Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ 1997 đến 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Có thể chia q trình thu hút FDI của nước ta ra thành các giai đoạn sau đây:

2.2.1 Giai đoạn từ đầu thập niên 90 đến năm 1996

Sau chính sách đổi mới kinh tế 1986, ngày 29/12/1987 Quốc hội khóa VIII thơng qua luật đầu tư nước ngoài giúp tạo cơ sở pháp lý cho việc thu hút đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên dịng FDI vào Việt Nam vẫn còn nhỏ. Đến năm 1991, tổng vốn FDI đăng ký ở Việt Nam mới chỉ là 1291.5 triệu USD. Từ năm 1992 vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới và đạt mức đỉnh điểm gần 10.2 tỷ USD vào năm 1996 (xem hình 2.8). Tuy nhiên, đặc điểm của giai đoạn này là vốn thực tế giải ngân tăng về tuyệt đối và tương đối, nhưng tỷ lệ vốn giải ngân thấp, một phần do đây là giai đoạn đầu, một phần do tốc độ tăng vốn đăng ký cao hơn.

Sự tăng mạnh mẽ của FDI này là do nhiều nguyên nhân:

- Các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi với một thị trường phần lớn còn chưa được khai thác, lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẽ.

- Đặc biệt, vào tháng 7 năm 1995, nước ta đã có 3 sự kiện quan trọng cùng diễn ra: Đó là: Việt Nam gia nhập ASEAN, ký hiệp định chung về hợp tác kinh tế với EU và bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Việc thúc đẩy mở rộng quan hệ ngoại giao đó của Việt Nam đem đến kết quả FDI tăng vượt bậc năm 1996.

- Bên cạnh những yếu tố bên trong cịn có các yếu tố bên ngồi đóng góp vào việc gia tăng của FDI. Thứ nhất, làn sóng vốn chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và đầu những năm 90. Trong các thị trường này, Đông Nam Á là một điểm chính nhận FDI. Thứ hai, dịng vốn nước ngồi vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi mà họ cho rằng đang có cơ hội kinh doanh mới và lợi nhuận cao. Thứ ba, là các nước mạnh trong vùng (cụ thể là Malaysia, Singapore, Thai Lan..) đã bắt đầu xuất khẩu vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kỳ q độ ở Đơng Nam Á, Việt Nam có được lợi thế từ các yếu tố này.

2.2.2 Giai đoạn từ năm 1997 - 1999

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn vốn FDI đăng ký, cụ thể là FDI đăng ký năm 1997 chỉ bằng 55% so với năm 1996 và con số này cho năm 1998, 1999 lần lượt là 50% và 25%. Một lý do có thể được kể đến là do khủng hoảng tài chính Châu Á. Năm trước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam đều từ khu vực Châu Á và phải đối mặt với những khó khăn thực sự tại quốc gia của mình. Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư này đã buộc phải hủy hoặc hỗn các kế hoạch mở rộng ra nước ngồi. Cuộc khủng hoảng cũng buộc các nhà đầu tư phải sữa đổi chính sách thấp đi chỉ tiêu mở rộng sang Châu Á. Cuộc khủng hoảng cũng dẫn đến việc đồng tiền của các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam, do vậy cũng trở nên kém hấp dẫn đối với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Hơn nữa, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhận ra rằng các dự kiến về nhu cầu thị trường đã bị thổi phòng lên. Các bức rào cản cho việc kinh doanh cũng trở nên rõ ràng hơn.

Hình 2. 8: Dòng vốn FDI vào Việt Nam từ 1990 – 1999 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Vốn đăng ký Vốn thực hiện (Nguồn: Tổng cục thống kê)

2.2.3 Giai đoạn từ năm 2000 - 2005

Sau giai đoạn suy giảm liên tục từ năm 1997 – 1999, giá trị FDI đăng ký đã tăng trở lại vào năm 2000 với mức 2838,9 triệu USD tuy nhiên con số này vẫn chỉ gần bằng một phần ba so với năm 1996.

