Gia tăng lạm phát, cung tiền, GDP (%) ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77)

Gia tăng Lạm phát, cung tiền và GDP (%) năm Năm M2 % GDP % Lạm phát % 1992 33.71 8.70 17.6 1993 27.16 8.08 5.2 1994 51.25 8.83 14.4 1995 22.6 9.54 12.7 1996 22.7 9.34 4.5 1997 26.1 8.15 3.6 1998 25.6 5.76 3.6 1999 39.3 4.77 0.1 2000 39 6.79 -0.6 2001 23.7 6.89 0.8 2002 22 7.08 4.5 2003 27 7.34 3.5 2004 19.8 7.79 9.5 2005 23.34 8.44 8.3 2006 33.59 8.23 7.7 2007 35 8.46 12.63 2008 23.33 6.31 23 2009 29 5.32 6.9 2010 33.3 6.78 11.8

Nguồn: Dữ liệu IFS và Tổng cục thống kê Việt Nam

Căng thẳng vấn đề lãi suất

Hiện nay lãi suất trở thành vấn đề thời sự. Lãi suất thị trường liên ngân hàng liên tục nóng sốt và tăng cao chưa từng có trong lịch sử. Lãi suất liên ngân hàng có lúc lên đến 26%/năm và phổ biến ở mức 15% - 17%/năm. Lãi suất cho vay tiêu dùng là 24%/năm, cho vay sản xuất kinh doanh cũng lên đến 20,5%/năm. Sự khan hiếm tiền đồng khiến cho nhiều ngân hàng tham gia vào cuộc đua huy động lãi suất, buộc NHNN đưa ra lãi suất trần 14%.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do tác động của dòng vốn ngoại. Thứ nhất, sự gia tăng của dòng vốn ngoại ở những năm trước đã làm tăng nhu cầu

chuyển đổi ngoại tệ sang nội tệ để đầu tư vào TTCK và bất động sản. Thứ hai, việc TTCK trở thành kênh đầu tư có mức sinh lợi cao trong năm 2006, đã khiến cho các ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán. Khi chỉ thị của NHNN ban ra để kiềm chế hoạt động này, các ngân hàng lập tức lách luật bằng cách tăng dư nợ tín dụng để đạt được mục tiêu dư nợ cho vay cầm cố chứng khốn khơng vượt q 3% tổng dư nợ. Sự gia tăng của hoạt động tín dụng đã khiến cho các ngân hàng nhanh chóng rơi vào tình trạng khan hiếm tiền đồng. Và buộc phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hoặc tăng lãi suất huy động.

2.6.2 Sự lựa chọn hiệu quả các chỉ số bộ ba bất khả thi tại Việt Nam

Một quốc gia chỉ có thể lựa chọn 2 trong 3 chỉ số này. Hình 2.19 dưới đây sẽ cho thấy mức độ hiệu quả nếu Việt Nam lựa chọn ngẫu nhiên 2 trong 3 chỉ số trên.

Hình 2. 19: Hiệu quả chọn 2 trong 3 yếu tố trong bộ ba bất khả thi tại Việt Nam

Hình 2.19 cho thấy: Lựa chọn chính sách có ưu tiên hội nhập tài chính sẽ đem lại hiệu quả cao hơn khi vắng mặt chỉ số này, tức là lựa chọn ổn định tỷ giá cùng độc lập tiền tệ. Việc lựa chọn đồng thời hai chỉ số này khiến cho chính sách chung khơng đạt hiệu quả vì tổng trọng số của 2 chỉ số này rất thấp, thấp hơn mức 0.5. Ở vị thế ngược lại hoàn toàn là việc lựa chọn ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính, điều này phù hợp với những gì Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua và

theo như kết quả ở trên việc làm này có thể nói là khá hiệu quả. Tuy nhiên việc lựa chọn hội nhập tài chính và độc lập tiền tệ cũng đưa những hiệu quả nhất định và điều này càng nên được xem xét kỹ càng trong điều kiện mục tiêu kiềm chế lạm phát đang được nhà nước ta lựa chọn làm mục tiêu cơ bản hàng đầu như hiện nay.

