5. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá các điều kiện ứng dụng Thẻ điểm cân bằng tại Công ty TNHH
Tƣ vấn và Phát triển Phần mềm LARION
Dựa vào cơ sở lý thuyết nêu ra ở chương 1, tác giả tiến hành đánh giá các điều kiện ứng dụng Thẻ điểm cân bằng tại LARION:
2.3.1. Chiến lƣợc kinh doanh
Thẻ điểm cân bằng là một hệ thống hoạch định và quản lý chiến lược được thiết kế với trọng tâm là kết nối quy trình quản lý hiệu quả hoạt động của tổ chức với chiến lược nên sẽ khơng có ý nghĩa gì nếu cơng ty triển khai Thẻ điểm cân bằng mà khơng có chiến lược kinh doanh.
Như được nêu tại mục 3.1 ở chương 3, L RION đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện các chiến lược kinh doanh của công ty.
Trong khía cạnh tài chính và khách hàng, cơng ty lựa chọn chiến lược phát triển và mở rộng về mặt quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời mang lại nguồn doanh thu dồi dào cho cơng ty. Trong khía cạnh học hỏi và phát triển, công ty tập trung vào đẩy mạnh về chất lẫn lượng của đội ngũ nhân sự thơng qua các chương trình tuyển dụng và đào tạo. Với khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ, cơng ty đưa ra các chương trình và kế hoạch cải tiến quy trình phát triển phần mềm, chiến lược kinh doanh và tiếp thị nhằm nâng cao tính ổn định và
Như vậy, khi có một chiến lược kinh doanh rõ ràng, các mục tiêu xác định trong Thẻ điểm cân bằng sẽ đảm bảo được sự nhất quán và sự gắn kết với mục tiêu của công ty.
2.3.2. Sự bảo trợ
Ban lãnh đạo công ty cam kết sẽ hỗ trợ việc áp dụng mơ hình Thẻ điểm cân bằng để nâng cao hiệu quả trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Việc triển khai Thẻ điểm cân bằng liên quan đến việc thúc đẩy toàn bộ cán bộ nhân viên công ty cùng tham gia nên sự cam kết và quyết tâm đến cùng của lãnh đạo cấp cao là điều kiện tiên quyết để có thể triển khai thành cơng Thẻ điểm cân bằng. Toàn bộ ban lãnh đạo và các trưởng bộ phận, dự án, phòng ban cam kết và thể hiện sự quyết tâm trong quá trình áp dụng Thẻ điểm cân bằng trong thời gian tới.
2.3.3. Nhu cầu về Thẻ điểm cân bằng
LARION thực sự muốn xây dựng một hệ thống tốt có thể giúp đo lường hiệu quả hoạt động của công ty và thấy rằng Thẻ điểm cân bằng là mơt mơ hình phù hợp.
2.3.4. Sự ủng hộ của các nhà quản lý và giám sát viên chủ chốt
Các nhà quản lý của cơng ty cũng nhiệt tình ủng hộ việc áp dụng Thẻ điểm cân bằng và sẽ giúp truyền đạt nó đến các nhân viên cấp dưới.
2.3.5. Phạm vi tổ chức
Trước tiên, Thẻ điểm cân bằng sẽ được áp dụng cho phạm vi cấp công ty.
2.3.6. Dữ liệu
Các mục tiêu theo phương pháp Thẻ điểm cân bằng luôn phải đáp ứng yêu cầu là cụ thể và lượng hóa. Đồng thời đi cùng là một hệ thống theo dõi, thống kê số liệu phản ánh các kết quả hoạt động của từng bộ phận cũng như tồn cơng ty. Hệ thống này phải được xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin và đội ngũ quản lý quan tâm đến theo dõi và cập nhật dữ liệu.
Như vậy, để triển khai thành công Thẻ điểm cân bằng, L RION không chỉ chú trọng vào việc thiết lập các mục tiêu mà còn triển khai xây dựng hệ thông thông tin cập nhật thường xuyên kết quả hoạt động của công ty phục vụ cho việc theo dõi và
kiểm soát Thẻ điểm cân bằng trên cơ sở hồn thiện hệ thống thơng tin được xây dựng trong quá trình triển khai và áp dụng Thẻ điểm cân bằng cho công ty.
2.3.7. Nguồn lực
Các nhân viên của cơng ty có nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến cho sự phát triển của công ty và thực hiện theo Thẻ điểm cân bằng.
