CHUẨN ISO31000 :2009
2.5.2. Điều kiện để ứng dụngtiêu chuẩn ISO31000:2009 trong công tác quản trị
Điều kiện tiên quyết: Định hướng và quyết tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng
- Hiện tại, Ban lãnh đạo ngân hàng đang trong quá trình tìm kiếm một chuẩn mực cho hoạt động quản trị RRTN. Tiêu chí của Ban lãnh đạo ngân hàng là cam kết theo đuổi lâu dài mục tiêu chất lượng cũng như quyết định phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 tại ngân hàng trên cơ sở phân tích tình hình quản lý hiện tại và định hướng hoạt động của ngân hàng trong tương lai.
- Với định hướng hoạt động của ngân hàng trong tương lai là chuyển thành tập đồn tài chính ngân hàng. Với định hướng ấy, hoạt động quản trị rủi ro rất quan trọng. Tiêu chuẩn ISO 31000:2009 còn rất mới mẻ tại Việt Nam, tuy nhiên nó đã thể
hiện nhiều ưu điểm trong quản trị rủi ro. Và đó chính là xu thế phát triển chung của thị trường. Với quyết tâm cao cùng bản lĩnh và năng lực của mình, Ban lãnh đạo ngân hàng có thể chỉ đạo chặt chẽ quá trình triển khai áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009. - Với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 31000:2009, ngân hàng có đầy đủ khả năng và mức độ đáp ứng.
Yếu tố quyết định: Các nhân viên trong ngân hàng
VSB có đội ngũ nhân viên trẻ tuổi, có trình độ và đầy nhiệt huyết, ln mong muốn một sự đổi mới đem lại hiệu qủa cao trong cơng việc. Điều đó cho thấy họ hồn tồn có thể tham gia một cách tích cực và có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa, mục đích của tiêu chuẩn ISO 31000:2009 cũng như ý thức được trách nhiệm của mình trong cơng việc được giao.
Trình độ cơng nghệ
Ngân hàng có đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu về CNTT nhờ có sẵn Ban CNTT tại Hội sở chính với các CBNV có năng lực, kinh nghiệm và trình độ chun mơn cao.
Chuyên gia tư vấn
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều Trung tâm đào tạo, tư vấn một cách chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 trong quản trị rủi ro. Do đó, ngân hàng hồn tồn có thể th các chuyên gia tư vấn có kỹ năng, kinh nghiệm trong triển khai tư vấn áp dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 tại ngân hàng.
Tóm tắt chung chương 2:
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược về VSB như: quá trình hình thành và phát triển, mạng lưới hoạt động, cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đồng thời, tác giả chú trọng phân tích sâu thực trạng quản trị RRTN tại VSB với các rủi ro từ bên trong nội bộ ngân hàng và rủi ro do tác động bên ngoài. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến cơ sở cho việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 tại VSB bao gồm cơ sở pháp lý và những điều kiện để ngân hàng có thể thành cơng trong việc ứng dụng này. Tại VSB xuất hiện hầu hết hàng loạt các dấu hiệu RRTN nhưng ngân hàng lại chưa ứng dụng bất kỳ tiêu chuẩn nào cho quản trị RRTN. Tuy nhiên, ngân hàng đã thành lập được Ban quản trị RRTN và ban hành Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp, tức là bước đầu có sự quan tâm đến yếu tố con người, vốn là một yếu tố lớn gây nên RRTN.
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 31000:2009 VÀO QUẢN TRỊ RỦI RO TÁC NGHIỆP
VÀ XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP TẠI NHLD VIỆT THÁI