Hình 2. 9: Dịng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn năm 2000 – 2005

Dòng vốn FDI vào Việt Nam 2000 - 2005

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Vốn đăng ký Vốn thực hiện (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhìn vào hình 2.9 chúng ta có thể thấy rằng từ năm 2000 – 2003 vốn giải ngân có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm, trong khi vốn đăng ký mới biến động có hơi thất thường. Đến năm 2004, tổng vốn đăng ký trên 42% so với năm 2003, tổng vốn thực hiện tuy nhiên chỉ tăng 7,6%. Tốc độ tăng nhanh vốn FDI năm 2004 và 2005 một phần là do kết quả của việc cải thiện môi trường đầu tư bằng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngồi. Ngồi ra, Chính phủ tiến hành mở cửa hơn một số ngành do Nhà Nước độc quyền nắm giữ trước đây như điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông cho đầu tư nước ngoài và cho phép chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sang cơng ty cổ phần. Năm 2004, Việt Nam đã chú trọng hơn tới công tác xúc tiến đầu tư ở trong và ngồi nước.

Từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á các nước trong khu vực đã cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI. Cũng từ mốc này, chính sách về FDI của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, mặc dù thay đổi nhưng các quy định luật pháp của Việt Nam vẫn thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, hiệu lực thực thi pháp luật thấp. Những yếu tố này làm tăng chi phí đầu tư và kinh doanh và làm cho môi trường đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với trước và so với một số nước trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc.

2.2.4 Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Ngày 12/12/2005 Chính Phủ ban hành đồng thời Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp. Hai luật này ra đời đã tạo ra nhiều cơ chế thoáng hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư Việt Nam đã khẳng định Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền của nhà đầu tư nước ngồi và có cơ chế khuyến khích nhà đầu tư nước ngồi đầu tư vốn, tài sản và các khoản thu nhập hợp pháp khác vào Việt Nam cơ sở tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật, bình đẳng và đơi bên cùng có lợi. Nhà đầu tư có quyền lựa chọn lớn về hình thức, địa bàn, lĩnh vực, qui mơ và thời hạn đầu tư (có thể lên tới 70 năm).

Theo Luật Đầu tư năm 2005, hình thức đầu tư được mở rộng thêm và đa dạng hơn, một trong những hình thức đó là hình thức sáp nhập và mua lại (M & A). Ngoài ra, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho nhà đầu tư nước ngồi đã được đưa vào Luật Đầu tư năm 2005. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh, lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh tốn hoặc bồi thường theo giá trị thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng (Điều 6 Luật Đầu tư 2005)..

Hình 2. 10: Dịng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011.

(Nguồn: General Statistics Office (GSO) of Vietnam)

Kết quả là năm 2006 nguồn vốn FDI đăng ký tăng lên rất cao đạt 12.004 triệu USD. Cuối năm 2006, sau một loạt các sự kiện nổi bật như: Việt Nam tổ chức thành cơng hội nghị APEC 14, Mỹ trao PNTR, chính thức gia nhập WTO vào ngày 11/01/2007, các nhà đầu tư nước ngoài đã hướng đến Việt Nam nhiều hơn, thể hiện cụ thể qua con số FDI tăng đột biến năm 2007 là 21.3 tỷ USD.

Đến năm 2008, tổng vốn FDI vào Việt Nam đã đạt 71.7 tỷ USD vượt xa con số 21.3 tỷ USD của cả năm 2007. Nguồn vốn FDI năm nay cịn có sự chuyển biến tích cực về chất. Cụ thể, qui mơ vốn đầu tư trung bình cho một dự án đã tăng mạnh và đạt mức cao nhất từ trước đến nay với khoảng 68 triệu USD/dự án. Đặc

biệt, dòng vốn này đã chảy vào những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như công nghiệp lọc dầu, luyện kim, bất động sản, khu công nghệ cao…

