy trình giám sát từ phía NHNN chưa tuân thủ theo đầy đủ điều kiện do Ủy ban Basel đưa ra.

Trong khi đó, bộ tiêu chuẩn ISO 31000:2009 đã thể hiện nhiều ưu điểm có thể sử dụng để ứng dụng trong quản trị RRTN như sau:

 Tiêu chuẩn ISO 31000:2009 cung cấp hướng dẫn chung để thiết kế, thực hiện và duy trì q trình quản trị rủi ro trong tồn tổ chức. Cách tiếp cận này chính thức

hóa các thực hành quản trị rủi ro, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng rộng rãi và đồng bộ với các hệ thống quản lý đang tồn tại khác trong tổ chức.

 Tiêu chuẩn ISO 31000:2009 cũng nhằm đảm bảo sự phù hợp tương xứng giữa chiến lược, nhiệm vụ quản lý và điều hành của một tổ chức trong các dự án, bộ phận chức năng và các quá trình đối với các mục tiêu về quản trị rủi ro.

 Một khi đã thực hiện và duy trì phù hợp tiêu chuẩn này, quản trị rủi ro cho phép tổ chức: tăng cường khả năng đạt được các mục tiêu đã hoạch định; khuyến khích chủ động hóa trong cơng tác quản lý; giải phóng được cơng việc mang tính chất tập trung sự vụ của lãnh đạo, giúp lãnh đạo có nhiều thời gian tập trung vào thực hiện chiến lược mang tầm vĩ mô hơn; nhận diện được các rủi ro trong doanh nghiệp; chủ động xác định và xử lý các rủi ro có thể xảy ra nhằm hạn chế tác động xấu tới hoạt động của tổ chức; xác định các cơ hội và các mối đe dọa; cải thiện báo cáo tài chính; nâng cao sự tin tưởng của các bên có liên quan đối với hoạt động của tổ chức; thiết lập một cơ sở đáng tin cậy cho việc ra quyết định và lập kế hoạch; cải thiện hiệu quả hoạt động; tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận; tăng cường sức khỏe và môi trường làm việc an tồn; cải thiện cơng tác nâng cao kiến thức nội bộ; cải thiện khả năng phục hồi của tổ chức;

 Bên cạnh đó, theo ơng Kevin W. Knight PM – Chủ tịch tổ chức ISO thì tiêu chuẩn ISO 31000:2009 sẽ giúp các doanh nghiệp, ngành công nghiệp, ngành thương mại, công ty tư nhân... tự tin tìm ra lối thốt từ các cuộc khủng hoảng kinh tế. Tiêu chuẩn ISO 31000:2009 là một tài liệu thực tế nhằm hỗ trợ các tổ chức trong việc phát triển phương pháp riêng của mình để quản trị rủi ro.

Tóm tắt chung chương 1:

Chương 1 của luận văn đã đề cập đến các lý thuyết về RRTN, quản trị RRTN và tiêu chuẩn ISO 31000:2009. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày kinh nghiệm quản trị RRTN của một số NHTM trên thế giới và Việt Nam cùng những ưu điểm của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 trong việc ứng dụng vào hoạt động quản trị RRTN tại NHTM.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP TẠI NHLD VIỆT THÁI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000,2009 vào quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng liên doanh việt thái (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)