Biểu số liệu chỉ số ERS từ năm 2000 – 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 77)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ERS 0.637 0.192 0.762 0.833 0.771 0.883 0.853 0.636 0.484 0.297 0.372

Hình 2. 16: Biến động chỉ số ổn định tỷ giá của Việt Nam từ năm 2000 - 2010

0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 ERS ERS

(Nguồn: IMF, tổng cục thống kê, NHNN, tính tốn của tác giả)

Hình 2.16 cho thấy mức ổn định tỷ giá của Việt Nam qua các năm tương đối cao, đồng nghĩa với Việt Nam chưa linh hoạt tỷ giá. Từ năm 2008 đến nay, chỉ số ERS của Việt Nam giảm xuống, điều đó cho thấy Việt Nam đang dần linh hoạt tỷ giá hơn.

Năm 2001 chỉ số ERS ở mức 0.192 cho thấy Việt Nam chưa thả nổi hoàn toàn tỷ giá nhưng cũng khơng neo hồn tồn tỷ giá. Do các quy định trong hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 19/04/2001, mở ra một trang mới với các chính sách ưu đãi cao nhất cho các dự án đầu tư vào Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài đem nguồn ngoại tệ USD tăng cao, tỷ giá USD/VND ngày càng được nới lỏng hơn.

Từ năm 1990 – 2006, cơ chế điều hành tỷ giá của Việt Nam có nhiều thay đổi hơn trước, theo hướng linh hoạt, mang tính chất cung cầu thị trường nhất là kể từ năm 1999. Tuy nhiên trong giai đoạn này, NHNN xem tỷ giá hối đoại là cái neo của lạm phát, nhất là năm 2004 – 2006, NHNN cam kết tỷ giá biến động hay VND mất giá khơng q 1%/ năm. Thực tế thì thị trường tiền tệ Việt Nam và đặc điểm nền kinh tế đơ la hóa thì bình ổn tỷ giá sẽ có tác động ổn định thị trường tiền tệ. Tỷ giá tương đối ổn định, mà một nguyên nhân chủ yếu là do NHNN vẫn chủ trương dùng “neo” tỷ giá để kiểm soát lạm phát.

Theo chuỗi biến động của thị trường lạm phát năm 2007 tăng lên cao hơn năm trước, kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu của Chính Phủ Việt Nam. Kinh tế Việt Nam, được đánh giá có nhiều triển vọng phát triển, cơ hội đầu tư khi gia nhập WTO, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng đột biến trong năm 2007. Về nguyên tắc khi luồng vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng, đồng Việt Nam sẽ lên giá để tạo ra điểm cân bằng. Tuy nhiên với chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu, NHNN Việt Nam phát hành tiền mua lại lượng ngoại tệ này với mục đích kiềm hãm tỷ giá thấp hơn điểm cân bằng nhằm nâng cao tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu về giá cả. Tỷ giá của VND thời điểm này hầu như khơng có thay đổi lớn. Và theo cách phân loại của IMF năm 2008 Việt Nam được xếp vào nhóm “Neo tỷ giá truyền thống”.

Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá VND/USD tăng mạnh, nhập siêu cao, lạm phát đứng trước áp lực tăng vào năm 2010, khan hiếm cục bộ USD, giá vàng nóng sốt, lãi suất ngân hàng tăng cao. Tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chính, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (3,4%). Và kể từ năm 2009, chế độ tỷ giá của Việt Nam dần linh hoạt hơn.

2.5.3 Chỉ số mở cửa thị trường (OPEN)

Các số liệu để tính chỉ số đánh giá mức độ mở cửa giao dịch vốn phải bao gồm cả dịng tài chính. Tuy nhiên do khơng thể thu nhập được các dịng tài chính đầy đủ, nên tác giả tính chỉ số mở cửa thị trường – Open chỉ bao gồm dịng thương mại.

Để phân tích chỉ số mở cửa thị trường số liệu được thu nhập từ năm 2000 – 2010 từ NHNN, Tổng cục thống kê và thống kê tài chính quốc tế của IMF được thể hiện ở phụ lục 3. Do các chuỗi số liệu là không dừng (non stationary), nên tác giả sử dụng các biến ở dạng sai phân bậc 1, trong đó có cả biến trễ đối với FDI. Sử dụng chương trình Eview trong phân tích mơ hình và kết quả của mơ hình thu được như sau:

Bảng 2. 9: Kết quả phân tích chỉ số mở cửa thị trường giai đoạn từ năm 2000 -

2010

Kết quả trên cho thấy tốc độ tăng trưởng FDI bao gồm cả biến trễ FDI ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng GDP so với mức độ mở cửa nền kinh tế. Cụ thể, theo mơ hình thống kê, khi FDI tăng trưởng sẽ kích thích mạnh mẽ sự tăng trưởng của GDP (mức ý nghĩa thống kê hoàn toàn phù hợp (t_Statistic > 1.8, p_value < 5%). Điều này cho thấy tầm quan trọng của tự do hóa dịng vốn FDI và sự tăng trưởng kinh tế trong các năm qua.