Năm 2009, dịng vốn FDI tồn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể do phải đối mặt với cơn khủng hoảng tài chính. FDI đầu tư ra nước ngồi tại 47 quốc gia (chiếm 60% tổng dịng vốn FDI ra tồn cầu) đã giảm 57% trong năm 2009. Trong bối cảnh đó, mặc dù năm 2009, nền kinh tế trải qua nhiều sóng gió, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy lượng vốn đầu tư nước ngồi sụt giảm trong bối cảnh khó khăn của năm 2009, nhưng vẫn đạt kết quả khá cao so với các năm trước đó, tính đến 15/12/2009, Việt Nam thu hút được tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,482 triệu USD với 1054 dự án cấp mới và tăng vốn, chỉ bằng 53,9% về số dự án mới và 30% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2008. Đây là năm đầu tiên FDI sụt giảm sau 5 năm tăng liên tục ở mức cao.

Mặc dù lượng vốn FDI đăng ký mới sụt giảm mạnh nhưng lượng vốn tăng thêm các dự án FDI giảm khơng đáng kể, vẫn có trên 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm là 5.140 triệu USD, bằng 98.3% năm 2008 – năm Việt Nam xác lập kỷ lục về thu hút FDI.

Bên cạnh đó, năm 2009 cũng là năm Việt Nam đạt được kết quả giải ngân tương đối tốt, 10 tỷ USD là con số vốn FDI đã được giải ngân trong năm 2009, tuy chỉ bằng 87% so với cùng kỳ 2008 (11.5 tỷ USD) nhưng cũng đạt được mục tiêu đặt ra.

Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT), tổng vốn FDI đăng ký cả cấp mới và tăng vốn năm 2010 đạt gần 18.6 tỷ USD, bằng 82.2% năm 2009 nhưng giải ngân FDI năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2009. Như vậy, khoảng cách giữa hai chỉ tiêu vốn này đang rút ngắn lại nhiều so với hai năm trước đó.

Trong các lĩnh vực thì kinh doanh bất động sản đã vươn lên đứng vị trí thứ nhất trong các ngành thu hút vốn đăng ký lớn trong năm 2010. Chỉ với 27 dự án đăng ký mới và 6 dự án tăng vốn, bất động sản đã ghi nhận mức cam kết FDI đạt trên 6.8 tỷ USD.

Bảng 2. 1: Năm lĩnh vực thu hút FDI nhiều nhất năm 2010

T T Ngành Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm

(triệu USD) 1 KD bất động sản 27 6.710,6 132,1 6.842,7 2 CN chế biến, chế tạo 385 4.032,2 1.048,9 5.081,2 3 Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hịa

6 2.942,9 9,8 2.952,6

4 Xây dựng 141 1.707,8 26,8 1.734,6

5 Vận tải kho 16 824,1 55 879,1

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Qua những phân tích trên, ta có thể nhận thấy, từ khi bắt đầu mở cửa Việt Nam ln tích cực mở rộng cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Song song với q trình đó ta cũng ln đẩy mạnh kêu gọi thu hút FDI, thể hiện qua việc Chính Phủ ban hành các văn bản pháp luật ngày càng thơng thống. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được thì thu hút FDI ở nước ta vẫn còn một số hạn chế:

Bảng 2. 2: Tỷ lệ vốn FDI giải ngân so với mức vốn đăng ký

Năm Tổng vốn đăng ký (triệu USD) Tổng vốn thực hiện (triệu USD) Tỷ lệ giải ngân (%)

2006 12.004 4.100 34 2007 21.347 8.030 38 2008 71.726 11.500 16 2009 23.107 10.000 43 2010 18.600 11.000 59 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy tổng số vốn đăng ký tăng mạnh qua các năm. Nếu như năm 2006 số vốn đăng ký là 12 tỷ USD, thì đến năm 2008 đã tăng lên 71,7 tỷ USD (gấp 6 lần) đến năm 2009 và 2010 tuy tác động của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho dịng vốn FDI vào Việt Nam sụt giảm mạnh nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Tuy nhiên mức độ giải ngân nguồn vốn này còn rất thấp so với vốn đăng ký. Cụ thể tỷ lệ giải ngân năm 2006 đạt 34%, đến năm 2008 chỉ cịn 16%, tỷ lệ này tuy có gia tăng vào năm 2010 lên 59% nhưng nguyên nhân một phần cũng là do sự sụt giảm trong lượng vốn FDI đăng ký.

