Phân tích thực trạng quản trịRRTN tại NHLD Việt Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000,2009 vào quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng liên doanh việt thái (Trang 45 - 50)

CHUẨN ISO31000 :2009

2.4. Phân tích thực trạng quản trịRRTN tại NHLD Việt Thái

Hiện tại, VSB đang bước đầu xây dựng chương trình quản trị RRTN. Ngân hàng đã thành lập được Ban quản trị RRTN, đồng thời có hướng dẫn, phân cơng nhiệm vụ tại Ban quản trị rủi ro một cách cụ thể như sau:

2.4.1. Vai trò và nhiệm vụ chính của Ban quản trị rủi ro

Quản lý danh mục

 Thực hiện các yêu cầu cầu của NHNN Việt Nam về hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

 Thường xuyên báo cáo diễn biến rủi ro và tình hình quản trị rủi ro của ngân hàng cho Ban Tổng Giám đốc, Ban Kiểm soát và Hội đồng Thành viên.

 Xây dựng báo cáo rủi ro, phát hiện nhanh những suy giảm về giá trị, gửi đến Ban Tổng Giám đốc hàng tháng.

 Phối hợp với Ban CNTT yêu cầu về những thông tin và mở rộng hệ thống để thơng tin chính xác.

 Nghiên cứu những thơng tin hiện tại đáp ứng việc quản trị rủi ro.

 Đảm bảo có cơ sở hạ tầng phù hợp cho hệ thống quản trị rủi ro về mặt giám sát và đo lường rủi ro.

Chính sách và Quy trình

 Xây dựng và rà sốt các chính sách và quy định liên quan đến RRTN.

 Thực hiện các yêu cầu của NHNN Việt Nam về hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

 Đóng góp ý kiến cho các dự thảo chính sách, thủ tục nhằm đảm bảo cân bằng kiểm soát các hoạt động của ngân hàng trước khi các chính sách, thủ tục này được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt ký ban hành.

 Chia sẻ các ý kiến về quản trị RRTN và kiểm soát nội bộ hiệu quả đối với các đơn vị thuộc hệ thống ngân hàng.

 Xây dựng và triển khai quy trình phê duyệt sản phẩm mới và thị trường mới.

Chức năng pháp chế

 Soạn thảo, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, các văn bản ủy quyền, sự hợp pháp trong việc tham gia ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tài sản và những hợp đồng khác có liên quan.

 Tham gia soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, Hợp đồng bảo lãnh, các văn bản thỏa thuận với các đối tác, can thiệp vào nội dung các hợp đồng, văn bản ký kết với các đối tác để đảm bảo quyền lợi pháp lý cho VSB. Quyết định các trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung cụ thể trong các mẫu hợp đồng, mẫu văn bản khác để phù hợp về pháp lý và đáp ứng yêu cầu thực tế.

 Tìm hiểu và tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng cho các bộ phận có liên quan.

 Phối hợp các phòng nghiệp vụ soạn thảo các cam kết, thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, bên bảo lãnh, các cá nhân, tổ chức khác có liên quan nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngân hàng khi có rủi ro, tranh chấp xảy ra.

 Tư vấn các vấn đề pháp luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng một cách hiệu quả nhất cho các phòng ban liên quan và các chi nhánh.

 Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc khi có yêu cầu các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng cũng như những vướng mắc về chế độ của các nghiệp vụ.

 Tổ chức phổ biến, nâng cao kiến thức pháp luật cho nhân viên trong toàn hệ thống.

Chức năng Tuân thủ

 Cập nhật, nghiên cứu, hệ thống hóa các văn bản pháp luật và cung cấp thông tin, tài liệu văn bản quy phạm pháp luật cho các đơn vị, cá nhân có liên quan trong tồn hệ thống.

 Có ý kiến đề xuất về việc xử lý các vi phạm pháp luật, các vi phạm quy chế quản lý nội bộ của ngân hàng và việc áp dụng các biện pháp khắc phục.

 Tham mưu về mặt pháp lý, soạn thảo các quy trình, quy chế điều chỉnh hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.

 Tham gia các đoàn kiểm tra nội bộ để nắm thực tế và kiểm tra sự tuân thủ khi được yêu cầu.

Chức năng phòng chống rửa tiền

 Là thành viên thường trực của Ủy ban Phòng chống rửa tiền.

 Là đầu mối tiếp nhận, xử lý thơng tin có liên quan đến việc phòng chống rửa tiền trong nội bộ ngân hàng.

 Báo cáo Trung tâm thơng tin phịng chống rửa tiền trực thuộc NHNN và làm việc với các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Hiện tại, Ban Quản trị RRTN đang trong quá trình từng bước triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban về kiểm sốt rủi ro. Do đó, việc phân cơng nhiệm vụ được rà soát theo thời gian và điều chỉnh phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện

2.4.2. Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp

Bên cạnh đó là việc ban hành Quy tắc đạo đức nghề nghiệp vào tháng 04 năm 2012 cũng cho thấy Ban điều hành bước đầu có sự quan tâm đến một phần nguyên nhân gây nên RRTN chính là đạo đức của CBNV. Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp là sự tổng kết từ thực tiễn hoạt động của VSB. Đó là hệ thống các khn mẫu, chuẩn mực văn hóa xã hội, đạo đức kinh doanh và định hướng phát triển của ngân hàng. Đó cịn là các tiêu chuẩn ban đầu đối với CBNV, thể hiện sự quyết tâm của VSB trong việc tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ và các chuẩn mực đạo đức, là sự nhắc nhở CBNV ln thận trọng đề phịng nhằm tránh gây ra các thiệt hại cho ngân hàng và cho bản thân họ. Bộ quy tắc nêu lên những trách nhiệm của CBNV trong việc duy trì, giáo dục và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp của VSB bao gồm:

