Tỷ giá thực và Cán cân thương mại Việt Nam từ QI/1999 – QI/2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 44)

(Nguồn: Saga.vn)

Theo lý thuyết kinh tế học, nếu REER lớn hơn 100 thì VND được coi là giảm giá so với các đồng tiền còn lại và ngược lại khi REER nhỏ hơn 100 thì VND được coi là tăng giá so với các đồng tiền còn lại.

Từ hình 2.5 có thế nhận thấy rằng, trong giai đoạn quý I/1999 đến quý IV/2003. REER có giá trị lớn hơn 100 và có xu hướng tăng, đến quý I/2004 REER vẫn có giá trị lớn hơn 100 nhưng có xu hướng giảm dần và đến quý I/2008 REER có giá trị nhỏ hơn 100 và tiếp tục có xu hướng giảm cho những quý tiếp sau. Điều gì sẽ xảy ra vơi REER trong giai đoạn này? Có thể, một trong những nguyên nhân đó là, lạm phát của Việt Nam trong giai đoạn này tăng cao hơn các đối tác thương mại chủ yếu, làm cho mức tăng tỷ giá danh nghĩa không đủ để bù đắp cho mức tăng lạm phát, nên làm giảm REER.

2.1.4 Dự trữ ngoại hối

Theo Cheung và Ito (2007) nhận thấy rằng chỉ có mở cửa thị trường tài chính mới là yếu tố quan trọng nhất. Tầm quan trọng của hội nhập tài chính có mối liên hệ giữa thay đổi cấu trúc bộ ba bất khả thi và mức dự trữ ngoại hối. Mở cửa tài chính có khả năng thu hút ngoại tệ thơng qua thị trường nợ và chính sách tỷ giá là những dự báo đáng kể của mức dự trữ.

Dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để can thiệp, thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Dự trữ ngoại hối là kết quả, là biểu hiện của sức mạnh của tiềm lực kinh tế quốc gia. Dự trữ ngoại hối được xem như một tắm chắn an toàn giúp cho nền kinh tế an tâm đạt được những mục tiêu kinh tế vĩ mô và chống lại những tác động từ cú sốc bên ngồi, khơng lường trước được.

Dự trữ ngoại hối quốc gia của Việt Nam trong những năm trở lại đây đã có một sự tăng vọt đáng kể. Tuy nhiên, sự gia tăng này chỉ được duy trì trong vài năm và lại sụt giảm vào thời điểm khủng hoảng hơn một năm sau khủng hoảng tài chính tồn cầu. Thêm vào đó, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ được xem ở mức chấp nhận được. Chế độ quản lý dự trữ ngoại hối còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhưng vẫn chưa được quan tâm khắc phục.

Đứng trước sự mở cửa tài chính, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và tiềm năng phát triển kinh tế ngày một mạnh hơn, đặc biệt sau giai đoạn khủng hoảng tài chính tồn cầu vừa qua địi hỏi Việt Nam phải có một mức dự trữ ngoại hối an toàn và tối ưu.

Từ năm 1997, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã phá vỡ con số 1 tỷ USD, đạt mức 1,985 tỷ USD, tăng 50% so với thời điểm năm 1995, chỉ đạt 1,323 tỷ USD. Và đến cuối năm 2008, mức dự trữ ngoại hối đã tăng khá nhanh, đạt mức dự trữ ngoại hối cao nhất từ trước đến nay là 23,890 tỷ USD. Tuy nhiên, vào năm 2009, xu hướng dự trữ ngoại hối xuất hiện tình trạng đi xuống. NHNN đã sử dụng nguồn dự

trữ này để hỗ trợ thị trường nhưng không nhiều và vẫn đủ sức can thiệp khi cần thiết, xét cho đến thời điểm giữa năm 2008.

Nhìn từ số lệu dự trữ ngoại hối của từng năm, cho thấy dự trữ ngoại hối đã bắt đầu tăng đều đặn từ năm 1995 cho đến những năm gần đây với tốc độ trung bình là 27%/năm. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng đạt nhanh nhất vào thời điểm cuối năm 2006 sang năm 2007, tăng 10.095 tỷ USD tương ứng 75%/năm, từ 13,384 tỷ USD năm 2006 đến 23,479 tỷ USD cuối năm 2007. Theo NHNN, đây là mức tăng mạnh so với thời điểm năm 2000. Với con số này, tuy rằng rất nhỏ so với các nước có nguồn dự trữ ngoại hối hàng đầu thế giới ( từ 700 đến 1000 tỷ USD), nhưng được đánh giá là đủ để NHNN chủ động trước yêu cầu cân đối cung cầu trên thị trường và tránh những biến động bất thường của tỷ giá.

Hình 2. 6: Dự trữ ngoại hối Việt Nam trừ vàng (triệu USD)

(Nguồn: ADB)

Năm 2007, cung ngoại tệ tăng mạnh chủ yếu do luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng. NHNN đã điều hành tỷ giá đảm bảo theo nguyên tắc không để tăng giá hoặc mất giá quá mức VND, thực hiện can thiệp mua ngoại tệ ở mức độ thích hợp nhằm ổn định tỷ giá, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng liên tục và được quản lý an toàn hiệu quả, đáp ứng được các nhu cầu về ngoại tệ thiết yếu của nền kinh tế, góp phần

hỗ trợ cho việc thực thi chính sách tỷ giá và điều hành chính sách tiền tệ. Tính đến cuối tháng 8/2009, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm 21.3% so với cuối năm 2008, từ 23.88 tỷ USD xuống còn 18.42 tỷ USD. Thực tế, Việt Nam bị bội chi ngân sách, tức là chi nhiều hơn thu, bằng với 8 tỷ USD, bị nhập siêu, tức là nhập nhiều hơn xuất khẩu, khoảng 12 tỷ USD trong khi đầu tư nước ngoài và tiền bạc của người Việt ở ngoài gửi về đều sút giảm mạnh. Trong khi ấy, ngoài trái tức là tiền vay ngoại quốc của Việt Nam cũng lại tăng và đã lên tới 40% tổng sản lượng GDP, chưa nguy ngập mà cũng là đáng ngại. Vì vậy, dự trữ ngoại tệ bị hao hụt mất 30% và nay chỉ còn chừng 16 tỷ Mỹ kim, chưa đủ cho ba tháng nhập khẩu. Nếu kể về khả năng dự trữ ngoại tệ so với các nước khác thì Việt Nam khó tránh được khủng hoảng về ngoại hối, là điều mà giới đầu tư nước ngoài đã báo động.

2.2 Thực trạng dòng vốn FDI ở Việt Nam trong thời gian qua

Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nguồn vốn FDI đóng một vai trị quan trọng trong q trình phát triển kinh tế bởi vì ngồi việc cung cấp nguồn vốn cho quá trình đầu tư sản xuất của xã hội, đi kèm với FDI cịn có chuyển giao cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý…Chính vì thế từ sau cải cách kinh tế năm 1986, Việt Nam đã nổ lực trong việc thu hút dịng vốn FDI nhằm góp phần phát triển đất nước. Tuy nhiên dòng chảy của nguồn vốn này vào Việt Nam không ổn định, lúc tăng, lúc giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 40 - 44)