Hình 2. 17: Biến động chỉ số mở cửa thị trường của Việt Nam giai đoạn từ năm 1992 - 2010

(Nguồn: IMF, tổng cục thống kê, NHNN, tính tốn của tác giả)

2.5.4 Quan hệ tuyến tính của các chỉ số trong bộ ba bất khả thi ở Việt

Nam

Sử dụng phần mềm Eview 5 trong mơ hình:

ajMIi,t + bjERSi,t + cjOPENi,t + et =1

Hình 2. 18: Biến động các chỉ số bộ ba bất khả thi giai đoạn năm 2000 - 2010

(Nguồn: IMF, tổng cục thống kê, NHNN, tính tốn của tác giả)

Từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Một biểu hiện rõ nét nhất ngay sau khi hội nhập đó là dịng vốn nước ngồi chảy vào nhiều hơn, áp lực lạm phát gia tăng. Cũng như hầu hết các nước khi mở cửa hội nhập, Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng “Bộ ba bất khả thi”. Đó là khi dịng vốn nước ngồi vào nhiều, để ổn định tỷ giá Ngân hàng Nhà Nước mua ngoại tệ, qua đó gây áp lực lạm phát. Việc kiểm sốt dịng vốn, theo qui định của pháp lệnh ngoại hối, thì Việt Nam đã tự do hóa giao dịch vãng lai, cịn các giao dịch vốn chưa được tự do hóa hồn tồn nhưng đã nới lỏng một cách tương đối. Đối với các nền kinh tế mới nổi, nơi mà thị trường tài chính và thị trường tiền tệ cịn kém phát triển thì hiện tượng bộ ba bất khả thi là vấn đề nghiêm trọng. Việc giải quyết hợp lý 3 mục tiêu vĩ mô này, đối với mỗi quốc gia khác nhau thì có các phản ứng khác nhau. Ví dụ như Thái Lan và Colombia đã lựa chọn áp dụng kiểm soát các nguồn vốn đi vào các nước này (tức là bỏ mục tiêu thứ 3 trong “Bộ ba bất khả thi”). Cho đến gần đây, hầu hết các nước Châu Á đã nới lỏng hơn về mục tiêu tỷ giá để đạt được mục tiêu lạm phát.

Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là phải lựa chọn mục tiêu theo đuổi trong quản lý kinh tế vĩ mô để đảm bảo kinh tế tăng trưởng bền vững. Trong ba mục tiêu trên, kiểm sốt lạm phát là mục tiêu số một khơng thể loại bỏ, còn vấn đề tỷ giá được thực hiện theo cơ chế từ cố định chuyển dần sang nới lỏng có quản lý, chỉ số độc lập tiền tệ của Việt Nam chuyển dần từ phụ thuộc sang độc lập cao và mở cửa thị trường tăng dần qua các năm nhưng vẫn ở mức tương đối như thể trong hình 2.18. Đó là sự lựa chọn tương đối phù hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của “Bộ ba bất khả thi”.

2.6 Hiệu quả sự kết hợp các chỉ số của bộ ba bất khả thi Việt Nam trong thời gian qua gian qua

Các chỉ số ổn định tỷ giá (ERS), độc lập tiền tệ (MI) và độ mở tài chính (KAOPEN) ở Việt Nam có nhiều đặc điểm đặc trưng riêng biệt nhưng dường như vẫn khơng thốt khỏi ngun lý đánh đổi của bộ ba bất khả thi.

Bảng 2. 11: Chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 1970 – 2008

Chỉ số 1970 – 1980 1981 – 1990 1991 – 2000 2001 – 2008

ERS 0.47 0.49 0.71 0.84

MI . . 0.66 0.57

KAOPEN 0.05 0.00 0.16 0.16

Bảng 2.11 thể hiện tình hình của 3 chỉ số này từ năm 1970 đến 2008. Chỉ số ERS chỉ mức độ ổn định của tỷ giá có xu hướng tăng theo thời gian. Giai đoạn 1970 – 1990, chỉ số này đạt giá trị ở mức độ trung bình (nhỏ hơn 0.5), phản ánh những đợt phá giá trong giai đoạn này. Tỷ giá thị trường tự do tồn tại song song với tỷ giá của nhà nước xác định một tỷ giá không quá cố định. Giai đoạn từ 1991 – 2008, NHNN thực hiện chính sách neo tỷ giá cùng với ấn định các biên độ giao động. Thực tế cho thấy trong giai đoạn này NHNN cũng đã nhiều lần phá giá tiền đồng nhưng đi kèm với mỗi đợt phá giá đó ln là biên độ dao động cho phép. Các biên

độ nhìn chung là rất nhỏ qua các thời kỳ, chính việc quy định biên độ giao động này đã làm cho tỷ giá USD/VND gần như cố định, neo chặt. Biên độ giao động cũng thay đổi theo thời gian nhưng nhìn chung là rất nhỏ. Điển hình trong giai đoạn năm 2008, 2009, 2011, NHNN Việt Nam đã có những bước thay đổi về biên độ tỷ giá. Cụ thể trong năm 2008, NHNN đã ba lần nới rộng biên độ tỷ giá, từ +/- 0.75% lên +/- 3% và hai lần trực tiếp tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng. Năm 2009, NHNN lại một lần nữa nới lỏng biên độ tỷ giá từ +/- 3% lên +/- 5% vào ngày 24.3.2009.

