Tỷ trọng vốn FPI/FDI từ năm 1999 – 2005

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56)

Tỷ trọng FPI/FDI từ 1999 - 2005 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 1999 2002 2003 2004 2005 FPI/FDI (Nguồn: Bộ tài chính)

Tuy nhiên, nếu so sánh với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin, Malaysia, Trung Quốc,… qui mơ dịng vốn FPI vào Việt Nam cịn quá thấp.

2.3.2 Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Sau khi gia nhập WTO, thế giới tiếp tục có cách nhìn vào Việt Nam ngày càng tích cực hơn. Bạn bè quốc tế tin cậy vào Việt Nam như một điểm đến an toàn, tiếp tục đổi mới, ổn định về chính trị xã hội, kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất so với những năm trước, đời sống nhân dân càng được nâng cao. Sự ủng hộ hầu như đồng thuận bầu Việt Nam làm thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thể hiện sự công nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vị thế mới của Việt Nam. Dòng vốn FPI đổ vào Việt Nam ngày càng tăng, thông qua các kênh sau:

2.3.2.1 Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những năm phát triển với sự gia tăng nhanh chóng của giá trị vốn hóa thị trường cũng như số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khốn. Với tổng giá trị vốn hóa năm 2007 đạt 493 nghìn tỷ (chiếm 40% GDP), năm 2009 là 621 nghìn tỷ (37.7% GDP), năm 2010 đạt 740 nghìn tỷ (chiếm 45% GDP), sáu tháng đầu năm 2011 đạt 643 nghìn tỷ (chiếm 32.495% GDP), những con số này cao hơn rất nhiều so với năm 2006 đạt 22.7%GDP và năm 2005 là 1.2%GDP. Tính đến nay thị trường chứng khốn có khoảng 277 doanh nghiệp niêm yết, 47 công ty quản lý quỹ, 102 công ty chứng khoán. Theo Ủy ban chứng khốn Nhà Nước thì kết thúc năm 2010 thị trường có 1 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán. Thị trường vốn Việt Nam đã thực sự có được đà phát triển vững chắc, tạo điều kiện cho những phát triển mạnh mẽ song song với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm tới.

Hình 2. 14: Qui mơ giá trị giao dịch theo tháng của nhà ĐTNN từ tháng 01/2007 đến tháng 02/2011

Qui mô GTGD của NĐTNN từ 01/2007 - 02/2011

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 T01/07 T08/07 T11/07 T04/08 T09/08 T02/09 T07/09 T12/09 T05/10 T10/10 NĐTNN Toàn thị trường

(Nguồn: Sở giao dịch chứng khốn TP.HCM)

Mặc dù thị trường có sự sụt giảm mạnh trong giá trị giao dịch vào những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008, nhưng giao dịch của nhà ĐTNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tăng 1.65% so với năm 2006. Một trong những nguyên nhân gây nên sự sụt giảm của TTCK là những diễn biến tiêu cực của nền kinh tế khi lạm phát tăng đến 2 con số và Chính phủ buộc phải sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt. Bên cạnh đó khủng hoảng tài chính tồn cầu cũng có một số ảnh hưởng nhất định đến TTCK Việt Nam. Mặc dù thị trường có nhiều biến động, nhà ĐTNN vẫn tỏ ra điềm tỉnh khi khối lượng giao dịch diễn ra đều đặn qua các tháng. Nhìn chung, việc đầu tư của nhà ĐTNN trong giai đoạn này tương đối ổn định và có xu hướng gia tăng trở lại vào cuối năm 2009 khi nền kinh tế phục hồi trở lại.

Bảng 2. 4: Một số dữ liệu về quá trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam Thời gian Tài khoản nhà đầu tư Công ty quản lý quỹ Cơng ty chứng khốn Cơng ty niêm yết 2000 2.908 7 5 2001 8.780 8 10 2002 13.607 9 20 2003 16.486 1 12 22 2004 21.600 2 13 26 2005 29.065 6 14 41 2006 110.652 18 55 195 2007 312.139 25 78 253 2008 531.428 43 102 342 2009 822.914 46 105 457 2010 1.000.000 47 105 647

Thời gian Giá trị giao dịch bình quân phiên (tỷ đồng) Vốn hóa thị trường (tỷ đồng) %GDP 2000 1,4 986 0.28% 2001 6,85 1.570 0.34% 2002 4,58 2.436 0.48% 2003 12,14 2.370 0.39% 2004 79,55 4.516 0.63% 2005 111,90 9.598 1.21% 2006 401,84 237.276 22.70% 2007 1.562,21 492.900 40.00% 2008 1.615,79 225.935 19.76% 2009 2.872,75 620.551 37.71% 2010 3.500,00 740.433 45.00%