Với những khó khăn đang diễn ra thì việc tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam vẫn cịn nhiều khó khăn. Việt Nam có nhiều điểm giống các nước khủng hoảng tài chính khi tự do hóa tài khoản vốn là có lạm phát cao, lãi suất danh nghĩa VND cao, dự trữ ngoại hối còn hạn hẹp, thâm hụt tài khoản vãng lai nhiều năm, hệ thống tài chính cịn yếu kém, với tỷ lệ nợ xấu cao, rủi ro hệ thống lớn, chế độ quản trị ngân hàng còn yếu kém và cơ chế tỷ giá hoàn toàn chưa linh hoạt… Với những đặc điểm này, có thể thấy rằng các điều kiện tiền đề cho tự do hóa tài khoản vốn ở Việt Nam một cách an toàn là chưa đầy đủ, nhất là những điều kiện tiền đề về nền kinh tế vĩ mô lành mạnh, cũng như hệ thống tài chính và cơ sở hạ tầng cơ sở giám sát vững chắc. Chính vì thế, mặc dù có những bước tiến hành tự do hóa tài khoản vốn nhưng Việt Nam vẫn phải có những biện pháp kiểm sốt vốn.

Tóm lại, tự do hóa tài khoản vốn cần được thực hiện theo lộ trình được thiết kế cụ thể cùng với sự hỗ trợ của các giải pháp chính sách vĩ mơ khác (nhất là chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá) nhằm hạn chế tối đa tác động bất lợi đối với nền kinh tế: tự do hóa tài khoản vốn đặt trong bối cảnh của tự do hóa tài chính. Tự do hóa tài khoản vốn phải đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mơ và giữ ổn định khu vực tài chính, loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Các vấn đề thực tiễn Việt Nam được trình bày trong chương này chính là minh chứng cụ thể cho cơ sở lý thuyết ở chương 1. Qua đó cho thấy dịng vốn FDI, FPI đổ vào Việt Nam không ngừng gia tăng qua các năm đặc biệt là dòng vốn FPI đã được cới mở hơn sau nhiều năm nước ta hồn tồn đóng cửa với dịng vốn này. Ngồi ra chương này cịn chỉ ra mối tương quan giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi bao gồm chỉ số MI, ERS, OPEN.

Kết quả phân tích thực nghiệm, tác giả tìm thấy tỷ giá được thực hiện theo cơ chế từ cố định chuyển dần sang nới lỏng có quản lý, chỉ số độc lập tiền tệ của Việt Nam chuyển dần từ phụ thuộc sang độc lập cao và mở cửa thị trường tăng dần qua các năm nhưng vẫn ở mức độ tương đối. Đó là sự lựa chọn tương đối phù hợp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của “Bộ ba bất khả thi”.

Tiếp theo là chương 3, nói về những gói gợi ý tự do hóa tài khoản vốn có kiểm sốt. Đây chính là những giải pháp nhằm giúp Việt Nam tiếp cận, thu hút dịng vốn nước ngồi góp phần phát triển kinh tế và có thể giảm bớt những rủi ro của chúng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý CHO VẤN ĐỀ TỰ DO HÓA TÀI KHOẢN VỐN CỦA VIỆT NAM

3.1 Dự báo tình hình kinh tế gắn liền với Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 2015

Tháng 4/2011, Economist công bố báo cáo về Việt Nam trong đó đưa ra một số nhận định và dự báo một số chỉ số kinh tế tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2015 như sau:

3.1.1 Tăng trưởng GDP giai đoạn 2011 - 2015

Tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015 dự kiến ở mức trung bình khoảng 7,2%/năm bởi tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu tăng trưởng mạnh.

Thứ nhất, tiêu dùng cá nhân sẽ tăng trưởng tốt là do thị trường lao động cải thiện và mức lương thực tăng. Khi mà điều kiện kinh tế trên toàn cầu tăng, nhu cầu đối với hàng hóa của Việt Nam tăng, lĩnh vực sản xuất sẽ có thêm điều kiện phát triển thúc đẩy nhu cầu lao động tăng lên sẽ giúp mức lương tăng cao hơn. Ngoài ra, đối tượng kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh tạo điều kiện cho ngành dịch vụ tài chính phát triển, tín dụng tiêu dùng trở nên thuận lợi hơn, tiêu dùng cá nhân có thêm yếu tố hỗ trợ.

Thứ hai, nước ta vẫn là cơ hội đầu tư cho các quốc gia trên thế giới. Với số lượng dự án đầu tư cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài đỗ vào Việt Nam ngày càng gia tăng qua các năm. Điều đó cho thấy Việt nam vẫn là nơi các nhà đầu tư trên thế giới quan tâm.

Thứ ba, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2015 vẫn ở mức cao nhu cầu của thị trường Mỹ và châu Âu đối với hàng hóa Việt vẫn cịn rất lớn. Tuy nhiên cùng lúc đó, nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam sẽ vẫn ở mức cao.