Bên cạnh đó, mặc dù nhận ra được ưu đãi lớn song các doanh nghiệp FDI thường tìm cách “lờ” đi các điều khoản cam kết với địa phương về kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu của CIEM chỉ rõ, đóng góp của chủ doanh nghiệp FDI cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và công đồn khơng hề vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong nước, thậm chí có năm cịn thấp hơn. Chỉ có 10% số doanh nghiệp này dành sự đầu tư thích đáng cho phát triển bền vững nguồn nhân lực. Đáng lo ngại nhất là vấn đề mơi trường, có tới 80% doanh nghiệp FDI khơng đầu tư trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, 60 – 81% doanh nghiệp không chịu chi cho hoạt động bảo vệ môi trường hằng năm.

Ngồi ra cơ cấu FDI cũng khơng hợp lý, đầu tư vào công nghiệp chế tạo và chế biến giảm liên tục trong khi đầu tư ngày càng thiên vào lĩnh vực bất động sản và đi vào những dự án lớn (năm 2010 vốn FDI vào khu vực bất động sản là 6.8 tỷ USD chiếm hơn 30% tổng vốn FDI đăng ký). Thị trường bất động sản nhạy cảm với những biến động mang tính chu kỳ, và do cần thời gian chuẩn bị lâu dài nên các nhà đầu tư này thường có khuynh hướng đi theo các chu kỳ tăng rồi giảm mạnh. Ngoài bản chất đầu cơ và bất ổn của những dự án đầu tư này, ngay cả khi được triển khai, thì chúng cũng khơng thể tạo ra được nhiều việc làm hiện đang rất cần để hấp thụ những người mới gia nhập thị trường lao động. Hơn nữa, bất động sản không trực tiếp tạo ra hàng xuất khẩu mặc dù các khu nghĩ mát, khách sạn sẽ mang lại ngoại

hối khi thu hút được khách du lịch nước ngoài đến chi tiêu nhiều hơn số tiền nhập khẩu hàng hóa để phục vụ.

2.3 Thực trạng dòng vốn FPI ở Việt Nam trong thời gian qua

2.3.1 Giai đoạn từ những năm 1990 đến trước khi gia nhập WTO (7/11/2006)

2.3.1.1 Giai đoạn từ 1990 – 1999:

Giai đoạn 1990 là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam bắt đầu tăng tốc sau chính sách đổi mới kinh tế vào năm 1986. Cũng giống như Trung Quốc trước đây, Việt Nam thực hiện chủ trương thu hút dòng vốn FDI nhằm phục vụ như cầu phát triển kinh tế trong nước. Với hệ thống tài chính yếu kém, Việt Nam gần như đóng cửa với dịng vốn đầu tư gián tiếp.

Làn sóng FPI vào Việt Nam xuất hiện từ những năm đầu thập kỉ 90. Nguyên nhân của sự chậm trễ này là do luật pháp Việt Nam về thu hút ĐTNN còn rất hạn chế và kinh tế tư nhân chưa phát triển nhiều. Hoạt động đầu tư gián tiếp của các nhà ĐTNN chủ yếu thông qua các quỹ đầu tư. Trong giai đoạn này, các quỹ ĐTNN chủ yếu đầu tư mua cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Tuy nhiên trong những năm đầu, việc đầu tư vào các DNNN cổ phần hóa khá thấp do tốc độ cũng như số lượng doanh nghiệp tiến hành cổ phần là chưa cao, qui mô vốn của các doanh nghiệp này nhỏ, các qui định về đầu tư của nước ngoài chưa rõ ràng,… Theo thống kê, trong giai đoạn 1991 – 1997, số lượng các quỹ ĐTNN hoạt động tại Việt Nam là 7 quỹ với tổng qui mô gần 500 triệu USD. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á (1997 – 1998), có tới 4 quỹ rút khỏi Việt Nam, 2 quỹ thu hẹp trên 90% qui mơ quỹ và chỉ cịn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)