(Nguồn: Ủy ban chứng khốn)

2.3.2.2 Thơng qua các quỹ ĐTNN

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những cam kết nhằm dỡ bỏ những ràng buộc về mặt pháp lý đang đưa Việt Nam đến gần với những chuẩn mực kinh doanh của thế giới và các nhà đầu tư quốc tế đang dần cảm thấy an toàn hơn khi bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam. Thêm vào đó, q trình cổ phần hóa đang đi vào giai đoạn quan trọng nhất, khi các doanh nghiệp lớn sẽ lần lượt lên sàn trong thời gian tới, TTCK tăng trưởng nóng và trở thành hiện tượng, làn sóng về đầu tư gián tiếp vào Việt Nam khơng cịn ở dạng tiềm năng.

Cùng với sự gia tăng qui mô đầu tư của các quỹ ĐTNN hiện đang hoạt động, thị trường Việt Nam liên tục xuất hiện nhưng gương mặt Quỹ đầu tư mới với số vốn ban đầu khá cao.

Bảng 2. 5: Danh mục các quỹ đầu tư nước ngoài mới thành lập sau khi Việt Nam gia nhập WTO

TT Quỹ Công ty quản lý quỹ Năm

thành lập Quy mô vốn (triệu USD) 1 VN Opportunity – Zertifikat LANDESBANK BERLIN 11/2006 50

2 VN Lotus Fund PXP Vietnam Asset Mgt 11/2006 41

3 JF Asset VN Fund JF Asset Mgt 11/2006 104

4 Blackhorse Enhanced VN Inc

Blackhorse Enhanced

VN Inc 11/2006 100

5 VN Top Select –

Zertifikat DEUTSCHE BANK 11/2006 100

6 Blackhorse Enhanced

VN Inc Blackhorse Asset Mgt 12/2006 50

7 DWS VN Fund Deutsche Asset Mgt 12/2006 354

8 Blue Ocean Fund Golden Bridge (Korea) 12/2006 10 9 Korea Worldwide VN

Hybrid Trust 1

Korean Investment Trust

Mgt 2007 400

10 Prudential VN

Segregated Portfolio Prudential Vietnam 2007 288

11 Indochina Capital

Vietnam Holding Ltd Indochinal Capital 2007 500 12 Vietnam Azalea Fund

Ltd Mekong Capital 2007 100

13 Vietnam Resource

Investments (VRI) Dragon Capital 2007 NA

14 Vietnam Infrastructure Ltd (VIL)

Vina Capital 2007 200

2.3.2.3 Thông qua các NHTMCP

Với mức tăng bình qn 27 – 30%/năm, hiếm có một lĩnh vực nào có qui mơ thị trường tăng trưởng nhanh chóng như ngân hàng. Vài năm qua, nhận thấy lợi ích từ đầu tư gián tiếp, các ngân hàng trong nước đều khơng thích cổ đơng nước ngồi thì bây giờ lại xem họ như một nguồn lực cho việc cải tiến cơng nghệ nhằm vượt lên vị trí dẫn đầu. Sự có mặt của các nhà ĐTNN làm cho thị trường vốn sôi động, tạo động lực ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới.

Bảng 2. 6: Danh mục các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đầu tư vào các ngân

hàng Việt Nam

TT Tập đồn tài chính nước ngồi Ngân hàng Việt Nam

Năm đầu tư

1 HSBC (Anh) Techcombank 2006

2 ANZ (Australia) Sacombank 2007

3 IFC (World Bank) Sacombank 2007

4 Dragon Finacial Holding (Anh) Sacombank 2007

5 Standard Chartered Bank (Anh) ACB 2007

6 Connaught Investors (Jardine Matheson Group), Dragon Finacial Holdings, IFC

ACB 2007

7 Sumitomo Mitsui Banking Corporation (Nhật)

Eximbank 2007

8 Quỹ VOF (VinaCapital), Quỹ Hàn Quốc Eximbank 2007

9 BNP (Pháp) NH Phương Đông 2007

10 Hana Bank (Hàn Quốc) NH Phương Nam 2007

11 Deutsche Bank (Đức) Habubank 2007

12 ANZ (Australia) SSI 2007

13 OCBC (Singapore) VP Bank 2007

Trong bối cảnh các NHTM trong nước đang nổ lực tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng theo nghị định 141/2006 của Chính Phủ thì việc tìm kiếm các đối tác nước ngồi đóng một vai trị quan trọng như quản lý rủi ro, công nghệ, quản trị nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, bối cảnh nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động đến nay chưa có nhiều dấu hiệu khả quan, bản thân việc mở rộng đầu tư ra các quốc gia khác trong khi nhiều ngân hàng cùng tăng vốn một lúc, làm cho cổ phiếu ngân hàng khơng cịn hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngồi nước. Tính đến cuối năm 2010, trong số 23 NHTM phải tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng thì mới có khoảng 9 NHTM đã hồn thành lộ trình, số cịn lại vẫn đang loay hoay tìm vốn.

