Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn năm 2000 – 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)

Dòng vốn FDI vào Việt Nam 2000 - 2005

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn đăng ký Vốn thực hiện (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhìn vào hình 2.9 chúng ta có thể thấy rằng từ năm 2000 – 2003 vốn giải ngân có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm, trong khi vốn đăng ký mới biến động có hơi thất thường. Đến năm 2004, tổng vốn đăng ký trên 42% so với năm 2003, tổng vốn thực hiện tuy nhiên chỉ tăng 7,6%. Tốc độ tăng nhanh vốn FDI năm 2004 và 2005 một phần là do kết quả của việc cải thiện môi trường đầu tư bằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, Chính phủ tiến hành mở cửa hơn một số ngành do Nhà Nước độc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho đầu tư nước ngoài và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sang cơng ty cổ phần. Năm 2004, Việt Nam đã chú trọng hơn tới công tác xúc tiến đầu tư ở trong và ngồi nước.

Từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á các nước trong khu vực đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI. Cũng từ mốc này, chính sách về FDI của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, mặc dù thay đổi nhưng các quy định luật pháp của Việt Nam vẫn thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, hiệu lực thực thi pháp luật thấp. Những yếu tố này làm tăng chi phí đầu tư và kinh doanh và làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với trước và so với một số nước trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc.

2.2.4 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Ngày 12/12/2005 Chính Phủ ban hành đồng thời Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Hai luật này ra đời đã tạo ra nhiều cơ chế thoáng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư Việt Nam đã khẳng định Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền của nhà đầu tư nước ngồi và có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vốn, tài sản và các khoản thu nhập hợp pháp khác vào Việt Nam cơ sở tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật, bình đẳng và đơi bên cùng có lợi. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn lớn về hình thức, địa bàn, lĩnh vực, qui mơ và thời hạn đầu tư (có thể lên tới 70 năm).

Theo Luật Đầu tư năm 2005, hình thức đầu tư được mở rộng thêm và đa dạng hơn, một trong những hình thức đó là hình thức sáp nhập và mua lại (M & A). Ngoài ra, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nhà đầu tư nước ngoài đã được đưa vào Luật Đầu tư năm 2005. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh tốn hoặc bồi thường theo giá trị thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng (Điều 6 Luật Đầu tư 2005)..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 46 - 48)