2.4. Những khó khăn cản trở việc triển khai Thẻ điểm cân bằng tại LARION
Trình độ, năng lực đội ngũ lãnh đạo và nhân viên L RION về Thẻ điểm cân bằng: Thẻ điểm cân bằng là một hệ thống đánh giá hoàn toàn mới với L RION, cả với ban giám đốc và tồn bộ nhân viên cơng ty, do vậy sự hiểu biết của họ đối với việc triển khai Thẻ điểm cân bằng còn hạn chế.
Sự cân nhắc về lợi ích và chi phí khi vận dụng Thẻ điểm cân bằng: lợi ích đem lại khi vận dụng Thẻ điểm cân bằng liệu có lớn hơn chi phí bỏ ra hay khơng.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu sơ lược về cơng ty L RION và phân tích thực trạng cơng tác đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của cơng ty theo bốn khía cạnh của Thẻ điểm cân bằng. Từ đó xác định sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động theo Thẻ điểm cân bằng. Cuối chương, tác giả đánh giá các điều kiện áp dụng cũng như những khó khăn cản trở việc triển khai Thẻ điểm cân bằng tại L RION.
CHƢƠNG 3: ỨNG DỤNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƢ VẤN VÀ
PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM LARION 3.1. Căn cứ xây dựng Thẻ điểm cân bằng
Sứ mệnh: sứ mệnh của L RION là giúp nâng tầm cho các cá nhân và tổ chức
trên toàn thế giới để họ thành công hơn trong kinh doanh.
Tầm nhìn: trở thành cơng ty tư vấn và phát triển phần mềm là sự lựa chọn đầu
tiên để mang đến những thành công vượt trội cho các cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Giá trị cốt lõi: hợp tác cùng thành công dựa trên lòng tin, chất lượng và sự thỏa
mãn.
Hợp tác: chúng tôi tin rằng việc kết hợp các cá nhân là cách tốt nhất để tạo ra
sự vượt trội trong kết quả cơng việc. Chính vì vậy, chúng tơi ni dưỡng tinh thần hợp tác xuyên suốt giữa các bộ phận, các nhân viên trong công ty cũng như với đối tác và khách hàng.
Thành công: thành công được các bên trong mối quan hệ hợp tác định nghĩa
và cam kết thực hiện. Việc đánh giá mức độ thành công phải được thực hiện dựa vào định nghĩa, cam kết thực hiện và kết quả đạt được.
Khách hàng: chúng tôi tin rằng sự thành công của khách hàng là niềm
hạnh phúc, là chìa khóa dẫn đến sự thành công và thịnh vượng của LARION.
Đối tác: cùng thành công là nền tảng cơ bản nhất trong quan hệ của
LARION với đối tác.
Nhân viên: LARION tin rằng bên trong mỗi nhân viên đều có những
tiềm năng vượt trội. Và nhiệm vụ của chúng tôi là không ngừng cố gắng để giúp đỡ nhân viên phát triển những tiềm năng đó.
LARION: với tất cả những nỗ lực không ngừng, L RION luôn hướng
đến sự phát triển dài hạn bền vững.
Cộng đồng: tập thể L RION tích cực tham gia đóng góp nhằm cải thiện
và phát triển cộng đồng phồn thịnh.
Lòng tin:
Chúng tơi tin tưởng rằng lịng tin là một yếu tố quan trọng trong công thức của sự thành công. Những kết quả tuyệt vời thực sự khởi đầu khi lòng tin kết hợp với tài năng.
Tại L RION, lòng tin là trung tâm trong tất cả các mối quan hệ với khách hàng, với đối tác, với nhân viên và với cộng đồng mà chúng tôi phục vụ.
Chất lượng: chúng tôi không ngừng nỗ lực để mang lại giá trị bằng những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng tốt nhất nhằm đáp ứng và vượt qua những mong đợi của khách hàng với tôn chỉ tối thượng “không ngừng cải tiến chất lượng”.
Sự thỏa mãn:
Khách hàng: L RION tin tưởng khách hàng là huyết mạch của tất cả các
hoạt động kinh doanh của chúng tơi. Chính vì thế, việc vươn tới những thỏa mãn cao nhất của khách hàng chính là cơ hội tốt nhất để thành cơng trường tồn.
Đối tác: chúng tôi cam kết rằng tất cả những đối tác của L RION đều sẽ
đạt được sự hài lòng cao nhất khi hợp tác với chúng tôi.