Tuân thủ pháp luật và quy định nội bộ của VSB: Mỗi CBNV phải có trách

nhiệm tìm hiểu và tuân thủ tất cả các quy định nội bộ của VSB cũng như tuân thủ luật pháp của Việt Nam, chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Khi ấy, CBNV mới có thể nhận thức được các rủi ro có thể xảy ra do việc không tuân thủ các quy định trong công việc hàng ngày để có biện pháp phịng ngừa hợp lý và có hành vi thực hiện đúng đắn nhất.

Trách nhiệm báo cáo: CBNV phải có trách nhiệm báo cáo các hành vi vi

phạm hoặc các hành vi đáng ngờ có thể dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp hoặc tổn hại đến uy tín, lợi ích kinh doanh của VSB.

Bảo mật thơng tin: CBNV có trách nhiệm bảo mật và khơng được tiết lộ các

thông tin mật của VSB cho bên thứ ba khơng có thẩm quyền, khơng được sử dụng thơng tin cho lợi ích cá nhân đi ngược lại lợi ích của ngân hàng.

Trung thực và khách quan: Trong việc soạn thảo, thẩm định, cung cấp hồ sơ

chứng từ hoặc trong việc cung cấp thông tin khác, mỗi CBNV đều phải đảm bảo tính trung thực và khách quan. CBNV cần có tính trung thực và thận trọng cao khi thực hiện bất kỳ công việc nào trên cơ sở nhận thức và tuân thủ tuyệt đối các quy định kiểm tra, kiểm sốt.

Phịng chống rửa tiền: CBNV khi giao dịch với khách hàng phát hiện có hành

vi vi phạm chế độ phịng chống rửa tiền, tiền giả hoặc có điểm đáng ngờ có thể dẫn tới vi phạm thì phải báo cáo ngay đến Ban Tổng giám đốc. CBNV không được thực hiện hoặc che dấu hoạt động kinh doanh liên quan đến khoản tiền đã có bằng chứng về nguồn gốc bất hợp pháp bằng cách thực hiện tất cả các bước kiểm tra, xác nhận một cách hợp lý và thận trọng về khách hàng có yêu cầu chuyển tiền cũng như người hưởng lợi để đảm bảo các giao dịch trong sạch và lành mạnh. Đồng thời, CBNV phải từ chối và báo cáo về bất kỳ một giao dịch nào ngay khi phát hiện hay có nguồn tin phản ánh là vi phạm hoặc có dấu hiệu đáng ngờ. Việc làm này nhằm đảm bảo rằng khoản tiền đó khơng có nguồn gốc bất hợp pháp hoặc được sử dụng cho hành vi bất

hợp pháp, tránh việc ngân hàng phải làm trung gian giao dịch tiền hoặc tham gia các hoạt động tiền tệ bất hợp pháp khác.

Tránh mâu thuẫn lợi ích và tư lợi: Điều này nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích

xảy ra khi CBNV để lợi ích khác bên ngồi làm ảnh hưởng đến trách nhiệm của họ đối với VSB, hoặc ảnh hưởng đến khả năng hành động của người đó để đem lại điều tốt nhất cho ngân hàng.

Sử dụng tài sản và thời gian làm việc: CBNV có trách nhiệm giữ gìn và sử

dụng tài sản một cách có lợi nhất cho VSB, khơng được dùng tài sản của ngân hàng cho mục đích cá nhân khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép. CBNV cần tránh sử dụng thời gian làm việc để thực hiện các công việc mang tính chất cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến khả năng phục vụ khách hàng và làm chậm tiến trình giải quyết cơng việc, xao nhãng trong cơng việc dẫn đến thực hiện sai nghiệp vụ. Đồng thời không được sử dụng email nội bộ của ngân hàng cho mục đích cá nhân khơng liên quan đến cơng việc, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của ngân hàng.

Qua bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp ban hành của ngân hàng, các nhân viên sẽ có ý thức, trách nhiệm cao hơn trong công việc bởi vì tất cả hành vi của CBNV dù thực hiện trong hoặc ngồi cơng việc đều có khả năng ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của ngân hàng. Từ đó cũng hạn chế RRTN.

Với bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp này cho thấy Ban điều hành bước đầu đã có sự quan tâm đến RRTN từ yếu tố con người và chủ yếu ở các cấp thực thi. Tuy nhiên, việc thi hành và giám sát việc thực thi của nhân viên còn rất lỏng lẻo và đây mới chỉ là một phần nguyên nhân gây ra RRTN. Trong khi đó cịn rất nhiều yếu tố, nguyên nhân khác gây nên RRTN chưa được quan tâm đúng mức như yếu tố quy trình, hệ thống... Đồng thời, ngân hàng cũng chưa xây dựng được các dữ liệu về tổn thất trong lịch sử hoạt động. Vì vậy chưa thể xác định được các tổn thất do RRTN gây ra.

2.5. Cơ sở cho việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 trong công tác quản trị RRTN tại NHLD Việt Thái

2.5.1. Cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000:2009 trong công tác quản trị RRTN tại NHLD Việt Thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng tiêu chuẩn ISO 31000,2009 vào quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng liên doanh việt thái (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)