(Nguồn:Báo cáo tài chính cơng ty LARION)
Bảng 2.5: Khả năng thanh toán của LARION từ 2014 - 2016
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 439,09% 564,8% 544,74%
Khả năng thanh toán nhanh 439,09% 564,8% 544,74%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính cơng ty LARION)
Cơng ty cung cấp dịch vụ gia cơng phần mềm khơng có hàng tồn kho nên tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng chính bằng tỷ số khả năng thanh tốn nhanh.
Theo bảng 2.5, tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2014 – 2016 đều lớn hơn 1, cho thấy cơng ty có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt.
Quản lý nợ: trình bày ở bảng 2.6
Bảng 2.6: Khả năng quản lý nợ của LARION từ 2014 - 2016
Chỉ tiêu 2014 2015 2016
Tổng nợ/Tổng tài sản 21,96% 16,84% 17,03%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính cơng ty LARION)
Theo bảng 2.6, cơ cấu tổng nợ trên tổng tài sản thấp, dao động từ 17 đến 22 . Công ty không sử dụng vốn vay, hoạt động bằng nguồn vốn tự có.
Theo bảng 2.1, cơ cấu nợ của công ty là nợ ngắn hạn, chủ yếu là các khoản phải trả cho cán bộ, nhân viên cơng ty và nguồn nhân lực th ngồi.
2.2.1.2. Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh theo khía cạnh tài chính của cơng ty chính của cơng ty
Hàng năm, ban giám đốc công ty đưa ra các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận cần đạt được trong 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm tiếp theo. Các chỉ tiêu này được đưa ra dựa trên tốc độ tăng trưởng trung bình của các năm trước và cơ sở khách hàng hiện tại. Định kỳ 6 tháng một lần, công ty tiến hành đánh giá xem có đạt được các chỉ tiêu tài chính đã đưa ra hay khơng. Việc đánh giá được thực hiện như sau:
Tính tốn tỷ lệ thực hiện đạt bao nhiêu phần trăm so với kế hoạch để giúp cơng ty có thể tìm ra ngun nhân dẫn đến việc khơng hồn thành kế hoạch.
So sánh với kế hoạch đạt được của 6 tháng cùng kỳ năm trước để giúp công ty cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng của mình.
Bảng 2.7: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của LARION (tính đến tháng 06/2017) Các chỉ tiêu chính Kế hoạch 2017 (tỷ đồng) Kế hoạch 06T đầu 2017 (tỷ đồng)
6T đầu 2017 6T đầu 2016 Còn thực hiện
06T cuối 2017 Thực hiện (tỷ đồng) Tỷ lệ TH/KH (%) Thực hiện (tỷ đồng) 2017 vs. 2016 (%) Giá trị (tỷ đồng) % Doanh thu 41,00 16,99 18,84 110,90 27,39 68,78 22,16 54,05 Chi phí 30,75 13,01 17,15 131,83 25,46 67,37 13,60 44,22 Lợi nhuận sau thuế 9,74 3,78 1,60 42,42 1,83 87,41 8,13 83,54 ROS 23,8% 22,2% 8,51% 6,7%
(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động công ty LARION 6 tháng đầu năm 2017)
Nhƣ vậy, LARION chỉ mới xem xét chỉ tiêu dựa theo các số liệu quá khứ, đặt
chỉ tiêu cho khá ít các khoản mục (xem bảng 2.7). Chưa thấy các chỉ tiêu đề ra có mối liên hệ với mục tiêu, chiến lược phát triển của công ty.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh về khía cạnh khách hàng 2.2.2.1. Đặc điểm khách hàng của công ty 2.2.2.1. Đặc điểm khách hàng của cơng ty
Thị trƣờng chính hiện nay:
Thị trường nội địa: 21%.
Thị trường Mỹ: 68%.
Đối tƣợng khách hàng chính:
Các doanh nghiệp trong và ngồi nước có nhu cầu gia cơng phần mềm dài hạn.
Khách hàng có ngân sách tối thiểu để thực hiện dự án là 3 nhân sự trong 3 tháng, lý tưởng là 3 nhân sự toàn thời gian trong tối thiểu 1 năm.
Khách hàng khơng thỏa hiệp chất lượng với chi phí (khách hàng sẵn sàng trả chi phí phải chăng để có sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao).
Danh sách 05 khách hàng tiêu biểu:
MEPERIA LLC.
DiCentral Vietnam Co., Ltd.
Maxis Capital China., Ltd.
Cooperative Computing.