3.1.2 Lạm phát

Theo dự báo của Economist, giai đoạn 2012 – 2015, chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam sẽ tăng ở mức trung bình 7.8%/năm. Từ đầu năm 2011 đến nay, chỉ số giá tiêu dùng tăng bởi giá cả tại thị trường nội địa dễ chịu tác động tiêu cực từ biến động của giá hàng hóa quốc tế.

Year 2010a 2011b 2012b 2013b 2014b 2015b

Real GDP growth 6.8 7 7.1 7.3 7.3 7.4

Industrial production growth 14 14 15.5 15.5 15 15 Gross agricultural production

growth 2.8 3.5 3.4 3.2 3.1 3.3

Consumer price inflation (av) 9 14.3 9.7 7.9 7.5 6.1 Consumer price inflation (end -

period) 11.8 12.6 8.2 7.8 7.5 6.2

Lending rate 13.1c 13.8 12.5 12 11.5 11.5

Government balance (% of GDP) 5.9c -5.5 -5.3 -5.7 -5.7 -5.4 Exports of good fod (US $ bn) 71.7c 86.1 94.3 104.9 119.4 136.9 Imports of good fod (US $ bn) 79.2c 95 103.5 115.9 131.5 150.2 Current - account balance (US $ bn) -5.6c -6.6 -5.7 -6.6 -6.1 -6.6 Current - account balance (% of

GDP) -5.4c -6.3 -5.2 -5.4 -4.4 -4.2

External debt (end - period; US $

bn) 30.8c 33.7 36.5 40.2 44.5 49.4

Exchange rate D: US $ (av) 19,127 21,234 22,487 22,920 23,376 23,873 Exchange rate D: US $ (end -

period) 19,498 21,861 22,700 23,148 23,625 24,122 Exchange rate D: ¥ 100 (av) 21,677 24,199 25,922 26,651 27,182 27,970 Exchange rate D: € (end - period) 23,982 25,249 25,991 26,389 27,019 27,754

a

Actual. b Economist Intelligence Unit forecasts. c Economist Intelligence Unit estimates

Nguồn: Một số dự báo của Economist trong báo cáo mới nhất (Vietnam Country Report)

Tình hình kinh tế sẽ khả quan hơn với dự báo giá hàng hóa tồn cầu sẽ giảm trong năm 2012 và ở mức khá ổn định từ năm 2013 đến 2015. Áp lực bình ổn giá cả sẽ giảm nhưng nhu cầu mạnh sẽ vẫn đẩy mặt bằng giá chung lên cao hơn.

3.1.3 Tăng trưởng tín dụng

Mức tăng trưởng tín dụng mục tiêu năm 2011 chỉ được hạ thấp một chút, từ 23% xuống dưới 20%. Economist dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ vẫn ở mức trung bình 21% từ năm 2011 đến năm 2015.

3.1.4 Giảm giá của đồng nội tệ

Theo Economist dự báo tiền đồng sẽ hạ 4,3% trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015. Year 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Economic growth (%) US GDP 2.9 2.7 2.2 2.4 2.3 2.3 OECD GDP 2.9 2.3 2.1 2.3 2.3 2 World GDP 3.8 3.1 3 3.1 3 3 World trade 12.7 6.6 6.4 6.6 6.6 5.8

Nguồn: Economist dự báo về kinh tế thế giới và nhóm OECD

3.2 Tiến trình tự do hóa tài khoản vốn

Lộ trình hội nhập tài chính - tiền tệ khu vực ASEAN (RIA – Fin) được thông qua năm 2003 nhằm phát triển thị trường tài chính - tiền tệ theo chiều sâu và thúc đẩy hợp tác qua biên giới giữa các thị trường. Kế hoạch đặt ra cho lộ trình tự do hóa tài khoản vốn này sẽ đạt được vào năm 2015. Theo lộ trình đã được đề ra trong AEC, trong thời gian tới, các nước sẽ thực hiện việc đánh giá và và loại bỏ dần các rào cản đối với các luồng luân chuyển vốn trong khu vực theo lịch trình sau: (i): Rà soát, đánh giá về các rào cản đối với các luồng vốn gián tiếp (2009- 2010); (ii) Dỡ bỏ dần các rào cản đã được xác định đối với các luồng luân chuyển vốn: Luồng vốn FDI, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2010; Luồng vốn đầu tư gián tiếp, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2011; Luồng vốn khác, bắt đầu dỡ bỏ từ năm 2012.