Chỉ số mở cửa tài khoản vốn KAOPEN cũng có xu hướng tương tự. Tuy nhiên giai đoạn 1981 – 1990 nhà nước có chính sách đóng cửa tài chính giao thương với nước ngồi thu hẹp. Sau khi gia nhập WTO, chính sách mở cửa thị trường đã có nhiều thay đổi, chỉ số này tăng hơn phản ánh sự hội nhập nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam. Trong những năm 1990, đây là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng tốc sau chính sách đổi mới kinh tế vào năm 1986. Việt Nam thực hiện chủ trương thu hút dòng vốn FDI nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế trong nước. Với hệ thống tài chính yếu kém, Việt Nam gần như đóng cửa dịng vốn đầu tư gián tiếp. Sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, nguồn vốn FII vào Việt Nam có xu hướng tăng nhưng quy mơ cịn nhỏ và chiếm tỷ trọng thấp so với vốn FDI. Chỉ số mở cửa thị trường giai đoạn năm 2001 – 2008 đạt 0.16, thời điểm năm 2007 dòng vốn ngoại vào Việt Nam tăng đột biến. Trong đó, dịng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam đạt mức cao kỷ lục 20.3 tỉ USD, dòng vốn FPI vào Việt Nam là 5.6 tỉ USD. Mức độ lưu động dòng vốn được đo lường bởi chỉ số (FDI + FPI)/GDP, cho thấy dòng vốn ngoại đang đỗ vào Việt Nam năm 2007 là rất lớn. Qua đó cho thấy nhược điểm của việc mở cửa ồ ạt dịng vốn ngoại vào đã thể hiện giải thích rõ sự yếu kém trong hệ thống tài chính và đã khiến Việt Nam áp đặt các biện pháp kiểm sốt vốn chặt chẽ. Qua đó cho thấy mở cửa dịng vốn là một vấn đề rất quan trọng mà chúng ta cần cân nhắc kỹ.

Theo lý thuyết kinh điển về bộ ba bất khả thi của Robert Mundell và Marcus Fleming và sự kiểm định mối tương quan của ba chỉ số này tại Việt Nam, một khi hai chỉ số đã tăng thì chỉ số còn lại tất yếu sẽ giảm để thể hiện sự đánh đổi. Thực tế Việt Nam cũng chứng minh được điều đó qua chỉ số MI, chỉ số MI giảm qua 2 thời kỳ từ 0.66 xuống 0.57. Sự thay đổi này là kết quả của sự thay đổi lãi suất tương đối của Việt Nam so với lãi suất của Mỹ.

2.6.1 Tác động của lý thuyết bộ ba bất khả thi ở Việt Nam Cung tiền và tín dụng tăng Cung tiền và tín dụng tăng

Từ cuối năm 2005 đến nay, trong xu hướng dịng vốn ngoại đang có xu hướng tăng dần và nhằm duy trì một chế độ tỷ giá cố định, NHNN buộc phải can thiệp vào thị trường thơng qua việc mua vào ngoại tệ. Ví dụ như NHNN đã bỏ ra 112.000 tỷ đồng để mua vào 7 tỷ USD trong năm 2007. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng cung tiền và dự trữ ngoại hối.

Cuối năm 2009 nhờ những biện pháp khá hợp lý của NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và thận trọng trong giai đoạn 10/2008 – 7/2009, lãi suất bắt đầu giảm có nghĩa là tốc độ tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tăng trở lại do chính sách chống suy giảm kinh tế và nhiều cảnh báo là nền kinh tế có nguy cơ lạm phát cao.

Sự gia tăng của lạm phát

Trong bối cảnh thị trường mở còn yếu kém thì số tiền mà NHNN thu về thơng qua việc mua bán các chứng khốn gần như là khơng đáng kể so với khối lượng cung tiền đã tung ra. Điều này đã dẫn đến sự gia tăng của lạm phát Việt Nam.

Việc gia tăng tín dụng cho nền kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến lạm phát cho nền kinh tế. Các NHTM đã bỏ ngõ chất lượng tín dụng, tăng cường cho vay nhằm đưa tỷ lệ cho vay cầm cố chứng khoán xuống dưới 3% và đẩy tín dụng bất động sản tăng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 69 - 77)