Nhân viên: LARION tin rằng con người chính là tài sản lớn nhất, là
nguồn lực quan trọng nhất cần được phát triển. Chính vì thế, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của L RION là đảm bảo sự hài lòng cao
Định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh:
Xây dựng chiến lược cho sự phát triển và mở rộng về mặt quy mô nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển phần mềm ngày càng cao của khách hàng.
Đẩy mạnh về chất lẫn lượng của đội ngũ nhân viên và cán bộ thông qua các chương trình tuyển dụng và đào tạo.
Đưa ra các chương trình và kế hoạch cải tiến quy trình phát triển phần mềm, chiến lược kinh doanh và tiếp thị nhằm nâng cao tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động của công ty.
3.2. Ứng dụng BSC xây dựng Thẻ điểm cân bằng phục vụ đo lƣờng hiệu quả hoạt động tại Công ty TNHH Tƣ vấn và Phát triển Phần mềm LARION
Hiện tại, cách thức đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty L RION chưa thực sự hiệu quả, chưa có mục tiêu cụ thể được đặt ra, các chỉ số đánh giá cịn khá ít, rời rạc, mang tính chủ quan, chưa thực sự cần thiết để truyền tải hết chiến lược phát triển kinh doanh của công ty. Do vậy, để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh chính xác, tồn diện hơn, L RION cần xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động phù hợp, khắc phục những hạn chế của cách đánh giá hiện tại. Xây dựng hệ thống đánh giá theo Thẻ điểm cân bằng là giải pháp tốt nhất cho LARION. Việc xây dựng và triển khai Thẻ điểm cân bằng thực sự là một thách thức đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt đối với LARION – doanh nghiệp lần đầu biết đến công cụ này.
Để tiến hành xây dựng và triển khai Thẻ điểm cân bằng phục vụ đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại LARION, cần thực hiện các công việc:
Bước 1: Thu thập dữ liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Bước 2: Xây dựng hệ thống các mục tiêu của LARION theo bốn khía cạnh trong Thẻ điểm cân bằng.
Bước 3: Xác định sự đồng thuận của các chuyên gia với hệ thống các mục tiêu bằng phương pháp Delphi.
Bước 4: Phác thảo Bản đồ chiến lược của LARION (dựa trên kết quả khảo sát Delphi ở bước 3).
Bước 5: Thiết lập các thước đo phục vụ đo lường các mục tiêu trên Bản đồ chiến lược của công ty L RION.
Bước 6: Xác định sự đồng thuận của các chuyên gia về hệ thống thước đo được xây dựng ở bước 5 bằng phương pháp Delphi.
Bước 7: Tính trọng số cho từng mục tiêu và thước đo trên Thẻ điểm cân bằng của LARION.
Bước 8: Hồn chỉnh Thẻ điểm cân bằng (cấp cơng ty) cho L RION.
Bước 9: Chấm điểm, xếp loại kết quả thực hiện Thẻ điểm cân bằng.
Bước 10: Triển khai áp dụng Thẻ điểm cân bằng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại LARION.
3.2.1. Thu thập dữ liệu cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Tác giả thu thập các dữ liệu về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, định hướng chiến lược kinh doanh từ các báo cáo nội bộ của công ty L RION.
3.2.2. Xây dựng hệ thống các mục tiêu của LARION
Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu (câu hỏi phỏng vấn xem phụ lục 2) 11 chuyên gia là ban giám đốc và các trưởng phịng ban, dự án của cơng ty L RION (danh sách chuyên gia xem phụ lục 1) về mục tiêu theo bốn khía cạnh của Thẻ điểm cân bằng. Việc phỏng vấn sâu được tiến hành từ ngày 22/08/2017 đến 25/08/2017.
Dựa trên kết quả của cuộc phỏng vấn sâu với các chuyên gia kết hợp với những mục tiêu được đề xuất, tác giả tổng hợp các mục tiêu theo từng khía cạnh cụ thể như trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Mục tiêu cho từng khía cạnh trong Thẻ điểm cân bằng của LARION
Khía cạnh STT Mục tiêu
Tài chính
1 Tăng doanh thu 2 Tối ưu hóa chi phí 3 Tối ưu hóa lợi nhuận
Khách hàng
4 Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng 5 Nâng cao mức độ trung thành của khách hàng 6 Phát triển khách hàng mới
7 Tăng mức độ nhận diện thương hiệu 8 Quảng bá hình ảnh
Quy trình kinh doanh nội bộ
9 Nâng cao hiệu quả bán hàng 10 Nâng cao chất lượng sản phẩm 11 Gia tăng hiệu quả làm việc 12 Cải thiện hoạt động Marketing
Học hỏi và phát triển
13 Tăng mức độ hài lòng và gắn kết của nhân viên 14 Đảm bảo nguồn lực
15 Đảm bảo hiệu quả của cơ cấu nhân sự
16 Tăng cường văn hóa hướng đến kết quả và chất lượng 17 Nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin
(Nguồn: Khảo sát của tác giả)