EGG Co., Ltd.
2.2.2.2. Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh theo khía cạnh khách hàng của cơng ty khách hàng của công ty
Đánh giá tăng trƣởng khách hàng:
Mỗi kỳ đánh giá, công ty tiến hành thống kê số lượng và doanh thu từ khách hàng cũ và mới trong kỳ (xem bảng 2.8).
Bảng 2.8: Doanh thu và số lượng khách hàng mới – cũ của LARION (6 tháng đầu năm 2017)
Mục Giá trị Tỷ lệ (%)
Doanh thu từ khách hàng cũ (tỷ đồng) 11,64 61,78%
Doanh thu từ khách hàng mới (tỷ đồng) 7,2 38,22%
Số lượng khách hàng cũ 20 62,5%
Số lượng khách hàng mới 12 37,5%
Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu từ khách hàng mới – cũ của công ty LARION (Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động công ty LARION 6 tháng đầu năm 2017)
Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng:
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng:
Trưởng dự án/phòng ban sẽ gửi mẫu “Customer Satisfaction Survey” cho khách hàng. Việc khảo sát sự hài lòng của khách hàng được tiến hành ở cuối mỗi giai đoạn hoặc khi kết thúc dự án.
Sau khi có được phản hồi từ phía khách hàng, các dự án/phòng ban tổng hợp ý kiến vào tài liệu “Measurement Worksheet” và tổ chức các cuộc họp để thảo luận các biện pháp nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Ghi nhận phàn nàn, góp ý của khách hàng về dự án:
Các trưởng dự án có trách nhiệm tổng hợp và phân tích định kỳ những phàn nàn, góp ý của khách hàng và báo cáo với ban giám đốc. Với mỗi cơ hội cải tiến, dự án cần phân tích nguyên nhân và đề ra các biện pháp để xử lý hoặc cải thiện.
Nhƣ vậy:
L RION có đánh giá sự tăng trưởng của khách hàng thông qua việc theo dõi các chỉ số về khách hàng cũ và mới, nhưng công ty không đặt chỉ tiêu cụ thể
Về đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng, L RION khơng có mục tiêu cụ thể, không thiết lập các chỉ số để đánh giá hiệu quả ở hoạt động này, chỉ mới tiến hành thống kê kết quả và tìm biện pháp cải thiện.
L RION có định hướng về tiếp cận các khách hàng tiềm năng, nhưng không đưa ra chỉ tiêu cụ thể phải phát triển được bao nhiêu khách hàng trong năm.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh theo khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ doanh nội bộ
2.2.3.1. Đặc điểm quy trình kinh doanh nội bộ của cơng ty
Mơ hình quy trình kinh doanh nội bộ của cơng ty L RION được khái quát như hình 2.4.
Hình 2.4: Quy trình kinh doanh khái qt của cơng ty LARION (Nguồn: cơng ty LARION)
Quy trình tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng:
Là giai đoạn cơng ty tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng, nhận diện nhu cầu khách hàng, tiến hành phân tích, đánh giá nhu cầu của khách hàng và đưa ra tư vấn về giải pháp, đồng thời giới thiệu sơ lược về năng lực của công ty. Gửi khách hàng bản báo giá đề xuất về dịch vụ cung cấp cho nhu cầu của khách hàng. Sau đó, hai bên đàm phán, thỏa thuận đi đến ký kết hợp đồng.
Quy trình thực hiện sản xuất phần mềm:
Giai đoạn này bắt đầu sau khi hợp đồng được ký kết hoặc có chỉ thị từ Ban giám đốc. Dự án thực hiện phần mềm được khởi tạo. Bao gồm các hoạt động:
Hoạch định quá trình thực hiện: việc hoạch định xác định đầu vào để quyết
định các nguồn lực cần thiết cho quá trình thực hiện và các yêu cầu đối với đầu ra. Đầu vào cho quá trình hoạch định là các yêu cầu đối với sản phẩm phần mềm.
Phân tích và quản lý yêu cầu của khách hàng: việc phân tích, quản lý yêu cầu
khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thành công của dự án. Quá trình này bao gồm việc hoạch định, thu thập, phân tích và tài liệu hóa u cầu mà từ đó định hướng cho các hoạt động khác trong dự án. Dựa trên kế hoạch này, các nhân viên phân tích hoặc trưởng dự án tiến hành thu thập yêu cầu của khách hàng. Các yêu cầu này sau khi ghi nhận sẽ được các thành viên liên quan xem xét, chuyển đổi thành các giải pháp kỹ thuật cụ thể để phản hồi cho khách hàng và yêu cầu họ phê duyệt, sau đó lên kế hoạch phát triển chúng.