2.4 Vấn đề “Bộ ba bất khả thi” ở Việt Nam

Sự không tồn tại đồng thời ba yếu tố trong quan điểm “Bộ ba bất khả thi” trong nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua:

Nếu có ổn định tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập thì khơng có tự do luân chuyển vốn

Điều này khá dễ hiểu: NHNN điều hành việc tăng/ giảm cung tiền để hấp thụ lượng ngoại tệ tương ứng, đảm bảo mức tỷ giá mong muốn. Thoạt nhìn ta có cảm giác việc điều hành này hoàn toàn mang tính chủ động từ phía các NHTW, nhưng thực tế, đây là điều rất khó xảy ra nếu dịng vốn được tự do luân chuyển.

Thứ nhất, muốn đo lường việc tăng/ giảm lương tiền cung ứng, NHTW phải xác định được số lượng ngoại tệ trên thị trường. Nhưng trên thực tế, lượng ngoại tệ này do nhà đầu tư quyết định, được dẫn dắt bởi yếu tố hấp dẫn của thị trường và dễ dàng bị thay đổi bởi các cú sốc kinh tế và “tâm lý đám đông”. Nếu nhận thấy thị trường Việt Nam tiềm năng, lượng vốn chảy vào Việt Nam sẽ tăng như trường hợp năm 2007 và ngược lại dòng vốn sẽ đi ra như năm 2011.

Thứ hai, nếu đo lường được lượng tiền vào/ ra khỏi thị trường thì NHTW có đủ lượng ngoại tệ dự trữ để bình ổn hoặc có khả năng hấp thụ hết lượng ngoại tệ vào sản xuất hay không? Việc này sẽ là không khả thi bởi các ràng buộc kinh tế. Lượng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia có hạn, là q trình tích lũy tài sản qua nhiều năm của một quốc gia. Lượng ngoại tệ này phải tương ứng với trình độ sản xuất và khả năng tạo ra lợi nhuận của nền kinh tế. Mặt khác, nếu đưa quá nhiều VND vào lưu thông sẽ tạo ra áp lực lạm phát.

Như vậy, nếu lựa chọn 2 yếu tố Ổn định tỷ giá và Chính sách tiền tệ độc lập thì quốc gia đó phải hạn chế việc luân chuyển vốn.

Nếu có tỷ giá ổn định và tự do ln chuyển dịng vốn thì khơng có chính sách tiền tệ độc lập

Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là giai đoạn 2007 – 2008. Sau khi chính thức gia nhập WTO, dịng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng. Nhận thấy, năm 2007 – năm gia nhập WTO, luồng vốn vào đầu tư tại Việt Nam bắt đầu tăng mạnh, năm 2007 và 2008 cũng là năm ghi nhận mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam tăng đột biến, tương ứng ở mức 23,75 và 24,18 tỷ USD, và mức cung tiền cũng ở mức khá cao lần lượt là 46,1% và 20,3%. Điều này có thể giải thích rằng áp lực cầu VND tăng quá nhanh dẫn đến việc NHTW phải tăng cung tiền để mua lại USD để duy trì sự ổn định tương đối của tỷ giá. Giá trị của VND năm 2007 chỉ giảm 0,4%, mức thấp nhất trong giai đoạn 2000 – 2008 nhưng ngay khi mực tăng trưởng cung tiền năm 2008 giảm mạnh so với 2007 thì VND mất giá đến 5,4%, mức cao nhất trong giai đoạn 2000 – 2008. Mặt khác, việc tăng cung tiền quá nhanh trong khi các dự báo thị trường còn thiếu chuẩn xác, dẫn đến hậu quả lạm phát năm 2008 ở mức 22,97%, cao nhất trong vịng 10 năm qua.

Do đó, ngay sau khi tăng mạnh cung tiền để bình ổn giá, lạm phát lập tức tăng cao, chính sách tiền tệ phải đối mặt với áp lực giảm cung tiền để chống lạm phát. Bước đi này lại xóa hết thành quả của chính sách tiền tệ trước đó. Như vậy,

Việt Nam đã khơng có được đồng thời 3 đầu ra vĩ mô. Như vậy, nếu để tự do luân chuyển vốn và muốn giữ tỷ giá ổn định thì Chính phủ khơng thể có chính sách tiền tệ độc lập.

