Cơ sở pháp lý cho việc ứng dụngtiêu chuẩn ISO31000:2009 trong công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000,2009 vào quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng liên doanh việt thái (Trang 50 - 51)

CHUẨN ISO31000 :2009

2.5.1. Cơ sở pháp lý cho việc ứng dụngtiêu chuẩn ISO31000:2009 trong công tác

(1) Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNNngày 19/04/2005 ban hành “Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD”. Quy định này yêu cầu các

TCTD phải duy trì các tỷ lệ đảm bảo an tồn sau: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn tín dụng đối với khách hàng; tỷ lệ về khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; giới hạn góp vốn, mua cổ phần.

Việc đặt ra các giới hạn này nhằm mục đích làm cho các TCTD chỉ được hoạt động trong phạm vi cho phép, phù hợp với năng lực quản lý, kiểm soát được rủi ro giúp cho hoạt động của TCTD được an toàn và mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

(2) Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 về “Phòng chống rửa tiền”.

Nghị định này quy định về cơ chế và các biện pháp phòng, chống rửa tiền trong các giao dịch tiền tệ hay tài sản khác bao gồm các hướng dẫn về: nhận biết khách hàng; mức giá trị giao dịch phải báo cáo theo quy định; giao dịch đáng ngờ; các biện pháp tạm thời được áp dụng trong phịng, chống rửa tiền; hình thức, nội dung báo cáo và cung cấp thông tin, xử lý thông tin cũng như trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền. Đó cũng chính là các biện pháp phịng chống rủi ro do các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

(3) Quyết định số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 ban hành “Quy định về các nguyên tắc quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”. Đó chính là cơ sở

cho các TCTD xây dựng quy định nội bộ về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử. Theo đó, TCTD chịu trách nhiệm về an tồn và hiệu quả của hoạt động ngân hàng điện tử; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của TCTD, của khách hàng, lợi ích của Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

(4) Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về việc “Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD”. Quy chế đã nêu ra các quy định về tổ

chức, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ cũng như trách nhiệm của TCTD đối với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD được thiết lập nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu, chính sách lớn của TCTD như: hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế, an tồn, có hiệu quả; bảo đảm hệ thống thơng tin tài chính và thơng tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.

(5) Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của TCTD”. Quy chế này quy định việc thực hiện kiểm toán nội

bộ tại các TCTD được thành lập bao gồm những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của bộ phận kiểm tốn nội bộ; chính sách và quy trình kiểm tốn nội bộ; chế độ báo cáo và lưu giữ hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ; đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ; trách nhiệm của TCTD cũng như trách nhiệm của các đơn vị thuộc NHNN.

2.5.2. Điều kiện để ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 trong công tác quản trị RRTN tại NHLD Việt Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000,2009 vào quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng liên doanh việt thái (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)