Thiết kế và phát triển:
Hoạch định hoạt động thiết kế được thực hiện bởi trưởng dự án.
Đầu vào của hoạt động thiết kế bao gồm: email ghi nhận yêu cầu của khách hàng, biên bản thảo luận của các thành viên liên quan, tài liệu mẫu biểu của
Dựa trên kế hoạch quản lý dự án và các đầu vào nói trên, trưởng nhóm kỹ thuật tiến hành các bước cần thiết để tạo ra thiết kế cho dự án.
Hiện thực và kiểm thử:
Dựa trên thiết kế đã được phê duyệt và ban hành, trưởng nhóm kỹ thuật giám sát và hỗ trợ các lập trình viên hiện thực sản phẩm (hoặc một thành phần của sản phẩm).
Viết/cập nhật mã nguồn và tiến hành kiểm thử từng thành phần của sản phẩm.
Xem xét mã nguồn: thơng qua các buổi họp giữa trưởng nhóm kỹ thuật và các lập trình viên, những lỗi/cải tiến được chỉ ra và khắc phục/thực hiện.
Chuẩn bị các tài liệu hỗ trợ: hướng dẫn cài đặt, hướng dẫn sử dụng.
Tích hợp:
Hoạch định việc tích hợp: bao gồm việc xác định những thành phần cần tích hợp, tiêu chí, chiến lược, thủ tục và mơi trường tích hợp. Kế hoạch cần được chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo các thành phần hồn tất, sẵn sàng và được tích hợp thành cơng.
Tiến hành tích hợp và kiểm thử tích hợp.
Thông báo cho những thành viên liên quan về kết quả của việc tích hợp. Trưởng dự án căn cứ trên kết quả này để quyết định bước kế tiếp: bàn giao cho khách hàng hoặc tạm hoãn bàn giao để sửa lỗi.
Bàn giao cho khách hàng:
Dự án sẽ bàn giao các thành phần của sản phẩm theo các cột mốc đã được hoạch định trong kế hoạch chấp nhận đầu ra.
Với mỗi cột mốt, đầu ra của hoạt động tích hợp sẽ được nhân viên kiểm thử xem xét, đánh giá so với yêu cầu của khách hàng tương ứng. Hoạt động kiểm
thử và sửa lỗi sẽ được tiến hành cho đến khi đầu ra đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
Sau khi nhân viên kiểm thử xác nhận, trưởng dự án hoặc người được phân công sẽ tiến hành bàn giao cho khách hàng và ghi nhận phản hồi của khách hàng nhằm xác nhận giá trị sử dụng của thiết kế.
Khi có yêu cầu thay đổi thiết kế từ phía khách hàng hay từ nội bộ dự án, người yêu cầu thay đổi thông tin cho trưởng dự án bằng một hình thức phù hợp. Trưởng dự án và nhóm phát triển tiến hành phân tích, xem xét u cầu thay đổi và lập kế hoạch thiết kế lại. Các thay đổi đó phải được xem xét, kiểm tra và xác nhận giá trị sử dụng.
Quy trình chăm sóc, hỗ trợ khách hàng:
Thực hiện các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc khách hàng như sau:
Thường xuyên kiểm tra nhận email thu thập ý kiến từ khách hàng và kịp thời phản hồi để giải quyết các thắc mắc hoặc các vấn đề liên quan.
Tham gia họp trực tiếp với khách hàng qua điện đàm định kỳ để trao đổi về các vấn đề quan trọng nảy sinh trong quá trình phát triển hệ thống, cũng như kế hoạch xây dựng những tính năng mới.
Gửi khảo sát thu thập ý kiến khách hàng định kỳ để tìm ra các cơ hội cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
2.2.3.2. Thực trạng đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh theo khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ của cơng ty quy trình kinh doanh nội bộ của cơng ty
Đối với quy trình tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng:
Bộ phận phát triển kinh doanh thống kê số lượng và doanh thu từ khách hàng mới và khách hàng cũ hiện hành như đã trình bày ở mục 2.2.2.2.
Kiểm tra hệ thống do nhân viên kiểm tra chất lượng thực hiện sau khi các chức năng được tích hợp. Mọi lỗi và sai khác trong sản phẩm so với yêu cầu được ghi nhận dưới dạng hồ sơ và được dùng làm bằng chứng về sự phù hợp của sản phẩm. Chỉ khi nào những lỗi và sai khác được xử lý thì mới tiến hành chuyển giao sản phẩm cho khách hàng.