Nếu có chính sách tiền tệ độc lập và tự do ln chuyển vốn thì khơng có ổn định tỷ giá

Trường hợp này được thể hiện khá rõ nét vào đầu năm 2011, khi NHNN đột ngột phá giá VND (-9,32%) vào tháng hai khi trước đó tuyên bố sẽ giữ ổn định tỷ giá. Năm 2009 – 2010 thị trường thế giới có nhiều biến động, dịng vốn rút ra khỏi các thị trường rủi ro cao như Việt Nam. Thâm hụt cán cân thương mại và cán cân thanh toán của Việt Nam trong giai đoạn này khá cao, cán cân thanh toán ở trạng thái âm sau nhiều năm có thặng dư. Trong khi thu hút vốn FDI lại giảm. Chính nhu cầu rút vốn của nhà đầu tư đã gây áp lực lớn đến tỷ giá.

Để ổn định tỷ giá, NHNN đã bán USD dự trữ để điều tiết thị trường. Nếu như cả năm 2010, tỷ giá chỉ biến động hai lần, tương ứng với mức giảm giá của VND vào tháng 2/2010 là -3,361% và tháng 8/2010 là -2,092% thì chỉ riêng lần biến động tháng 2/2011 VND mất giá 9,32%. Có thể thấy những cố gắng bình ổn tỷ giá của NHNN đã khiến lượng dự trữ ngoại hối giảm nhanh, đến tháng 2/2011, lượng dự trữ ngoại tệ giảm 24,8% so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, do lượng dự trữ có hạn nên việc điều tiết tỷ giá chỉ dừng ở mức độ chống sốc thị trường, không đảm bảo ổn định giá trị đồng nội tệ.

Áp lực tăng cung USD – giảm cung VND để bình ổn tỷ giá là một trong những nguyên nhân xuất hiện các “cuộc chạy đua lãi suất” giữa các NHTM. Áp lực khan hiếm tiền này đẩy lãi suất huy động và cho vay của các NHTM tăng lên, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế năm 2010 – 2011, mục tiêu trọng tâm của chính sách là kiềm chế lạm phát. Việc khơng kiểm sốt được lãi suất là một thất bại của việc điều hành chính sách tiền tệ. Như vậy việc phải giữ ổn định tỷ giá khiến cho chính sách tiền tệ

độc lập mất đi tính độc lập. Tức là nếu có tự do luân chuyển vốn và ổn định tỷ giá thì khơng thể có chính sách tiền tệ độc lập.

2.5 Kết quả tính tốn các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam 2.5.1 Chỉ số độc lập tiền tệ (MI) 2.5.1 Chỉ số độc lập tiền tệ (MI)

Số liệu được thu thập theo tháng, từ tháng 1/2000 đến tháng 12/2010 từ thống kê tài chính của IMF.

Dữ liệu ii – lãi suất của nước chủ nhà là lãi suất tiền gửi – deposit rate (58260L..ZL..theo IMF). Từ tháng 4/2009 – tháng 12/2010 là dữ liệu lãi suất bình quân của 10 ngân hàng lớn.

Dữ liệu ij – lãi suất của nước cơ bản được chọn là lãi suất thị trường tiền tệ nước Mỹ (11160B..ZL..theo IMF).

Bảng 2. 7: Các chỉ số tiền tệ độc lập của Việt Nam từ năm 2000 – 2010.

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 MI 0.437 0.756 0.716 0.131 0.024 0.051 0.264 0.069 0.563 0.855 0.332

Hình 2. 15: Biến động chỉ số tiền tệ độc lập của Việt Nam từ năm 2000 - 2010

0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 MI MI

Nhìn vào Hình 2.15 cho thấy chỉ số độc lập tiền tệ MI của Việt Nam từ năm 2003 – 2005 giảm mạnh, mạnh nhất là năm 2004 nguyên nhân chính là do lãi suất thị trường tiền tệ của Mỹ giảm mạnh từ 5.3% xuống cịn 1% theo chính sách của FED là lạm phát của Mỹ vẫn thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao và FED đã duy trì mức lãi suất thấp khoảng 1% để kích thích đầu tư và tăng trưởng. Và lãi suất của Việt Nam cũng giảm nhẹ, mức lãi suất trung bình khoảng 6.2%. Chứng tỏ trong giai đoạn này chính sách tiền tệ của Việt Nam gần như là phụ thuộc bởi nhiều lý do, cụ thể như sau: Con đường hội nhập đã mở ra, nước ta đã gia nhập vào AFTA kể từ cuối năm 1995 và kể từ tháng 11 năm 1998, Việt Nam gia nhập vào ngôi nhà chung APEC (Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương). Và Quyết định 37/2002/QĐ – Ttg ngày 14 tháng 03 năm 2002 về hội nhập kinh tế quốc tế, các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tự do hóa tài khoản vốn trong quan điểm bộ ba bất khả thi ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 56)