3.2.3. Xác định sự đồng thuận với hệ thống các mục tiêu bằng phƣơng pháp Delphi.
Giới thiệu phƣơng pháp Delphi
Theo Delbecq et al. (1975) trích trong Chu và Hwang (2008), Delphi là một phương pháp thu thập có hệ thống những đánh giá về một chủ đề cụ thể qua các vòng khảo sát liên tiếp mà mỗi vòng đều thể hiện những ý kiến phản hồi từ các vịng khảo sát trước đó. Phương pháp Delphi có 3 đặc trưng quan trọng là ẩn danh, phản hồi và đồng thuận.
Theo Chu và Hwang (2008), nguyên tắc phân tích những đánh giá từ các chuyên gia theo phương pháp Delphi được nêu ra như trong bảng 3.2:
Bảng 3.2: Nguyên tắc đồng thuận bằng phương pháp Delphi
Thời điểm t Thời điểm t+1 Thời điểm t+2
(qi) ≥ 3,5
Nếu (qi) ≥ 3,5, Q ≤ 0,5 và sự đồng nhất trong đánh giá (qi) < 15%
(qi) được chấp nhận, và không
thảo luận chi tiết hơn về (qi)
(qi) < 3,5
(qi) ≥ 3,5 và sự đồng nhất trong đánh giá (qi) < 15%
Nếu (qi) ≥ 3,5, Q ≤ 0,5 và sự đồng nhất trong đánh giá (qi) ≤ 15% (qi) được chấp nhận, và không thảo luận chi tiết hơn về (qi) Nếu (qi) < 3,5, Q ≤ 0,5 và sự đồng
nhất trong đánh giá (qi) ≤ 15% (qi) bị loại bỏ, và không thảo luận
chi tiết hơn về(qi)
(Nguồn: Chu & Hwang, 2008)
Trong đó:
(qi): điều kiện đánh giá, thể hiện sự đánh giá cho mỗi loại câu hỏi qi.
Sự đồng nhất trong đánh giá (qi): là tỷ lệ các chuyên gia thay đổi ý kiến của họ về qi.
Q: độ lệch chuẩn của (qi).
Trong nghiên cứu này, tác giả chọn giá trị trung bình của từng thước đo làm điều kiện đánh giá (qi). Các chuyên gia được yêu cầu cho ý kiến đánh giá về các
yếu tố được hỏi theo thang đo mức độ 5 bậc từ thấp lên cao (1-khơng quan trọng, 2- ít quan trọng, 3- quan trọng, 4-khá quan trọng, 5-rất quan trọng).
Nếu giá trị trung bình ≥ 4,5: cực kỳ quan trọng.
Số vịng khảo sát theo phương pháp Delphi ít nhất là 2 vịng, khơng quy định số vòng tối đa. Sự khảo sát kết thúc khi một trong các trường hợp sau xảy ra:
Trường hợp 1: Tất cả các mục được hỏi đều được chấp nhận hoặc đều bị bác bỏ.
Trường hợp 2: Vẫn còn vài mục được hỏi chưa xác định; tuy nhiên, trên 75 mục được hỏi có tỷ lệ thay đổi đánh giá nhỏ hơn 15 .
Vòng khảo sát thứ nhất:
Vòng khảo sát thứ nhất được thực hiện từ ngày 29/08/2017 đến ngày 31/08/2017 tại công ty L RION.
Tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 11 chuyên gia. Bảng câu hỏi khảo sát (phụ lục 3) được gửi đến 11 chuyên gia nhằm xác định sự đồng thuận về các mục tiêu theo từng khía cạnh cụ thể trong Thẻ điểm cân bằng (xem bảng 3.3). Các chuyên gia được yêu cầu đánh giá mức độ quan trọng theo thang đo từ 1 đến 5 đối với từng mục tiêu được nêu ra.
Kết quả khảo sát vịng thứ nhất: có 11/11 chun gia hồn thành bảng khảo sát. Có 14/17 mục tiêu có giá trị trung bình (GTTB) ≥ 3,5, có 3/17 mục tiêu có GTTB <