Kiểm tra chức năng và kiểm tra tích hợp do các lập trình viên hoặc nhân viên kiểm tra chất lượng thực hiện.
Kiểm tra chấp nhận do khách hàng hoặc đại diện khách hàng thực hiện để phê duyệt sản phẩm.
Công ty kiểm sốt quy trình bàn giao sản phẩm của dự án (Release Process) thơng qua kiểm sốt sản phẩm khơng phù hợp:
Sản phẩm không phù hợp: là các phiên bản chưa hoàn thiện hoặc cần sửa lỗi do các ý kiến đóng góp của khách hàng trong q trình kiểm tra chấp nhận.
Đối với quy trình chăm sóc, hỗ trợ khách hàng:
Cơng ty tiến hành phân tích dữ liệu cho các nội dung:
Sự thỏa mãn của khách hàng: khảo sát, nhận phàn nàn/góp ý của khách hàng như đã trình bày ở mục 2.2.2.2.
Sự phù hợp của sản phẩm với yêu cầu của khách hàng: thông qua việc tổng hợp các sản phẩm khơng phù hợp, phân tích ngun nhân và khắc phục để ổn định và nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Nhƣ vậy:
LARION chỉ đánh giá ở quy trình tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng và quy trình chăm sóc, hỗ trợ khách hàng, tuy nhiên các chỉ số đánh giá cịn ít, chưa đủ để đánh giá tồn diện hiệu quả quy trình.
Đối với quy trình sản xuất phần mềm, LARION chỉ đưa ra các quy định về các hoạt động cần thực hiện, nhưng công ty không đặt mục tiêu cụ thể cũng như không tiến hành đánh giá hiệu quả qua các thước đo cụ thể.
2.2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh theo khía cạnh học hỏi và phát triển
2.2.4.1. Đặc điểm học hỏi và phát triển của công ty Đặc điểm nguồn nhân lực:
Cơ cấu nhân sự của LARION tính đến tháng 09/2017 được trình bày trong bảng 2.9.
Bảng 2.9: Cơ cấu nhân sự công ty LARION tính đến 09/2017
Trình độ Giới tính Độ tuổi Trình độ Số người Tỷ lệ Nam Nữ ≤ 25 26-35 >35 Tiến sĩ/Thạc sĩ 13 12,75% 9 4 0 5 8 Kỹ sư/Cử nhân/CĐ CNTT 66 64,71% 43 23 13 44 9 Kỹ sư/Cử nhân/CĐ ngành khác 19 18,62% 10 9 2 15 2 Khác 4 3,92% 3 1 2 2 0 Tổng 102 100% 65 37 17 66 19
(Nguồn: Báo cáo của bộ phận Nhân sự công ty LARION)
Từ bảng 2.9, ta thấy tổng số nhân viên tính đến tháng 09/2017 là 102 người. Trong đó chủ yếu là nhân viên nam, chiếm đến 63,7 , phù hợp với đặc điểm của các công ty phần mềm. Cơ cấu nhân sự ở tuổi còn khá trẻ, chủ yếu từ 26-35, chiếm 64,7%.
Cơng tác tuyển dụng:
Chính sách tuyển dụng của cơng ty cơng khai, minh bạch, sàng lọc kỹ nguồn nhân lực đầu vào để đảm bảo tuyển dụng được những nhân viên thực sự có khả
nhân sự trong quá trình tuyển dụng. Cơng ty thường ưu tiên vị trí cần tuyển dụng cho các nhân viên nội bộ có mong muốn thay đổi vị trí trước, tuy nhiên vẫn tuân thủ quy trình tuyển dụng của cơng ty.
Công ty chú trọng đến nguồn lực là các bạn sinh viên năm cuối tại các trường Đại học chuyên về công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như: Đại học Cơng nghệ Thơng tin TP.HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM,..bằng cách tham gia các buổi khai giảng, trao bằng tốt nghiệp và các ngày hội hướng nghiệp tại trường để tìm ra các sinh viên tiềm năng. Công ty cũng thường tiếp nhận các sinh viên tham gia kiến tập và thực tập tại công ty.
Công tác đào tạo và phát triển nhân viên:
Các khóa đào tạo tổ chức trong công ty/ cử nhân viên tham gia trong năm bao gồm:
Đối với nhân viên mới:
Đào tạo hội nhập.