Việt Nam cũng luôn phải đối mặt với bộ ba bất khả thi: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu kinh tế: ổn định tỷ giá, tự do hóa dịng vốn và chính sách tiền tệ độc lập.

Tự do hóa tài khoản vốn là xu thế hội nhập quốc tế mà các nước đang phát triển muốn tiến đến. Định hướng cho tiến trình tự do hóa tài khoản vốn trong thời gian tới:

Thực hiện mở cửa có giới hạn các giao dịch vốn, thẩm định kỹ lưỡng các dự án sử dụng vốn nước ngoài, giám sát chặt chẽ sự chu chuyển của các dòng vốn ngắn hạn và các giao dịch vốn trên thị trường chứng khốn, đồng thời duy trì một số hạn chế đối với việc chuyển vốn ra nước ngoài. Các khoản vay nước ngoài ngắn hạn được quản lý theo hạn mức số dư, chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý và phải được thực hiện chế độ thông tin báo cáo.

Tự do hóa giao dịch vốn dài hạn trước khi tự do hóa giao dịch vốn ngắn hạn, trong đó FDI là bước khởi đầu của tự do hóa giao dịch vốn do nguồn vốn FDI là vốn dài hạn và ít nhất bị tác động trước những biến động về tài chính hơn tín dụng ngân hàng và những nguồn vốn khác, nếu có hiện tượng đào thốt vốn ra nước ngồi thì nguồn vốn FDI cũng khơng gây ra khủng hoảng tài chính như đầu tư tài chính hoặc vay nợ.

Thực hiện chính sách ưu đãi đối với FDI thông qua việc nới lỏng các qui định về chuyển vốn, mua ngoại tệ chuyển về nước, cơ cấu vốn góp.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngồi.

Lành mạnh hóa hệ thống tài chính – ngân hàng trước khi tự do hóa giao dịch vốn nhằm tránh nguy cơ mất khả năng thanh tốn.

Tự do hóa giao dịch vốn phải gắn liền với việc tăng cường kỷ luật tài chính, trong đó hệ thống ngân hàng là trung tâm, tránh tình trạng bảo lãnh ngầm của chính phủ đối với các nguồn vốn vào.

Tạo lập hạ tầng cơ sở vững chắc cho các hoạt động đầu tư quốc tế, nhất là đầu tư gián tiếp vào cổ phiếu, trái phiếu và những công cụ nợ khác.

Nâng cao năng lực và hiệu quả giám sát tài chính, đảm bảo lành mạnh hóa tài chính và an ninh tài chính quốc gia. Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời ngăn chặn những nguy cơ làm mất an ninh trong hệ thống tài chính, áp dụng chế độ báo cáo tài chính bắt buộc, thực hiện cơng khai tài chính. Thực hiện kiểm tốn đối với các đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách nhà nước. Hoàn thiện và nâng cao năng lực chất lượng hoạt động của cơng tác kiểm tra, thanh tra tài chính. Hiện đại hóa quản lý tài chính, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng lực và hiệu quả tài chính.

Hình 3. 1: Lộ trình tự do hóa tài khoản vốn của Việt Nam

Giảm thâm hụt ngân sách Nhà Nước Giải quyết nợ xấu để

hạn chế rủi ro cho các Ngân hàng Hồn thiện thể chế cơng khai

minh bạch

Tổ chức lại và củng cố các TCTD Tự do hóa lãi suất Linh hoạt tỷ giá Mở cửa hơn nữa lĩnh vực

dịch vụ tài chính Tự do hóa tài khoản vốn

3.3 Một số gợi ý cho việc thực hiện tự do hóa tài khoản vốn với việc ổn định kinh tế vĩ mô kinh tế vĩ mơ

Bài học hữu ích từ các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ gần đây cho thấy rằng dịng vốn nước ngồi cần phải được kiểm sốt đúng và điều chỉnh nếu cần thiết trong q trình tự do hóa tài khoản vốn. Đây như một con dao hai lưỡi, vì nếu có q nhiều can thiệp và kiểm sốt có thể lại tạo thành rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngồi, và có thể dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội thu hút vốn nước ngồi. Cịn nếu q lỏng lẻo thì có thể dẫn đến những bất ổn to lớn trong nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề quan trọng hiện nay là chúng ta cần phải nghiên cứu về các lựa chọn chính sách cụ thể để có thể bình ổn dịng vốn nước ngồi và kiểm sốt những rủi ro dẫn đến khủng hoảng tài khoản vốn mà không phải hy sinh các tiềm năng phát triển của mình. Sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 77)